Giải phẫu so sánh bộ xương động vật
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Tiên |
Ngày 11/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: giải phẫu so sánh bộ xương động vật thuộc Công nghệ 10
Nội dung tài liệu:
GIẢI PHẪU SO SÁNH BỘ XƯƠNG ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Phan
Nguyễn Thị Kim Tiên
1. Giới thiệu chung
Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau có chức năng nâng đỡ, bảo vệ hệ vận động và tạo dáng cho con vật.
Một bộ xương động vật có xương sống cơ bản gồm: xương trục, xương sọ, xương chi.
Xương trục: Nhóm thấp là dây sống không phân đốt, nhóm cao là cột xương sống phân đốt, vững chắc, linh hoạt.
Xương sọ: Bao gồm sọ não bảo vệ bộ não và các cơ quan cảm giác vùng đầu. Sọ tạng có nhiệm vụ bắt, nghiền mồi và nâng đỡ các cơ quan phần đầu ống tiêu hóa.
Xương chi: Nhóm ở nước là vây chẵn, vây lẻ cấu tạo đơn giản, nhóm ở cạn là chi năm ngón, cấu tạo vững chắc, linh hoạt.
2.1 Lớp cá miệng tròn
Còn rất nguyên thủy, chưa có mô sinh xương, chủ yếu là mô liên kết và sụn, cấu trúc bộ xương chưa đầy đủ.
Xương trục: chỉ có dây sống được bọc bởi màng liên kết.
Xương sọ: - Sọ não chỉ có một tấm sụn nền và một bao khứu,hai bao thính giác, hộp sọ hở.
- Sọ tạng: chưa phân hóa thành hàm, cung mang chưa phân đốt.
Xương chi: do đời sống kí sinh nên xương chi không phát triển, mới chỉ có chi lẻ gồm nhiều tia sụn.
2. TỔNG LỚP CÁ
Hình 2.3. Sọ và bộ xương tạng cá bám(theo Parker)
1. sụn vòng; 2. sụn nóc trước; 3. sụn bên trước; 4. sụn nóc sau; 5. sụn que; 6. sụn lẻ dưới ; 7. sụn bên sau; 8. sụn dưới lưỡi; 9. sụn dưới mắt; 10. sụn tim; 11. túi khứu; 12. hộp sọ; 13. túi thính; 14. cung trên; 15. dãy sống; 16. cung mang; 17. dải sụn mang dọc; 18. sụn bao tim.
2.2 Lớp cá Sụn
Bộ xương đã hóa sụn, vài chỗ đã thấm thêm calci. Cấu trúc bộ xương gồm 3 phần đầy đủ.
Xương trục (cột sống): còn nguyên thủy, chia thành 2 phần: phần thân (có sườn bảo vệ nội quan) và đuôi ( có chức năng di chuyển). Thân đốt sống lõm 2 mặt.
Xương sọ: đã hình thành đầy đủ sọ não và sọ tạng:
- Sọ não là hộp sọ kín, bao bọc não và các đôi khứu giác, thị giác, thính giác.
- Sọ tạng gồm 3 phần: cung hàm (bắt mồi), cung móng (treo hàm vào hộp sọ), cung mang (đỡ các vách mang).
Xương chi: được chia thành xương chi lẻ và xương chi chẵn nâng đỡ cho vây lẻ và vây chẵn:
- Vây lẻ gồm vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có nhiệm vụ định hướng trong di chuyển
- Vây chẵn gồm vây ngực và vây bụng giúp vận động di chuyển.
Hình 3.3. Bộ xương cá nhám (theo Matviep)
1. bao khứu giác; 2. hộp sọ; 3. bao thính giác; 4. đốt sống; 5. gai sống; 6,7,8,16,20,22. tấm tia; 9. hàm trên; 10. hàm dưới; 11. cung móng; 12. sụn tiếp hợp mang; 13. cung mang; 14. đai vai; 15,19. tấm gốc; 17. xương sườn; 18. đai nhông; 21. cung huyết
2.3 Lớp cá Xương
Chỉ là dây sống có phủ mô liên kết, thân đốt sống chưa hình thành (ở cá Khime, cá Phổi).
Đốt sống rõ ràng, thân đốt sống cũng lõm 2 mặt như cá Sụn.
Một số cá xương phần lườn lưng trên cột sống, màng ngăn các tiết cơ còn hình thành thêm nhiều xương dăm giữ cho lườn lưng thêm vững chắc.
Bộ xương đã hóa xương toàn bộ, gồm cột sống, sọ và xương chi.
Cột sống: cấu tạo từ thấp đến cao.
