GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THỬ NGHIỆM SINH HỌC LẦN 2 - BGD

Chia sẻ bởi TRẦN THANH THẢO | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THỬ NGHIỆM SINH HỌC LẦN 2 - BGD thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

NHẬN XÉT:
Cấu trúc đề:
Phần cơ chế di truyền và biến dị: có 9 câu
Quy luật DT + DT người + QT: 13 câu (quần thể, QLDT cho quá đơn giản)
UD di truyền: 2 câu
Tiến hóa: 6 câu
Sinh thái học: 10 câu
Đề cho nhẹ ( khả năng phân hóa thấp, khó phân loại học sinh khá giỏi được.

Mọi thắc mắc trong lời giải đề thử nghiệm của tôi các bạn có thể liên lạc, chia sẻ cùng tôi (Trần Thanh Thảo – 0914977758, (facebook: Thao Tran Thanh ; GV THPT BS – Quảng Ngãi).
Nếu các bạn muốn tham khảo nhiều hơn những bài giải chi tiết một số đề thi sách của tôi thì các bạn có thể tham khả từ bộ sách: http://khangvietbook.com.vn/luyen-toc-do-giai-nhanh-trac-nghiem-ly-hoa-sinh-p-24494.html

Các bạn có thể đón đọc tất cả các chuyên đề trong 2 tập sách: Toàn tập các chuyên đề sinh học luyện thi THPT Quốc gia của Trần Thanh Thảo /tại khangvietbook

Rất mong được chia sẻ và đóng góp vào sự thành công của các bạn. Cảm ơn.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ NGHIỆM
(Đề thi có 06 trang)

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


(vì thời gian có hạn, nên không thể gõ chi tiết hơn được, bạn đọc thông cảm nhé)

Câu 1. Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:
I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.
II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.
III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 10x.
Thứ tự đúng của các bước trên là:
A. I → II → III. B. I → III → II. C. II → I → III. D. II → III → I.
Hướng dẫn:
Làm tiêu bản cố định ( quan sát dưới KHV ở độ bội giác nhỏ (10x) ( quan sát tiêu bản dưới KHV ở độ bội giác lớn hơn để nhìn thấy nst rõ hơn (40x)
Vậy: B đúng

Câu 2. Đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
A. 13. B. 15. C. 21. D. 42.
Hướng dẫn:
2n=14 ( n = 7 (7 nhóm gen liên kết)
Tế bào sinh dưỡng thuộc thể ba: 2n+1 = 15 nst
Vậy: B đúng

Câu 3. Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử
dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện.
II. Trồng cây gây rừng.
III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn:
I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện chính là hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch (dầu, than,..) trong các nhà máy nhiệt điện để phát điện
II. Trồng cây gây rừng ( góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tái sinh.
III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên ( góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên tái sinh
IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy ( góp phần bảo vệ TNTN
Vậy: D đúng
Câu 4. Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Đệ tứ. B. kỉ Triat (Tam điệp).
C. kỉ Đêvôn. D. kỉ Krêta (Phấn trắng).
Hướng dẫn:
A. kỉ Đệ tứ: Xuất hiện loài người
B. kỉ Triat (Tam điệp): - Xuất hiện chim, thú
- Hạt trần ngự trị
- Phân hóa bò sát
C. kỉ Đêvôn. - Xuất hiện lưỡng cư, côn trùng
- Phân hóa cá xương
D. kỉ Krêta (Phấn trắng).
- Bò sát cổ diệt vong
- Xuất hiện thực vật có hoa
Vậy: D đúng
Câu 5. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.
Biết rằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: TRẦN THANH THẢO
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)