Giác quan

Chia sẻ bởi Lý Minh Tuấn | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: giác quan thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

1
ĐỖ THỊ TRÂM ANH
TRẦN HỒNG VÂN
NGHIÊM THỊ PHƯƠNG LOAN
NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
NGUYỄN HUỲNH BÍCH TRANG
VÕ THỴ THÚY NGA
TÔ HUỲNH THIÊN TRỌNG
Thuyết trình
GIẢI PHẪU HỌC NGƯỜI
Giảng viên: ĐẶNG THỊ NGỌC THANH
Trình bày: Tổ 2
2
GIÁC QUAN
Chương X
3
ĐẠI CƯƠNG:
Hệ giác quan gồm các cơ quan cảm giác có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giao tiếp giữa cơ thể với môi trường xung quanh, nhờ đó mà cơ thể nhận được các kích thích từ môi trường xung quanh để đưa lên thần kinh trung ương và đáp ứng lại.
4
ĐẠI CƯƠNG:
Mỗi giác quan gồm 3 phần:
Bộ phận nhận cảm biến các năng lượng kích thích thành các hưng phấn thần kinh.
Bộ phận dẫn truyền các hưng phấn thần kinh.
Bộ phận phân tích ở võ não chuyển các hưng phấn thành cảm giác.
5
ĐẠI CƯƠNG:
Bộ phận nhận cảm là đặc trưng cho mỗi giác quan, nó chỉ nhận của các kích thích riêng của nó.
Bộ phận nhận cảm gồm các đầu tận cùng của các sợi thần kinh cảm giác kết hợp với một số tế bào đặc trưng cho từng loại giác quan (các tế bào này thường không phải là tế bào thần kinh).
6
ĐẠI CƯƠNG:
Có những bộ phận nhận cảm từ xa nhận các kích thích từ xa (nghe, nhìn, ngửi) và có những bộ phận nhận cảm trực tiếp (sờ mó và thăng bằng).
Có những “bộ phận nhận cảm hóa học” (ngửi, nếm) vì chúng nhận các kích thích là các chất hóa học.
7
ĐẠI CƯƠNG:
Người ta cũng còn chia ra:
Bộ phận nhận cảm ngoại thể (exteroceptor) nhận các hưng phấn từ bên ngoài cơ thể.
Bộ phận nhận cảm bản thể (proprioceptor) nhận các hưng phấn bản thể.
Bộ phận nhận cảm nội thể (interoceptor) nhận các hưng phấn ở trong cơ thể.
8
ĐẠI CƯƠNG:
Bộ phận nhận cảm của da tương đối đơn giản nhất. Nó gồm những nhánh trần của các sợi thần kinh hoặc được bọc bởi lớp mô liên kết. Đối với cơ quan khứu giác và vị giác, thì có thêm một số tế bào nhận cảm đặc biệt, còn tai và mắt thì bộ phận nhận cảm có cấu trúc rất phức tạp. Có cả một bộ phận riêng để nhận các kích thích từ bên ngoài.
9
ĐẠI CƯƠNG:
Riêng về các giác quan thì có thể chia làm 2 loại:
Da: nhận cảm giác chung về sờ mó, nóng lạnh, đau đớn, áp lực.
Các giác quan chuyên biệt gồm: khứu giác, vị giác, thị giác và thính giác.
10
XÚC GIÁC
11
1. DA:
Da là vỏ bọc chung của cơ thể, bao gồm:
Da
Tổ chức dưới da: lông, tóc, móng và vú.
Chức năng: da bảo vệ cơ thể như là một lớp vỏ không ngấm nước, có chức năng bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt. Đặc biệt là cơ quan xúc giác.
Diện tích da trung bình khoảng 2m2, tương đối lớn hơn ở người xứ nóng để tỏa nhiệt nhanh.
Giới thiệu
12
1. DA:
Là lớp thượng mô vẩy lát tầng xuất phát trực tiếp từ bề mặt lớp ngoại bì của phôi, và không có mạch máu.
Lớp này dày nhất ở gan chân và gan tay.
Thượng bì (epidermis):
13
1. DA:
Thượng bì (epidermis):
Gồm 5 tầng từ nông vào sâu là: tầng sừng, tầng trong, tầng hạt, tầng gai và tầng đáy.