Xương sọ: Sọ khởi đầu đều là sụn tiếp theo sụn hóa xương tạo xương gốc sụn, sau đó khác Cá sụn, từ bì sẽ hình thành nhiều xương bì mới tạo thành 1 sọ bì bao ngoài sọ sụn.
Sọ não: xương gốc sụn và xương bì
Xương gốc sụn: Vùng mũi có một xương sàn giữa, 2 xương sàn bên. Vùng mắt có xương hốc bướm, xương cánh bướm..
Xương bì: Nóc sọ có xương mũi, trán, đỉnh..
Sọ não của cá chép(skull carp)
Sọ tạng: gồm cung hàm, cung móng, cung mang.
Xương chi: giống cá sụn gồm chi lẻ và chi chẳn
Chi lẻ: vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn. Vây đuôi thường xòe rộng, có 3 kiểu chính đồng hình, dị hình và lưỡng hình.
Chi chẳn:
Vây ngực: Đai vai nguyên thủy mỗi bên có xương bả, xương quạ, xương đòn rất lớn, xương trên đòn, xương sau đòn. Nhờ xương đai phát triển, vây ngực có chỗ dựa vững chắc nên vận động linh hoạt..
Vây hông: đai hông biến đổi, mỗi bên chỉ còn một xương gốc vây nên yếu và kém linh hoạt hơn vây ngực.
Hình 4.1. Bộ xương cá Chép ( theo Bình Chi )
1. Xương nắp mang; 2. Xương tia nắp mang; 3. Xương móng hàm; 4. Xương cánh sau; 5. Xương symplecticum; 6. Xương vuông; 7. Xương góc; 8. Xương khớp; 9. Xương cánh giữa; 10. Xương cánh trước; 11. Xương răng; 12. Xương trước hàm; 13. Xương hàm trán; 14. Xương quanh ổ mắt; 15. Xương trán; 16. Xương cánh tai; 17. Xương đỉnh; 18. Xương vẩy; 19. Xương thái dương; 20. Xương trên tai; 21. Xương trên chẩm; 22. Thân đốt sống; 23. Xương bả vai; 24. Xương đòn; 25. Xương mấu khớp bên; 26. Xương sườn; 27. Tia vây; 28. Xương quạ; 29. Đai hông; 30. Xương cánh vây ( Vây đuôi ) ; 31. Gai cứng vây hậu môn; 32. Gai huyết; 33. Gai thần kinh; 34. Gai cứng vây lưng; 35. Xương cánh vây (vây lưng ); 36. Xương cánh vây (vây lưng); 37. Tấm hypural
3. Lớp Lưỡng cư
Cột sống: chia làm 4 phần:
Phần cổ: có một đốt sống nên sọ đã có thể chuyển động được tuy nhiên chỉ mới cử động theo chiều dọc.
Phần thân: Có số đốt sống thay đổi, không có sườn nên không có lồng ngực (lưỡng cư không đuôi) hoặc có sườn ngắn (lưỡng cư có đuôi) chỉ có lưỡng cứ không chân mới có sườn chính thức.
Xương mỏ ác lần đầu tiên xuất hiện ở Lưỡng cư nhưng ở nhóm lưỡng cư không chân và một số loài Lưỡng cư mà chi trước kém phát triển, không có xương mỏ ác.
Phần hông: có một đốt có hai mấu ngang khớp với xương chậu làm tăng độ vững chắc của đai hông, làm điểm tựa cho sự cử động của chi sau. Đốt sống hông thiếu ở Lưỡng cư không chân.
Phần đuôi: đặc biệt phát triển ở Lưỡng cư có đuôi (cơ quan di chuyển trong nước). Phần đuôi rất ngắn song gồm nhiều đốt gắn lại với nhau thành trâm đuôi ở Lưỡng cư không đuôi, nên cơ thể của Lưỡng cư không đuôi ngắn thuận tiện cho sự di chuyển bằng cách "nhảy cóc".
Các đốt sống khớp với nhau bằng kiểu: đốt sống lõm hai mặt ở Lưỡng cư không chân, lõm sau với lưỡng cư có đuôi, lõm trước ở lưỡng cư không đuôi.
A. đốt sống lõm trước B. đốt sống lõm 2 mặt
C. đốt sống lõm sau D. đốt sống phẳng 2 mặt
Các dạng thân sống (theo Adam)
Xương đầu:
- Sọ não: hộp sọ kín, rộng và dẹt, số lượng xương ít và phần lớn là sụn.
- Sọ tạng: có sự biến đổi cung móng và cung mang thành xương bàn đạp, dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong, xương nắp mang tiêu biến.
