Giải đề cương lịch sử 8 2016-2017

Chia sẻ bởi Nguyễn Như Ý | Ngày 17/10/2018 | 77

Chia sẻ tài liệu: giải đề cương lịch sử 8 2016-2017 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

GIẢI ĐỀ CƯƠNG SỬ 8
1/ a)Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào ngày 1/9/1858 tại bến cảng Đà Nẵng.
b) Pháp chọn Đà Nẵng để tấn công ta trước vì:
- Âm mưu của Pháp là “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Đà Nẵng là cổ họng của kinh thành Huế, cách Huế không xa, chỉ khoảng 100 km nên chiếm Đà Nẵng trước để làm bàn đạp tấn công triều đình nhà Nguyễn, buộc triều đình nhà Nguyễn phải đầu hàng và kết thúc chiến tranh.
- Bến cảng Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi cho Pháp:
+cửa biển sâu và kín gió, thuận tiện cho tàu chiến ra vào.
+ Đà Nẵng có lực lượng giáo dân đông và giàu có để có thể tiếp tay cho thực dân Pháp.
2/Các hiệp ước mà triều đình Huế kí với Pháp là:
Tên Hiệp ước
Thời gian
Nội dung

Hiệp ước Nhâm Tuất
5/6/1862
Thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì(GĐ,ĐT,BH) và đảo Côn Lôn; mở 3 cửa biển(ĐN,BL,QY) cho P. vào buôn bán; cho phép người P. và TBN tự do truyền đạo Gia tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc; P sẽ ‘trả lại’ thành VL cho triều đình chừng nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến

Hiệp ước Giáp Tuất
15/3/1874
Triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp và Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì

Hiệp ước Quý Mùi(Hắc-măng)
25/8/1883
Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của P ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bthuan ra khỏi trung kì để nhập vào đất Nam ki thuộc P. 3 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ P ở Huế

Hiệp ước Pa tơ nốt
6/6/1884
Có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác măng chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan pk bù nhìn

3/ Phong trào Cần vương bùng nổ với những nguyên nhân là: Tại căn cứ Tân Sở ( Quảng Trị), ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương kêu gọi các văn thân sĩ phu và nhân dân với lòng yêu nước và lòng căm thù nồng nàn giặc giúp vua để khôi phục lại ngôi vua.
Do Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi kêu gọi.
Kết quả: Thất bại do pháp mạnh, ta yếu thực dân pháp đàn áp,phong trào diễn ra còn lẻ tẻ,chưa có đường lối cách mạng đúng đắn(còn mang nặng hệ tư tưởng pk
Ý nghĩa: -Phong trào Cần Vương là phong trào lớn mạnh tiêu biểu nhất cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, mặc dù bị thất bại nhưng thể hiện lòng yêu nước,truyền thống và khí phách anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta .
- Để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu -Hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào chống chủ nghĩa đế quốc .
4/Cuộc khởi nghĩa Yên Thế(1884-1913) giống và khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là:
* Giống :
- Đều đánh Pháp, thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Đều có sự tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân.
- Kết quả: đều thất bại
* Khác:
- Nguyên nhân, mục đích khởi nghĩa:
+ K/n YT: nông dân căm thù do pháp cướp đất và đánh Pháp để bảo vệ cuộc sống an bình cho những người nông dân.
+ PTCV: nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi của Vua Hàm Nghi, đánh Pháp nhằm khôi phục lại ngôi vua và chế độ Pk, giành lại nền chủ quyền cho đất nước.
- Lực lượng lãnh đạo:
+ K/n YT: do thủ lĩnh địa phương lãnh đạo như Đề Nắm, Đề Thám (họ là những người nông dân kiệt xuất, có tài năng, uy tín)
+ PTCV: do văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Thời gian tồn tại:
+ K/n YT: 29 năm (1884-1913).
+PTCV:lâu nhất là Hương Khê 11 năm (1885-1896).
- Tính chất:
+ K/n YT: theo lối tự phát
+PTCV: mang nặng hệ tư tưởng PK
- Địa bàn HĐ:
+ K/n YT: trên vùng đất YT hiểm trở tỉnh Bắc Giang
+ PTCV: hoạt động trên khắp cả nc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Như Ý
Dung lượng: 18,28KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)