14
1. DA:
Tầng sừng là một lớp màng các tế bào bán trong, chắc và đàn hồi có tác dụng như đập chắn nước, còn tầng sâu nhất là tầng đáy còn gọi là tầng trụ là tầng sinh sản để thường xuyên phục hồi lại lớp thượng bì bị bong ra. Sắc tố melamin thường đọng ngay trên tầng đáy này để cản các tia cực tím của ánh sáng mặt trời không cho xuyên qua da.
Thượng bì (epidermis):
15
1. DA:
Nằm ngay dưới lớp thượng bì và chứa các mao mạch cũng như hầu hết các tận cùng của các sợi thần kinh cảm giác.
Trong lớp bì có các tiểu thể thần kinh tận cùng như tiểu thể hành, tiểu thể lá, tiểu thể xúc giác (các tiểu thể này có tác dụng nhận các cảm giác ở da).
Bì (dermis):
16
1. DA:
Bì (dermis):
Tầng nông nhất là tầng nhú có những nhú hướng về phía thượng bì.
Ở sâu hơn và dày hơn là tầng lưới gồm nhiều sợi keo ăn sâu xuống tấm dưới da.
17
Mô mỡ
Bảo vệ da khỏi những tác động cơ học, cách nhiệt.
Dây thần kinh
Giúp da nhận biết những kích thích từ môi trường.
Mạch máu
Giúp da trao đổi chất.
1. DA:
Lớp mỡ dưới da
18
2. LÔNG (pili):
Lông là đặc điểm của loài có vú
Lông có tác dụng bảo vệ và điều hòa thân nhiệt, làm dễ thoát mồ hôi và còn có tác dụng như một giác quan.
Tùy lúc và tùy chỗ mà lông mang các tên gọi khác nhau. Ví dụ: lông ở đầu gọi là tóc, lông ở trên mắt gọi là lông mày…
19
2. LÔNG (pili):
Lông có một chân lông hay rễ nằm trong một ống gọi là nang lông.
Nang lông phình ra ở phần dưới gọi là hành lông.
Cơ dựng lông bám từ mặt da vào gần chân lông.
Khi cơ co làm lông dựng lên (nổi da gà) trong lúc sợ hãi hoặc lạnh.
20
2. LÔNG (pili):
21
3. MÓNG (unguis):
Móng là những bộ phận cứng sừng hóa của thượng bì nằm ở mặt mu của các ngón chân và ngón tay.
Móng có tác dụng bảo vệ đầu các ngón tay, để cào và gãi.
22
3. MÓNG (unguis):
Móng tay có phần thân và phần rễ nằm sâu dưới da. Giữa da và rễ có một rãnh gọi là lớp sừng trên móng.
23
3. MÓNG (unguis):
Ở ngay phía trước có một vùng trắng đục hình bán nguyệt. Ở đầu xa phía dưới móng cũng có một vùng da bị sừng hóa gọi là lớp sừng dưới móng còn ở hai bờ móng gọi là lớp sừng quanh móng. Các chấm trắng thấy ở móng là do quá trình sừng hóa chưa đầy đủ.
24
4. CÁC TUYẾN CỦA DA (glandulae cutis):
Gồm các tuyến bã đổ vào nang lông, tuyến mồ hôi đổ ra da, tuyến quanh hậu môn và tuyến dáy tai.
25
THỊ GIÁC
26
27
Cơ quan thị giác gồm có mắt và các cơ quan mắt phụ. Mắt gồm có nhãn cầu và dây thần kinh thị giác. Nhãn cầu nằm trong một hốc xương gọi là ổ mắt. Cơ quan mắt phụ gồm các cơ nhãn cầu, mạc ổ mắt, lông mày, mi mắt, kết mạc và bộ lệ.
28
1. Ổ MẮT:
Là một hốc xương sâu, chứa nhãn cầu, các cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và phần lớn bộ lệ, có hình tháp 4 thành (thành trên, thành ngoài, thành dưới và thành trong), nền ở trước, đỉnh ở sau thông với hộp sọ qua ống thị giác và khe ổ mắt trên.
29
30
31
32
33
2. NHÃN CẦU:
Có hình khối cầu, cực trước là trung tâm giác mạc, cực sau là trung tâm của củng mạc. Đường thẳng nối hai cực là trục nhãn cầu. Đường vòng quanh nhãn cầu, thẳng góc với trục, chia nhãn cầu hai nữa bằng nhau gọi là xích đạo. Nhãn cầu cấu tạo gồm ba lớp vỏ và các môi trường trong suốt.