Sọ lưỡng cư không đuôi (Rana esculenta)
(theo E Gaupp)
A mặt trên: 1 Xương hàm; 2 Xương hàm trên; 3. Xương mũi; 4. Xương bướm sàng; 5. xương cánh; 6. Xương trân đình; 7. Xương vuông gò má; 8. Xương vảy; 9. Xương cánh; 10. Xương trước tai; 11. Xương bên chẩm; 12. Xương vuông gò má; B mặt dưới: 1. Xương hàm trước; 2. Xương lá mía ;3. Xương khẩu cái; 4. Xương bên bướm; 5. Xương trước tai; 6. Xương cánh; 7. lồi cầu chấm.
Xương chi:
Nhiều phần của đai còn là sụn
Đai vai còn tự do chưa gắn với cột sống
Đai vai: gồm có 3 xương là xương bả, xương quạ và xương trước quạ.
- Đai hông: gồm có 3 phần điển hình là phần chậu, phần ngồi và phần háng.
Xương chi tự do của lưỡng cư cấu tạo theo kiểu chi 5 ngón, điển hình cho động vật Có xương sống ở cạn, khác hẳn vây cá về cả phương diện hình thái lẫn chức năng.
Chi tự do gồm một xương cánh tay và xương đùi nằm ngang khớp thẳng góc với cơ thể và các phần còn lại của chi tì lên trên mặt đất theo mặt phẳng nằm ngang → cử động của chi đơn giản, vụng về, chưa đủ sức nâng đỡ cơ thể lên khỏi mặt đất.
4. Lớp Bò sát
Hình 6.2. Bộ xương thằn lằn (Theo Brehm)
Đây là lớp đầu tiên thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước, thích nghi với đời sống ở cạn nên cột sống có sự phân hóa cao hơn Lưỡng cư.
Phần cổ: gồm nhiều đốt, có sự phân hóa hai đốt sống cổ đầu tiên thành đốt chống và đốt trục làm tăng cường sự cử động linh động của đầu
Phần ngực: gồm các đốt sống ngực đều mang sườn dài, khớp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực ( trừ rắn không có lồng ngực).
Tiếp theo là phần thắt lưng cũng có đốt sống thay đổi. Mỗi đốt có mang xương sườn (rắn), sườn cụt (thằn lằn), không có (cá sấu).
Phần chậu gồm hai đốt có sườn khớp với xương chậu tăng cường độ vững chắc cho đai hông.
Phần đuôi gồm hàng chục đốt, là cơ quan di chuyển cho nhiều loài thằn lằn, rắn, cá sấu
Đốt sống lõm trước.
Xương sọ:
- Sọ não: hộp sọ có nền hẹp và cao hơn so với lưỡng cư làm cho hộp sọ rộng hơn.
- Sọ tạng: bò sát có một lồi cầu chẩm khớp với xương cổ thứ nhất nên cử động của đầu linh hoạt theo nhiều hướng hơn, xương vuông được tự do khớp động với sọ tạo điều kiện để mở rộng miệng.
- Ở bò sát có quá trình tiến hóa theo hướng giảm xương bì của sọ để hình thành hố thái dương.
Hình 6.3. Các kiểu sọ Bò sát (theo Kardong)
P. Xương đỉnh; Po Xương sau ổ mắt; Sq. Xương vẩy; Qj. Xương vuông gò má; J. Xương gò má
Xương chi:
Xương chi của bò sát có thêm khớp trung gian làm cho hoạt động linh hoạt hơn.
Đai vai của Bò sát đã gắn với lồng ngực, lồng ngực gắn với cột sống
- Đai vai ở mỗi bên gồm xương quạ, trước quạ và xương bả, thường có thêm xương đòn và gian đòn hình chữ nhật.
- Đai hông ở mỗi bên gồm xương hông, xương háng và xương ngồi.
Đai vai (bên trái ) và đai hông (bên phải) của thằn lắn bóng Mabuya (theo Đào Văn Tiến)
5. Lớp Chim
Bộ xương chim nhẹ và chắc. Xương nhẹ vì có nhiều xoang rỗng chứa khí làm cho xương xốp.
Cấu trúc xương của chim (theo Hickman)
Xương xốp, nhẹ nhưng rất chắc, giúp cho chim bay thuận lợi
Cột sống gồm 4 phần: cổ, ngực, chậu, đuôi.
Phần cổ các đốt sống có mặt khớp hình yên ngựa nên cử động linh hoạt.
Phần ngực có các đốt sống gắn với nhau.
Phần chậu: hai đốt sống chậu, các đốt thắt lưng và một số đốt sống đuôi gắn với nhau làm cho phần chậu, nơi tựa vững chắc cho các chi khi di chuyển trên cạn hoặc khi đậu.
