Giải chi tiết đề thi TSCĐ môn Sinh-197-2014

Chia sẻ bởi Lê Tấn Thái Bình | Ngày 27/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Giải chi tiết đề thi TSCĐ môn Sinh-197-2014 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ÐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG KHỐI B NĂM 2014
Môn thi : SINH HỌC – Mã đề 197
(Bài giải chi tiết)

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1: Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do
trao đổi chéo giữa hai crômatit trong cùng một nhiễm sắc thể kép.
trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc các nhiễm sắc thể không tương đồng.
sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể khác nhau.
trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng.
Câu 2: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài.
Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S.
Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.
Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.
Câu 3: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cách dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho ruồi thân xám, cánh cụt giao phối với ruồi thân đen, cánh dài (P), thu được F1 gồm 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là
3 con thân xám, cánh dài: 1 con thân đen, cánh cụt.
1 con thân xám, cánh dài: 1 con thân đen, cánh cụt.
2 con thân xám, cánh dài: 1 con thân xám, cánh cụt: 1 con thân đen, cánh dài.
1 con thân xám, cánh dài: 2 con thân xám, cánh cụt: 1 con thân đen, cánh dài.
Giải:
Dựa vào F1 ta biết thân xám, cánh dài là tính trạng trội (A xám, a đen; B cánh dài, b cánh cụt). Và bố mẹ đem lai thuần chủng.
Ta có: Pt/c:  x  => F1: ; F1 x F1:  x  => TLKG F2: 1: 2: 1
TLKH F2: 1 con thân xám, cánh cụt: 2 con thân xám, cánh dài: 1 con thân đen, cánh dài.
( Đáp án C.
Câu 4: Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là
A. 16. B. 32. C. 8. D. 64.
Giải:
128 NST kép đang phân ly về 2 cực của tế bào, => số tế bào trên đang ở lần phân bào I của quá trình giảm phân (trạng thái n kép).
Số tế bào sinh tinh là: 128 : (4 x 2) = 16 tế bào.
Số tinh trùng sẽ là: 16 x 4 = 64
( Đáp án D.
Câu 5: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?
A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo. B. Trâu, bò, hươu.
C. Gà, chim bồ câu, bướm. D. Hổ, báo, mèo rừng.
Câu 6: Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?
Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.
Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội.
Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng và các kiểu gen khác nhau.
Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
Câu 7: Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dịnh dưỡng tới môi trường.
Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tấn Thái Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)