34
35
2. NHÃN CẦU:
Là lớp bảo vệ nhãn cầu gồm hai phần là giác mạc phía trước và củng mạc phía sau.
Giác mạc trong suốt, chiếm 1/6 trước nhãn cầu.
Củng mạc còn gọi là tròng trắng của mắt, phía trước có kết mạc che phủ.
2.1. Các lớp vỏ của nhãn cầu:
Lớp xơ:
36
37
2. NHÃN CẦU:
Từ sau ra trước gồm có ba phần là màng mạch, thể mi và mống mắt.
Màng mạch là một màng mỏng ở 2/3 sau của nhãn cầu. Chức năng chính là dinh dưỡng, đồng thời lớp này có chứa hắc tố có tác dụng làm thành phòng tối cho nhãn cầu.
Thể mi là phần dày lên của màng mạch, nối liền màng mạch với mống mắt. Có tác dụng điều thiết cho thấu kính.
2.1. Các lớp vỏ của nhãn cầu:
Lớp mạch:
38
2. NHÃN CẦU:
Mống mắt còn gọi là tròng đen. Là phần trước của lớp mạch, có hình vành khăn, nằm theo mặt phẳng trán, ở trước thấu kính, có bờ trung tâm gọi là bờ con ngươi, giới hạn một lỗ tròn gọi là con ngươi hay đồng tử. Mống mắt có chứa cơ nên có nhiệm vụ co và dãn đồng tử. Mống mắt chia khoảng không gian nằm giữa giác mạc và thấu kính thành hai phần là tiền phòng nằm sau giác mạc trước móng mắt và hậu phòng nằm sau mống mắt trước thấu kính.
2.1. Các lớp vỏ của nhãn cầu:
Lớp mạch:
39
40
2. NHÃN CẦU:
Có các tế bào thần kinh thị giác, trên bề mặt có hai vùng đặc biệt là:
2.1. Các lớp vỏ của nhãn cầu:
Lớp võng mạc (lớp trong):
41
2. NHÃN CẦU:
Vết võng mạc hay còn gọi là điểm vàng là một vùng nằm ngay cạnh cực sau của nhãn cầu. Trong vết có lõm trung tâm, là một vùng vô mạch và để nhìn được các vật chi tiết và rõ nhất. Ðường nối liền vật nhìn và lõm trung tâm gọi là trục thị giác của nhãn cầu.
2.1. Các lớp vỏ của nhãn cầu:
Lớp võng mạc (lớp trong):
42
2. NHÃN CẦU:
Ðĩa thần kinh thị hay điểm mù là vùng tương ứng nơi đi vào của thần kinh thị giác. Ở đây không có cơ quan cảm thụ ánh sáng. Ðĩa thần kinh thị nằm ở phía trong và dưới so với lõm trung tâm và cực sau của nhãn cầu. Ở giữa đĩa thị có hố đĩa là nơi có mạch trung tâm võng mạc đi vào.
2.1. Các lớp vỏ của nhãn cầu:
Lớp võng mạc (lớp trong):
43
44
2. NHÃN CẦU:
Là một khối chất keo, trong suốt, chứa đầy 4/5 sau thể tích nhãn cầu.
Trục của thể thủy tinh có một ống, gọi là ống thủy tinh, đi từ đĩa thần kinh thị đến thấu kính, tương ứng với vị trí của động mạch đến cung cấp máu cho thấu kính lúc phôi thai.
2.2. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu:
Thể thủy tinh:
45
2. NHÃN CẦU:
Là một đĩa hình thấu kính hai mặt lồi, trong suốt, đàn hồi nằm ở giữa mống mắt và thể thuỷ tinh.
Tuổi càng cao thì độ trong suốt và độ đàn hồi càng giảm.
Thấu kính được cấu tạo ở ngoài bởi một bao mềm, đàn hồi, trong chứa các chất thấu kính.
2.2. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu:
Thấu kính:
46
47
2. NHÃN CẦU:
Là chất dịch không màu, trong suốt, chứa trong khoảng giữa giác mạc và thấu kính.
Thành phần của thuỷ dịch gần giống huyết tương nhưng không có protein.
Thủy dịch được tiết ra từ mỏm mi, đổ vào hậu phòng, qua con ngươi sang tiền phòng rồi chảy đến góc mống mắt - giác mạc để được hấp thụ vào xoang tĩnh mạch củng mạc, đổ về các tĩnh mạch mi. Nếu bị tắt nghẽn lưu thông này, thì gây thêm bệnh tăng nhãn áp.