- Phần đuôi có một số đốt ở phía trước tự do, các đốt sống cuối gắn với nhau làm thành xương cùng hay xương phao câu làm chỗ bám vững chắc cho các lông đuôi.
Xương sọ:
- Sọ não: cơ bản giống bò sát song có hộp sọ lớn gồm các xương mỏng, nhẹ.
- Sọ tạng: hàm không có răng, hàm trên gắn chặt với sọ, hàm dưới khớp với sọ bằng xương vuông tự do.
Xương chi:
Đai vai có hai xương quạ lớn làm trụ cho xương cánh.
Xương đòn nhỏ có tác dụng như các chíp (co giãn) khi chim vỗ cánh.
Xương mỏ ác lớn có mấu lưỡi hái lớn, là chỗ bám cho cơ ngực ( cơ vận động cánh).
Xương chi trước biến đổi thành cánh chim và xương chi sau có xương bàn-cổ dài cùng với các ngón chân tạo thành một diện tích rộng thuận lợi cho chim khi cất hay hạ cánh.
Bộ xương và vị trí các lông cánh chim (theo Hickman)
a. Lông cánh sơ cấp trên xương cổ bàn; b. Lông cánh thứ cấp trên xương tay trụ; c. Ba lông cánh mọc trên ngón cái.
6. Lớp Thú
Cột sống: đốt sống có mặt phẳng khớp đặc trưng của thú và xen kẻ với các đĩa sụn tròn, chia làm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.
Phần cổ: gồm 7 đốt. Hai đốt sống cổ đầu tiên là đốt chống và đốt trụ. Đốt sống có thể xoay quanh chồi răng cưa của đốt trục làm cho đầu linh hoạt.
Phần ngực: có sườn làm thành lồng ngực
Phần thắt lưng thiếu sườn.
Phần chậu: đa số ở thú gồm 4 đốt gắn với nhau đôi khi còn gắn thêm cả đốt đuôi thứ nhất.
Phần đuôi gồm nhiều đốt sống.
Dựa vào hình vẽ hãy mô tả bộ xương của thỏ?
Đốt sống lưng
Xương chi trước
Các đốt sống cổ
Xương sườn
Đai chi sau
Xương chi sau
Xương mỏ ác
Xương sọ:
Hộp sọ thú lớn liên hệ tới não bộ thú lớn, có 2 lồi cầu chẩm, số xương sọ giảm đi vì có sự gắn liền các xương với nhau.
Xương hàm dưới chỉ gồm một xương răng, xương vuông biến thành xương đe, xương khớp biến thành xương búa, xương góc biến thành xương màng nhĩ, cung hàm biến thành xương bàn đạp.
Xương đai và các chi tự do:
- xương đai: gồm đai vai và đai hông.
+ Đai vai:Đai vai của thú đã giảm nhiều so với các lớp có xương sống thấp. Đai vai gồm có:
Xương bả mặt trong có mấu mỏ quạ.
Xương đòn có chiều hướng tiêu giảm (trừ những thú có chi trước cử động phức tạp).
Xương quạ chỉ có trong giai đoạn phôi, ở giai đoạn trưởng thành chỉ còn là mấu mỏ quạ.
+ Đai hông: ở giai đoạn phôi cũng gồm các xương điển hình: xương chậu, xương ngồi, xương háng. Sau đó các xương này gắn lại với nhau tạo thành xương không tên.tiếp hợp của hai xương không tên khá rộng, xương chậu lại dài. Nhờ đó mà đai hông rất vững chắc
Xương chi tự do về cơ bản có cấu tạo giống với kiểu chi 5 ngón điển hình. Số ngón giảm và chi dài ở thú có guốc. Thú ngón lẻ tiêu giảm các ngón trừ ngón III. Dơi có các ngón II, III, IV, V kéo dài ra để căng da. Cá voi chi sau tiêu giảm, biến thành mái chèo.
Xương bàn chân thú móng guốc (theo Hickman)
Từ trái sang phải: Tê giác, Ngựa, Hà mã, Hươu
Các phần chi trước của dơi dài ra để căng da hình thành cánh (theo Kardong)
Hình 8.2. Bộ xương chó
A – Sơ đồ bộ xương chó: 1. Sọ; 2. 3. 4. 5. Đốt xương sống cổ, lưng, vùng thận, vùng đuôi; 6. U; 7. Xương sườn; 8. Chậu; 9. Xương vai; 10, 11, 12. Xương chân; 13. Xương mắt cá; 14, 15. Xương ngón và bàn chân; 16, 17, 18, 19, 20. Các xương tương tự của chi sau. B: 21. Mắt; 22. Mũi; C - Chân nhìn từ dưới: 23. Đệm cổ chân; 24. Sụn; 25. Đệm ở bàn chân; 26. Móng; 27. Đệm ở ngón chân
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tường Vi
SVTH: Nguyễn Ngọc Phan
Nguyễn Thị Kim Tiên
1. Giới thiệu chung
Bộ xương gồm nhiều xương khớp với nhau có chức năng nâng đỡ, bảo vệ hệ vận động và tạo dáng cho con vật.
