Giải nhanh đề đại học cao đẳng dễ mắc bẫy

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thu Trang | Ngày 27/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: giải nhanh đề đại học cao đẳng dễ mắc bẫy thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

GIẢI NHANH CÁC CÂU VẬN DỤNG BÀI TẬP TRONG
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
MÔN SINH HỌC



Đề thi tốt nghiệp THTP và đại học trong những năm gần đây về môn Sinh học đã đáp ứng tương đối tốt yêu cầu phân hóa trình độ học sinh (HS). Để giúp các thí sinh có thể làm tốt hơn các đề thi ĐH và CĐ năm 2013, xin lưu ý một số vấn đề sau:

Với hình thức thi trắc nghiệm, cấu trúc đề thi chủ yếu theo diện rộng nên cách học của HS cũng phải tuân thủ điều này.

Trong chương trình Sinh học lớp 12, phần lý thuyết cần đặc biệt lưu ý là Chương I, II, III (phần 5 - Di truyền học). 3 chương này chiếm 25 trong tổng số 50 câu của đề thi. Sau đó là Chương I (phần 6 - Tiến hóa): 8 câu; Chương I, II, III (phần 7 - Sinh thái): 10 câu. Lý thuyết phần Tiến hóa là một trong những nội dung khó. HS cần hiểu thấu đáo mới có thể làm tốt được, nhất là phân biệt các học thuyết tiến hóa, nguyên nhân và cơ chế tiến hóa. Lý thuyết phần Sinh thái dễ hơn nên HS cần tập trung học tốt hơn để có điểm tối đa.

Phần bài tập: Chủ yếu là Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Quy luật di truyền, Di truyền quần thể và bài tập tích hợp, toán xác suất kết hợp với toán phả hệ và các loại toán khác (là phần khó nhất trong đề thi mấy năm nay).
HS cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ "đúng", "sai", "không"... Có rất nhiều "bẫy" trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ "sập bẫy".

Nếu yêu cầu tìm phương án "đúng" và nếu chưa xác định được chắc chắn câu hỏi, thí sinh (TS) nên dùng "phép loại trừ các câu sai" để chọn đáp án (ĐA) chính xác và ngược lại, phải loại trừ các câu "đúng" để tìm một câu "sai" phù hợp với đề.
Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập: thường các thông tin trong đề ra rất dài phải đọc nhanh để chọn lọc ra những dữ kiện cần và phải tính nhanh và chính xác (bấm máy tính vài lần để tránh trục trặc kỹ thuật). Nháp bài nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác. (Ví dụ như công thức toán phân tử, tế bào, di truyền, di truyền quần thể, công thức tính số kiểu gen, số phép lai - Bài tập sinh học chọn lọc tập 1 và 2 - ThS Võ Quốc Hiển).
Khi chuyển các câu đã làm từ đề thi sang phiếu thi phải hết sức cẩn thận để tránh nhầm lẫn, tô kín ô tròn (để máy quét không bỏ sót). Làm bài theo các vòng (lần đầu: làm những câu dễ loại tái hiện kiến thức, tiếp đến là loại thông hiểu, sau cùng mới đến những câu bài tập, bài tập vận dụng, cần phải tính toán cụ thể - Nếu không sẽ không có thời gian để làm hết các câu, do đó sẽ dễ dẫn đến chọn sai). Các câu còn lại nếu không kịp thời gian chỉ còn cách áp dụng xác xuất theo linh cảm đúng của mình.
Một điều hết sức chú ý là TS chỉ được làm một trong hai phần riêng (phần Cơ bản hoặc phần Nâng cao). Nếu làm cả hai phần TS chỉ được chấm 40 câu của phần chung.

Một số ví dụ minh họa điển hình:

1. Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2010. Mã 251
Câu 22: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?
A. AaBbDd x AaBbDd. B.  x .
C. Dd x dd. D. XDXd x XDY
HD giải: P XDXd x XDY
F1 cho nhiều loại kiểu hình (KH) nhất, vì mỗi bên có hoán vị gen tạo 8 loại G ( F1 có 64 hợp tử, số KH (cả giới tính đực và cái) > 23. (Đáp án: D).

2. Đề thi tuyển sinh ĐH năm 2009 môn Sinh học. Mã 297.

Câu 21: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ.
A. 27/256. B. 9/64
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)