2.2. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu:
Thủy dịch:
48
49
3. CÁC CƠ QUAN MẮT PHỤ:
Gồm có:
Mạc ổ mắt.
Các cơ nhãn cầu.
Lông mày.
Mí mắt.
Kết mạc.
Bộ lệ.
50
51
52
53
54
55
56
KHỨU GIÁC
57
1. CẤU TẠO:
Cơ quan phân tích khứu giác cũng gồm có 3 bộ phận:
Bộ phận thụ cảm (mũi).
Bộ phận dẫn truyền thần kinh (dây thần kinh khứu giác).
Bộ phận trung ương (não bộ).
58
59
1. CẤU TẠO:
Các thụ thể cảm giác về mùi được thấy trong vòm của khoang mũi, ngay bên dưới thuỳ trán của não.
Đây được gọi là vùng khứu giác và được xếp chặt bằng hàng triệu tế bào nhỏ, các tế bào khứu giác. Mỗi tế bào khứu giác có hàng chục lông nhỏ - lông rung – nhô ra trong một lớp dịch nhầy. dịch nhầy giữ cho lông rung ẩm và có nhiệm vụ như một thiết bị bắt các chất có mùi, trong khi đó lông rung mở rộng hiệu quả vùng của mỗi tế bào khứu giác, nhưng nó được cho là các chất này hoà tan trong các dịch nhầy, dính lên lông rung và sau đó khiến cho các tế bào bắn đi các tín hiệu điện.
Phần ngoại biên:
60
1. CẤU TẠO:
Đầu tự do của tế bào khứu giác tới bề mặt của niêm mạc khứu giác và kết thúc tại đó. Phần kết thúc hơi phình ra tạo thành bọng có. Các bọng khứu giác có thể di chuyển lên bề mặt niêm mạc khứu giác để tiếp cận với chất bay hơi, cũng như di chuyển vào trong niêm mạc khi cần cắt đứt tiếp xúc với chất bay hơi.
Phần ngoại biên:
61
1. CẤU TẠO:
Đầu trong của các tế bào khứu giác tiếp tục phát triển thành các sợi thần kinh khứu giác, sau đó đi xuyên qua xương sàng để vào hộp sọ, rồi tiếp cận với các nơron tại hành khứu giác. Các sợi thần kinh của hành khứu giác kết hợp nhau tạo thành bó khứu giác.
Phần ngoại biên:
62
1. CẤU TẠO:
Các sợi trục của các tế bào tập trung thành đôi dây thần kinh não số I (dây khứu giác: nucleus olfactorius) xuyên qua lỗ sàng về hành khứu rồi tới não khứu dưới đại não.
Phần dẫn truyền của cơ quan phân tích khứu giác:
63
1. CẤU TẠO:
Nằm ở vùng nếp nhăn hải mã của hồi hải mã. Các trung khu dưới vỏ của não trung gian và não giữa của cơ quan phân tích khứu giác liên hệ với hệ thống dẫn truyền ly tâm để truyền tín hiệu từ trung ương ra ngoại biên.
Phần trung ương:
64
2. CHỨC NĂNG:
Cơ quan phân tích khứu giác có khả năng tiếp nhận các chất bay hơi, giúp phân biệt được các mùi. Ở người khứu giác không còn phát huy tác dụng cao như nhiều loài động vật. Tuy nhiên ở những người do nghề nghiệp đã rèn khả năng phân biệt mùi tốt như thợ săn, người tìm trầm, mật.  Ngoài ra, khứu giác còn phối hợp với vị giác làm tăng cảm giác ngon miệng.
65
Cơ chế tác động của chất bay hơi:
Các chất bay hơi đến vùng khứu giác bằng 2 cách: qua mũi theo không khí hít vào; qua khoang miệng và lỗ mũi sau theo không khí thở ra.
Khi nhai thức ăn, mùi của các chất bay hơi tác động vào niêm mạc khứu giác theo cả hai cách nên các tế bào khứu giác phân biệt mùi không chỉ qua không khí tới khoang mũi mà còn cả thức ăn trong khoang miệng. Một số chất bay hơi còn có khả năng kích thích các tận cùng của dây thần kinh tam thoa khu trú trong niêm mạc của khoang mũi như long não, ête, focmon.
66
Độ nhạy của cơ quan phân tích khứu giác:
Được đánh giá qua ngưỡng khứu giác là lượng chất bay hơi tối thiểu có khả năng tạo ra cảm giác về mùi.