Một bộ xương động vật có xương sống cơ bản gồm: xương trục, xương sọ, xương chi.
Xương trục: Nhóm thấp là dây sống không phân đốt, nhóm cao là cột xương sống phân đốt, vững chắc, linh hoạt.
Xương sọ: Bao gồm sọ não bảo vệ bộ não và các cơ quan cảm giác vùng đầu. Sọ tạng có nhiệm vụ bắt, nghiền mồi và nâng đỡ các cơ quan phần đầu ống tiêu hóa.
Xương chi: Nhóm ở nước là vây chẵn, vây lẻ cấu tạo đơn giản, nhóm ở cạn là chi năm ngón, cấu tạo vững chắc, linh hoạt.
2.1 Lớp cá miệng tròn
Còn rất nguyên thủy, chưa có mô sinh xương, chủ yếu là mô liên kết và sụn, cấu trúc bộ xương chưa đầy đủ.
Xương trục: chỉ có dây sống được bọc bởi màng liên kết.
Xương sọ: - Sọ não chỉ có một tấm sụn nền và một bao khứu,hai bao thính giác, hộp sọ hở.
- Sọ tạng: chưa phân hóa thành hàm, cung mang chưa phân đốt.
Xương chi: do đời sống kí sinh nên xương chi không phát triển, mới chỉ có chi lẻ gồm nhiều tia sụn.
2. TỔNG LỚP CÁ
Hình 2.3. Sọ và bộ xương tạng cá bám(theo Parker)
1. sụn vòng; 2. sụn nóc trước; 3. sụn bên trước; 4. sụn nóc sau; 5. sụn que; 6. sụn lẻ dưới ; 7. sụn bên sau; 8. sụn dưới lưỡi; 9. sụn dưới mắt; 10. sụn tim; 11. túi khứu; 12. hộp sọ; 13. túi thính; 14. cung trên; 15. dãy sống; 16. cung mang; 17. dải sụn mang dọc; 18. sụn bao tim.
2.2 Lớp cá Sụn
Bộ xương đã hóa sụn, vài chỗ đã thấm thêm calci. Cấu trúc bộ xương gồm 3 phần đầy đủ.
Xương trục (cột sống): còn nguyên thủy, chia thành 2 phần: phần thân (có sườn bảo vệ nội quan) và đuôi ( có chức năng di chuyển). Thân đốt sống lõm 2 mặt.
Xương sọ: đã hình thành đầy đủ sọ não và sọ tạng:
- Sọ não là hộp sọ kín, bao bọc não và các đôi khứu giác, thị giác, thính giác.
- Sọ tạng gồm 3 phần: cung hàm (bắt mồi), cung móng (treo hàm vào hộp sọ), cung mang (đỡ các vách mang).
Xương chi: được chia thành xương chi lẻ và xương chi chẵn nâng đỡ cho vây lẻ và vây chẵn:
- Vây lẻ gồm vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có nhiệm vụ định hướng trong di chuyển
- Vây chẵn gồm vây ngực và vây bụng giúp vận động di chuyển.
Hình 3.3. Bộ xương cá nhám (theo Matviep)
1. bao khứu giác; 2. hộp sọ; 3. bao thính giác; 4. đốt sống; 5. gai sống; 6,7,8,16,20,22. tấm tia; 9. hàm trên; 10. hàm dưới; 11. cung móng; 12. sụn tiếp hợp mang; 13. cung mang; 14. đai vai; 15,19. tấm gốc; 17. xương sườn; 18. đai nhông; 21. cung huyết
2.3 Lớp cá Xương
Chỉ là dây sống có phủ mô liên kết, thân đốt sống chưa hình thành (ở cá Khime, cá Phổi).
Đốt sống rõ ràng, thân đốt sống cũng lõm 2 mặt như cá Sụn.
Một số cá xương phần lườn lưng trên cột sống, màng ngăn các tiết cơ còn hình thành thêm nhiều xương dăm giữ cho lườn lưng thêm vững chắc.
Bộ xương đã hóa xương toàn bộ, gồm cột sống, sọ và xương chi.
Cột sống: cấu tạo từ thấp đến cao.
Xương sọ: Sọ khởi đầu đều là sụn tiếp theo sụn hóa xương tạo xương gốc sụn, sau đó khác Cá sụn, từ bì sẽ hình thành nhiều xương bì mới tạo thành 1 sọ bì bao ngoài sọ sụn.
