GIẢI PHÁP HỮU ÍCH GDCD 12 - 2010
Chia sẻ bởi Đoàn Văn Phấn |
Ngày 26/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: GIẢI PHÁP HỮU ÍCH GDCD 12 - 2010 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỞ ĐẦU:
I.Lí do xây dựng giải pháp
1. Xuất phát từ cơ sở lí luận
Trong nhà trường THPT môn GDCD có vị trí quan trọng. Nó là một bộ môn khoa học xã hội nhằm phục vụ cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh, góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai, nguồn nhân lực cho đất nước.
Nó trang bị cho học sinh những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản, thiết thực phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ với bản thân,với mọi người, với công việc và môi trường sống.
Bước đầu hình thành cho các em những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giáo dục ý thức, kỹ năng vận dụng pháp luật sẽ góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, đạo dức tốt đẹp, những thói quen và hành vi đạo đức pháp luật đúng đắn. Nó trang bị cho học sinh phương pháp tư duy linh hoạt, khoa học, luôn có suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình. Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp , Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước.
2. Xuất phát từ trách nhiệm bản thân.
Để làm được nhiệm vụ trên người giáo viên dạy môn GDCD giữ vai trò rất lớn. Họ giúp học sinh hiểu, biết và nắm vững những tri thức, khái niệm, bản chất, nội dung cơ bản của pháp luật. Song người giáo viên không chỉ truyền thụ đầy đủ những tri thức pháp lụât để học sinh học thuộc. Mà còn phải giúp các em biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế, biết liên hệ nội dung bài học với thực tiễn. Và các em biết biến các tri thức đó thành hành vi pháp luật được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Thật là sai lầm, nếu người giáo viên xem môn GDCD chỉ là những kiến thức sách vở tách rời với những thái độ, hành vi, thói quen chấp hành pháp luật đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ngoài xã hội. Vì vậy người giáo viên “ Không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh cách làm người” .Qua đó các em biết tuyên truyền những hiểu biết về pháp luật của mình cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh để góp phần nâng cao trình độ dân trí về pháp luật, ngăn chặn người phạm tội, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, trật tự nơi công cộng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
3. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn .
Thực tế cuộc sống cho thấy những năm gần đây tội phạm ở những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng.Tình trạng này đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là do sự hiểu biết về các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em còn hạn chế. Vì vậy giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hạn chế hành vi vô đạo đức, thiếu văn hoá và phạm tội của thiếu niên. Nhà trường được xem là chiếc nôi thứ hai ( Sau gia đình ) góp phần quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện con người luôn ý thức tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật của Nhà nước.
Thực tiễn trong nhà trường THPT, những năm trước đây môn học GDCD được xem là môn học phụ, có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan và nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh, do đó hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đem lại cho các em những điều bổ ích rõ rệt. Việc học tập còn chưa thật sự gắn với cuộc sống, nhất là cuộc sống của học sinh. Song trong năm gần đây môn học này đã được quan tâm chú ý, được đặt ngang bằng như những bộ môn khoa học khác (nhà trường đã
I.Lí do xây dựng giải pháp
1. Xuất phát từ cơ sở lí luận
Trong nhà trường THPT môn GDCD có vị trí quan trọng. Nó là một bộ môn khoa học xã hội nhằm phục vụ cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh, góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai, nguồn nhân lực cho đất nước.
Nó trang bị cho học sinh những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản, thiết thực phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ với bản thân,với mọi người, với công việc và môi trường sống.
Bước đầu hình thành cho các em những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai trò, nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự giác điều chỉnh hành vi cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác theo quyền và nghĩa vụ của công dân trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giáo dục ý thức, kỹ năng vận dụng pháp luật sẽ góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, đạo dức tốt đẹp, những thói quen và hành vi đạo đức pháp luật đúng đắn. Nó trang bị cho học sinh phương pháp tư duy linh hoạt, khoa học, luôn có suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình. Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp , Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước.
2. Xuất phát từ trách nhiệm bản thân.
Để làm được nhiệm vụ trên người giáo viên dạy môn GDCD giữ vai trò rất lớn. Họ giúp học sinh hiểu, biết và nắm vững những tri thức, khái niệm, bản chất, nội dung cơ bản của pháp luật. Song người giáo viên không chỉ truyền thụ đầy đủ những tri thức pháp lụât để học sinh học thuộc. Mà còn phải giúp các em biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề, tình huống thực tế, biết liên hệ nội dung bài học với thực tiễn. Và các em biết biến các tri thức đó thành hành vi pháp luật được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Thật là sai lầm, nếu người giáo viên xem môn GDCD chỉ là những kiến thức sách vở tách rời với những thái độ, hành vi, thói quen chấp hành pháp luật đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ ngoài xã hội. Vì vậy người giáo viên “ Không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh cách làm người” .Qua đó các em biết tuyên truyền những hiểu biết về pháp luật của mình cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh để góp phần nâng cao trình độ dân trí về pháp luật, ngăn chặn người phạm tội, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, trật tự nơi công cộng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
3. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn .
Thực tế cuộc sống cho thấy những năm gần đây tội phạm ở những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng.Tình trạng này đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là do sự hiểu biết về các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em còn hạn chế. Vì vậy giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hạn chế hành vi vô đạo đức, thiếu văn hoá và phạm tội của thiếu niên. Nhà trường được xem là chiếc nôi thứ hai ( Sau gia đình ) góp phần quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện con người luôn ý thức tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật của Nhà nước.
Thực tiễn trong nhà trường THPT, những năm trước đây môn học GDCD được xem là môn học phụ, có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường. Việc dạy và học thường diễn ra một cách khô khan và nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh, do đó hiệu quả giáo dục chưa cao, chưa đem lại cho các em những điều bổ ích rõ rệt. Việc học tập còn chưa thật sự gắn với cuộc sống, nhất là cuộc sống của học sinh. Song trong năm gần đây môn học này đã được quan tâm chú ý, được đặt ngang bằng như những bộ môn khoa học khác (nhà trường đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Văn Phấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)