Ngưỡng khứu giác đối với một chất bay hơi nhất định ở các cá thể khác nhau thì khác nhau. Đối với từng cá thể, ngưỡng khứu giác còn thay đổi theo điều kiện sống và tình trạng sức khỏe. Ngưỡng khứu giác giảm đáng kể khi thường xuyên tiếp xúc với các mùi khó chịu, tế bào thụ cảm sẽ thích nghi với chúng và nhanh chóng mất cảm giác với mùi đó.
67
THÍNH GIÁC
68
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.1. Tai ngoài:
Có nhiệm vụ định hướng và thu nhận âm thanh, cấu tạo gồm vành tai và ống tai ngoài.
69
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.1. Tai ngoài:
Vành tai: 
Làm nhiệm vụ định hướng âm thanh. Vành tai được cấu tạo bởi mô sụn đàn hồi, có da bọc kín, có nhiều gờ và mấu có tác dụng thu nhận âm thanh từ mọi phía. Phía dưới của vành tai là trái tai (dái tai).
70
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.1. Tai ngoài:
Ống tai ngoài: 
Là ống hơi cong, dài khoảng 2cm, khoảng 1/3 ở phía ngoài ống tai cấu tạo bằng sụn, da của phần ống sụn có nhiều lông và tuyến nhờn. Tuyến nhờn tiết ra chất thải đặc biệt màu vàng có tác dụng diệt khuẩn. Đầu trong của ống tai bịt kín bởi màng nhĩ. Màng nhĩ có đường kính 10 mm, hơi lõm vào trong tạo thành rốn nhĩ.
71
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.1. Tai ngoài:
Ống tai ngoài: 
Ống tai có chức năng dẫn truyền âm thanh từ tai ngoài vào tai giữa, đồng thời còn bảo vệ màng nhĩ tránh những chấn thương do tác động của các kích thích bên ngoài gây ra, đảm bảo cho nhiệt độ ở 2 phía của màng nhĩ không thay đổi.
72
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.2. Tai giữa:
Nằm trong xoang của xương thái dương. Tai giữa có nhiệm vụ truyền và khuếch đại sóng âm vào tai trong. Phía trên ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ, tiếp giáp với tai trong bởi cửa bầu dục và cửa tròn. Giữa màng nhĩ và cửa sổ bầu dục có hệ thống 3 xương là xương búa, xương đe, xương bàn đạp.
73
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.2. Tai giữa:
Xương búa có quai búa dính với lớp sụn trên màng nhĩ.
Xương bàn đạp gắn với cửa sổ bầu dục mở vào thang tiền đình.
Xương đe nối giữa xương búa và xương bàn đạp.
74
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.2. Tai giữa:
Ba xương tạo thành một hệ thống đòn bẩy làm cho âm thanh được khuếch đại lên khi truyền đến tai trong. Sau khi qua hệ thống xương, âm thanh sẽ được tăng lên gấp 20 lần.
Hệ thống xương còn có chức năng bảo vệ do có khả năng chuyển động để thay đổi vị trí khi cường độ của âm thanh quá lớn.
75
76
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.2. Tai giữa:
Ngoài hệ thống xương, tai giữa còn có hai cơ nhỏ làm nhiệm vụ bảo vệ các thụ quan thính giác. Một cơ gắn vào quai xương búa, còn cơ kia gắn vào xương bàn đạp.
Khi kích thích âm thanh quá kéo dài, cường độ  của âm thanh quá lớn, các cơ này sẽ co dãn một cách phản xạ. nhờ đó dao động của màng nhĩ và của các xương giảm hẳn, áp lực của âm thanh truyền đến ốc tai cũng giảm theo.
77
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.2. Tai giữa:
Phía dưới xoang nhĩ được thông với mũi hầu bằng một ống gọi là vòi Ơxtat (Eustache). Bình thường lỗ thông giữa vòi và mũi hầu bị bít kín. Khi áp suất không khí thay đổi, lỗ thông mở ra để cân bằng áp suất giữa 2 phía của màng nhĩ
78
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.3. Tai trong:
Có nhiệm vụ thu nhận cảm giác thính giác thăng bằng, truyền kích thích đó về trung khu thính giác ở não bộ. Tai trong cấu tạo phức tạp gồm hai phần: Ngoài là mê lộ xương, trong là mê lộ màng. Giữa mê lộ xương và mê lộ màng chứa đầy ngoại dịch. Trong mê lộ màng chứa đầy nội dịch.