Sọ não: xương gốc sụn và xương bì
Xương gốc sụn: Vùng mũi có một xương sàn giữa, 2 xương sàn bên. Vùng mắt có xương hốc bướm, xương cánh bướm..
Xương bì: Nóc sọ có xương mũi, trán, đỉnh..
Sọ não của cá chép(skull carp)
Sọ tạng: gồm cung hàm, cung móng, cung mang.
Xương chi: giống cá sụn gồm chi lẻ và chi chẳn
Chi lẻ: vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn. Vây đuôi thường xòe rộng, có 3 kiểu chính đồng hình, dị hình và lưỡng hình.
Chi chẳn:
Vây ngực: Đai vai nguyên thủy mỗi bên có xương bả, xương quạ, xương đòn rất lớn, xương trên đòn, xương sau đòn. Nhờ xương đai phát triển, vây ngực có chỗ dựa vững chắc nên vận động linh hoạt..
Vây hông: đai hông biến đổi, mỗi bên chỉ còn một xương gốc vây nên yếu và kém linh hoạt hơn vây ngực.
Hình 4.1. Bộ xương cá Chép ( theo Bình Chi )
1. Xương nắp mang; 2. Xương tia nắp mang; 3. Xương móng hàm; 4. Xương cánh sau; 5. Xương symplecticum; 6. Xương vuông; 7. Xương góc; 8. Xương khớp; 9. Xương cánh giữa; 10. Xương cánh trước; 11. Xương răng; 12. Xương trước hàm; 13. Xương hàm trán; 14. Xương quanh ổ mắt; 15. Xương trán; 16. Xương cánh tai; 17. Xương đỉnh; 18. Xương vẩy; 19. Xương thái dương; 20. Xương trên tai; 21. Xương trên chẩm; 22. Thân đốt sống; 23. Xương bả vai; 24. Xương đòn; 25. Xương mấu khớp bên; 26. Xương sườn; 27. Tia vây; 28. Xương quạ; 29. Đai hông; 30. Xương cánh vây ( Vây đuôi ) ; 31. Gai cứng vây hậu môn; 32. Gai huyết; 33. Gai thần kinh; 34. Gai cứng vây lưng; 35. Xương cánh vây (vây lưng ); 36. Xương cánh vây (vây lưng); 37. Tấm hypural
3. Lớp Lưỡng cư
Cột sống: chia làm 4 phần:
Phần cổ: có một đốt sống nên sọ đã có thể chuyển động được tuy nhiên chỉ mới cử động theo chiều dọc.
Phần thân: Có số đốt sống thay đổi, không có sườn nên không có lồng ngực (lưỡng cư không đuôi) hoặc có sườn ngắn (lưỡng cư có đuôi) chỉ có lưỡng cứ không chân mới có sườn chính thức.
Xương mỏ ác lần đầu tiên xuất hiện ở Lưỡng cư nhưng ở nhóm lưỡng cư không chân và một số loài Lưỡng cư mà chi trước kém phát triển, không có xương mỏ ác.
Phần hông: có một đốt có hai mấu ngang khớp với xương chậu làm tăng độ vững chắc của đai hông, làm điểm tựa cho sự cử động của chi sau. Đốt sống hông thiếu ở Lưỡng cư không chân.
Phần đuôi: đặc biệt phát triển ở Lưỡng cư có đuôi (cơ quan di chuyển trong nước). Phần đuôi rất ngắn song gồm nhiều đốt gắn lại với nhau thành trâm đuôi ở Lưỡng cư không đuôi, nên cơ thể của Lưỡng cư không đuôi ngắn thuận tiện cho sự di chuyển bằng cách "nhảy cóc".
Các đốt sống khớp với nhau bằng kiểu: đốt sống lõm hai mặt ở Lưỡng cư không chân, lõm sau với lưỡng cư có đuôi, lõm trước ở lưỡng cư không đuôi.
A. đốt sống lõm trước B. đốt sống lõm 2 mặt
C. đốt sống lõm sau D. đốt sống phẳng 2 mặt
Các dạng thân sống (theo Adam)
Xương đầu:
- Sọ não: hộp sọ kín, rộng và dẹt, số lượng xương ít và phần lớn là sụn.
- Sọ tạng: có sự biến đổi cung móng và cung mang thành xương bàn đạp, dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong, xương nắp mang tiêu biến.
