Giải đề cương sinh học 11

Chia sẻ bởi Thanh Giao | Ngày 26/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: giải đề cương sinh học 11 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

GIẢI ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC HKI _ LỚP 11 ( 2011-2012)
LỚP 11A1
1) So sánh cấu tạo ông tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn ở ĐV ăn thịt và ĐV ăn thực vật?
* Khác nhau: về ống tiêu hóa.
Tên bộ phận
 ĐV ăn thịt
 ĐV ăn TV

Răng
- Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương
- Răng nanh nhọn và sắc, cắm vào con mồi và giữ chặt nó.
- Răng trước hàm cắt thịt con mồi thành nhiều mảnh nhỏ, dễ nuốt.
- Răng hàm nhỏ, ít được sử dụng
- Răng nanh giống răng cửa. khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ.
- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ.

Dạ dày
- Là túi cơ lớn với nhiều lớp cơ đan chéo nhau( dạ dày đơn).
- Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học (dạ dày co bóp làm nhuyễn TĂ và trộn đều với dịch vị cùng enzim thủy phân protein thành peptit.
-Dạ dày thỏ 1 túi (thượng vị, hạ vị)
- Dạ dày trâu ,bò có 4 túi.
+ Dạ cỏ lưu trữ, làm mền thức ăn khô và lên men,có rất nhiều VSV tiêu hoá xenlulôzơ và các chất khác.
+ Dạ tổ ong đưa TĂ lên miệng nhai lại.
+ Dạ lá sách hấp thụ lại nước.
+ Dạ múi khế tiêu hóa thức ăn qua biến đổi hóa học.
- Ở gia cầm có dạ dày cơ, dạ dày tuyến.

Ruột non
-Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật (vì TĂ giàu dinh dưỡng , dễ tiêu).
-Các chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu ở ruột non thông qua hệ mao mạch.



-Ruột non dài vài chục mét ,dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt (vì TĂ khó tiêu hóa và ít chất dinh dưỡng nên cần có bề mặt hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết).


Manh tràng (ruột tịt)
- Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn.
-Manh tràng rất phát triển có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.
- Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng.



* Khác nhau về quá trình tiêu hóa:
Cơ quan tiêu hóa
 ĐV ăn thịt
 ĐV ăn TV

Miệng
- Chỉ là quá trình xé nhỏ TĂ và TĂ chỉ biến đổi cơ học.
Thức ăn bị nghiền nhỏ và bị enzim amilaza phân hủy một phần nhỏ.

Dạ dày
Thức ăn tiếp tục bị nghiền và còn được đảo trộn đều với các enzim và dịch vị, HCl có trong dạ dày. Thức ăn biến đổi cơ học và hóa học nhiều.
Thức ăn được nhào trộn với dịch vị và HCl. Thức ăn mềm ra và được đưa lên miệng nhai lại rồi đưa xuống lại tiêu hóa tiếp (cơ học, hóa học và sinh học).

Ruột
- Thức ăn được phân giải gần như hoàn toàn và hấp thụ toàn bộ qua thành ruột.
- Chất nào không hấp thụ được sẽ bị đẩy xuống ruột già rồi sau đó thải ra ngoài.
- Thức ăn được hất thụ, tiêu hóa phần lớn và được hấp thụ qua thành ruột.

Manh tràng
 Không còn tiêu hóa thức ăn.
Phần thức ăn chưa tiêu hóa hết sẽ bị tiêu hóa hết và được hấp thụ qua manh tràng.

* Giống nhau:
- Đều là quá trình biến đổi thức ăn (các chất hữu cơ phức tạp) thành các chất dễ hấp thụ, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Đều có sự biến đổi cơ học ( miệng, dạ dày) và sự biến đổi hóa học ( ruột, dạ dày).
- Có sự tham gia của nhiều tuyến dịch vị và enzim.
- Thức ăn chuyển và biến đổi theo một chiều trong ống tiêu hóa ( trừ quá trình “ợ” lên nhai lại của trâu bò…)
2) Quá trình tiêu hóa ở ĐV nhai lại diễn ra như thế nào?
- Thức ăn được nhai qua loa rồi nuốt vào dạ cỏ. Ở dạ cỏ, TĂ được nhào trộn với nước bọt
- Thức ăn từ dạ cỏ được chuyển dần sang dạ tổ ong rồi được ợ lên miệng để nhai lại lần thứ 2. Chính thời gian TĂ lưu lại tại dạ cỏ đã tạo điều kiện cho hệ VSV phát triển mạnh, gây nên sự biến đổi sinh học đối với TĂ giàu glucozo.
- Thức ăn sau khi được nhai kĩ với lượng nước bọt tiết ra dồi dào cùng với 1 lượng lớn VSV sẽ được chuyển thẳng xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước rồi chuyển sang dạ muối khế.
- Dạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Giao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)