Sọ lưỡng cư không đuôi (Rana esculenta)
(theo E Gaupp)
A mặt trên: 1 Xương hàm; 2 Xương hàm trên; 3. Xương mũi; 4. Xương bướm sàng; 5. xương cánh; 6. Xương trân đình; 7. Xương vuông gò má; 8. Xương vảy; 9. Xương cánh; 10. Xương trước tai; 11. Xương bên chẩm; 12. Xương vuông gò má; B mặt dưới: 1. Xương hàm trước; 2. Xương lá mía ;3. Xương khẩu cái; 4. Xương bên bướm; 5. Xương trước tai; 6. Xương cánh; 7. lồi cầu chấm.
Xương chi:
Nhiều phần của đai còn là sụn
Đai vai còn tự do chưa gắn với cột sống
Đai vai: gồm có 3 xương là xương bả, xương quạ và xương trước quạ.
- Đai hông: gồm có 3 phần điển hình là phần chậu, phần ngồi và phần háng.
Xương chi tự do của lưỡng cư cấu tạo theo kiểu chi 5 ngón, điển hình cho động vật Có xương sống ở cạn, khác hẳn vây cá về cả phương diện hình thái lẫn chức năng.
Chi tự do gồm một xương cánh tay và xương đùi nằm ngang khớp thẳng góc với cơ thể và các phần còn lại của chi tì lên trên mặt đất theo mặt phẳng nằm ngang → cử động của chi đơn giản, vụng về, chưa đủ sức nâng đỡ cơ thể lên khỏi mặt đất.
4. Lớp Bò sát
Hình 6.2. Bộ xương thằn lằn (Theo Brehm)
Đây là lớp đầu tiên thoát khỏi sự phụ thuộc vào nước, thích nghi với đời sống ở cạn nên cột sống có sự phân hóa cao hơn Lưỡng cư.
Phần cổ: gồm nhiều đốt, có sự phân hóa hai đốt sống cổ đầu tiên thành đốt chống và đốt trục làm tăng cường sự cử động linh động của đầu
Phần ngực: gồm các đốt sống ngực đều mang sườn dài, khớp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực ( trừ rắn không có lồng ngực).
Tiếp theo là phần thắt lưng cũng có đốt sống thay đổi. Mỗi đốt có mang xương sườn (rắn), sườn cụt (thằn lằn), không có (cá sấu).
Phần chậu gồm hai đốt có sườn khớp với xương chậu tăng cường độ vững chắc cho đai hông.
Phần đuôi gồm hàng chục đốt, là cơ quan di chuyển cho nhiều loài thằn lằn, rắn, cá sấu
Đốt sống lõm trước.
Xương sọ:
- Sọ não: hộp sọ có nền hẹp và cao hơn so với lưỡng cư làm cho hộp sọ rộng hơn.
- Sọ tạng: bò sát có một lồi cầu chẩm khớp với xương cổ thứ nhất nên cử động của đầu linh hoạt theo nhiều hướng hơn, xương vuông được tự do khớp động với sọ tạo điều kiện để mở rộng miệng.
- Ở bò sát có quá trình tiến hóa theo hướng giảm xương bì của sọ để hình thành hố thái dương.
Hình 6.3. Các kiểu sọ Bò sát (theo Kardong)
P. Xương đỉnh; Po Xương sau ổ mắt; Sq. Xương vẩy; Qj. Xương vuông gò má; J. Xương gò má
Xương chi:
Xương chi của bò sát có thêm khớp trung gian làm cho hoạt động linh hoạt hơn.
Đai vai của Bò sát đã gắn với lồng ngực, lồng ngực gắn với cột sống
- Đai vai ở mỗi bên gồm xương quạ, trước quạ và xương bả, thường có thêm xương đòn và gian đòn hình chữ nhật.
- Đai hông ở mỗi bên gồm xương hông, xương háng và xương ngồi.
Đai vai (bên trái ) và đai hông (bên phải) của thằn lắn bóng Mabuya (theo Đào Văn Tiến)
5. Lớp Chim
Bộ xương chim nhẹ và chắc. Xương nhẹ vì có nhiều xoang rỗng chứa khí làm cho xương xốp.
Cấu trúc xương của chim (theo Hickman)
Xương xốp, nhẹ nhưng rất chắc, giúp cho chim bay thuận lợi
Cột sống gồm 4 phần: cổ, ngực, chậu, đuôi.
Phần cổ các đốt sống có mặt khớp hình yên ngựa nên cử động linh hoạt.
Phần ngực có các đốt sống gắn với nhau.
Phần chậu: hai đốt sống chậu, các đốt thắt lưng và một số đốt sống đuôi gắn với nhau làm cho phần chậu, nơi tựa vững chắc cho các chi khi di chuyển trên cạn hoặc khi đậu.
- Phần đuôi có một số đốt ở phía trước tự do, các đốt sống cuối gắn với nhau làm thành xương cùng hay xương phao câu làm chỗ bám vững chắc cho các lông đuôi.
Xương sọ:
- Sọ não: cơ bản giống bò sát song có hộp sọ lớn gồm các xương mỏng, nhẹ.
- Sọ tạng: hàm không có răng, hàm trên gắn chặt với sọ, hàm dưới khớp với sọ bằng xương vuông tự do.
Xương chi:
Đai vai có hai xương quạ lớn làm trụ cho xương cánh.
Xương đòn nhỏ có tác dụng như các chíp (co giãn) khi chim vỗ cánh.
Xương mỏ ác lớn có mấu lưỡi hái lớn, là chỗ bám cho cơ ngực ( cơ vận động cánh).
Xương chi trước biến đổi thành cánh chim và xương chi sau có xương bàn-cổ dài cùng với các ngón chân tạo thành một diện tích rộng thuận lợi cho chim khi cất hay hạ cánh.
Bộ xương và vị trí các lông cánh chim (theo Hickman)
a. Lông cánh sơ cấp trên xương cổ bàn; b. Lông cánh thứ cấp trên xương tay trụ; c. Ba lông cánh mọc trên ngón cái.
6. Lớp Thú
Cột sống: đốt sống có mặt phẳng khớp đặc trưng của thú và xen kẻ với các đĩa sụn tròn, chia làm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.
Phần cổ: gồm 7 đốt. Hai đốt sống cổ đầu tiên là đốt chống và đốt trụ. Đốt sống có thể xoay quanh chồi răng cưa của đốt trục làm cho đầu linh hoạt.
Phần ngực: có sườn làm thành lồng ngực
Phần thắt lưng thiếu sườn.
Phần chậu: đa số ở thú gồm 4 đốt gắn với nhau đôi khi còn gắn thêm cả đốt đuôi thứ nhất.
Phần đuôi gồm nhiều đốt sống.
Dựa vào hình vẽ hãy mô tả bộ xương của thỏ?
Đốt sống lưng
Xương chi trước
Các đốt sống cổ
Xương sườn
Đai chi sau
Xương chi sau
Xương mỏ ác
Xương sọ:
Hộp sọ thú lớn liên hệ tới não bộ thú lớn, có 2 lồi cầu chẩm, số xương sọ giảm đi vì có sự gắn liền các xương với nhau.
Xương hàm dưới chỉ gồm một xương răng, xương vuông biến thành xương đe, xương khớp biến thành xương búa, xương góc biến thành xương màng nhĩ, cung hàm biến thành xương bàn đạp.
Xương đai và các chi tự do:
- xương đai: gồm đai vai và đai hông.
+ Đai vai:Đai vai của thú đã giảm nhiều so với các lớp có xương sống thấp. Đai vai gồm có:
Xương bả mặt trong có mấu mỏ quạ.
Xương đòn có chiều hướng tiêu giảm (trừ những thú có chi trước cử động phức tạp).
Xương quạ chỉ có trong giai đoạn phôi, ở giai đoạn trưởng thành chỉ còn là mấu mỏ quạ.
+ Đai hông: ở giai đoạn phôi cũng gồm các xương điển hình: xương chậu, xương ngồi, xương háng. Sau đó các xương này gắn lại với nhau tạo thành xương không tên.tiếp hợp của hai xương không tên khá rộng, xương chậu lại dài. Nhờ đó mà đai hông rất vững chắc
Xương chi tự do về cơ bản có cấu tạo giống với kiểu chi 5 ngón điển hình. Số ngón giảm và chi dài ở thú có guốc. Thú ngón lẻ tiêu giảm các ngón trừ ngón III. Dơi có các ngón II, III, IV, V kéo dài ra để căng da. Cá voi chi sau tiêu giảm, biến thành mái chèo.
Xương bàn chân thú móng guốc (theo Hickman)
Từ trái sang phải: Tê giác, Ngựa, Hà mã, Hươu
Các phần chi trước của dơi dài ra để căng da hình thành cánh (theo Kardong)
Hình 8.2. Bộ xương chó
A – Sơ đồ bộ xương chó: 1. Sọ; 2. 3. 4. 5. Đốt xương sống cổ, lưng, vùng thận, vùng đuôi; 6. U; 7. Xương sườn; 8. Chậu; 9. Xương vai; 10, 11, 12. Xương chân; 13. Xương mắt cá; 14, 15. Xương ngón và bàn chân; 16, 17, 18, 19, 20. Các xương tương tự của chi sau. B: 21. Mắt; 22. Mũi; C - Chân nhìn từ dưới: 23. Đệm cổ chân; 24. Sụn; 25. Đệm ở bàn chân; 26. Móng; 27. Đệm ở ngón chân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Tiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)