79
80
Màng tiền đình
Ngoại dịch
Dây TK TG
Màng cơ sở
Màng che phủ
Tế bào đệm
Tế bào cảm giác
Ốc tai xương
Ốc tai màng
81
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.3. Tai trong:
Gồm có tiền đình, ống bán khuyên và ốc tai trong.
Phần tiền đình nằm ở phía sau, trên ốc tai, dưới vành bán khuyên. Trên thành có hai túi, túi bầu dục thông với 3 ống bán khuyên túi hình cầu thông với ốc tai xương. Trong tiền đình có các tế bào cảm giác thăng bằng và có các hạt đá (gọi là thạch nhĩ), có nhiệm vụ điều tiết chức năng vận động và thăng bằng.
Mê lộ xương:
82
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.3. Tai trong:
Phần ống bán khuyên gồm 3 ống nằm ở 3 mặt phẳng vuông góc với nhau.
Phần ốc tai xương là một ống xương xoắn trôn ốc 2,5 vòng, một đầu thông với tiền đình, một đầu bịt kín ở đỉnh.
Mê lộ xương:
83
1. BỘ PHẬN NGOẠI BIÊN:
1.3. Tai trong:
Gồm 2 màng chạy lồng trong mê lộ xương. Màng trên là màng tiền đình, màng dưới là màng cơ sở với 24.000 sợi dây chăng ngang, màng có tính đàn hồi. Phía bên trên màng có các cơ quan coocti. Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti - là cơ quan thu nhận kích thích âm thanh.
Mê lộ màng:
84
Cơ quan coocti:
Bao gồm các tế bào đệm và các tế bào cảm giác nằm chen giữa.
Tại phần giữa của cơ quan coocti có một khoảng trống hình tam giác gọi là đường hầm, chạy dọc theo ốc tai được tạo thành từ các tế bào đệm, chia thành cột bên trong và cột bên ngoài. Đỉnh của các cột này sẽ chạm vào nhau để tạo thành cung coocti.
85
Cơ quan coocti:
Bên trong cung coocti có các tế bào thính giác trong. Phía bên ngoài là ba hoặc bốn lớp tế bào thính giác ngoài có lông cùng với các tế bào đệm.
Mạng lưới các sợi thần kinh bao quanh các tế bào có lông đã biến chúng thành các tế bào cảm giác của cơ quan phân tích thính giác. Các sợi lông của các tế bào này sẽ luồn sâu vào nội dịch trong ốc tai màng. Phía trên của cơ quan coocti có màng mái. Một đầu màng mái nối với cạnh bên của bản xương xoắn, đầu còn lại thả tự do trong nội dịch.
86
Cơ quan coocti:
Người ta thấy rằng tổng số tế bào thụ cảm thính giác ở tai người có khoảng 23.500 tế bào thính giác, được chia thành 5 dãy chạy dọc trên màng cơ sở, 4 dãy ngoài, mỗi dãy có khoảng 5.000 tế bào và một dãy trong  có khoảng 3.500 tế bào.
Các tế bào ở đây có ngưỡng kích thích thấp so với các dãy trong. Chính vì̀ vậy mà ta có thể nghe được âm to (mạnh), nhỏ (yếu) khác nhau. Tai người có thể nghe được âm thanh trong giới hạn khoảng 20 - 20.000 Hz.
87
Cơ quan coocti:
Nội dịch và ngoại dịch:  Ngoại dịch thành phần gồm các ion Ca2+, Na+, Cl-  giống như huyết thanh và dịch tủy. Nội dịch có nồng độ các ion K+ cao gấp 100 lần so với K+  trong ngoại dịch, nồng độ Na+  thấp hơn 10 lần so với Na+ trong ngoại dịch.
88
2. CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN VÀ CÁC TRUNG TÂM THẦN KINH CỦA CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC:
Các kích thích âm thanh gây hưng phấn các tế bào lông  của cơ quan coocti, tạo xung động thần kinh truyền qua  các tua ngắn của các tế bào thần kinh thính giác nằm trong hạch coocti.
Các sợi trục của tế bào này tập hợp thành dây thần kinh thính giác đi vào não và tận cùng ở các hạch ốc tai nằm trong cầu não,từ đó bắt đầu các nơron thứ  hai của đường thính giác.
89
2. CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN VÀ CÁC TRUNG TÂM THẦN KINH CỦA CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC:
Một bộ phận  lớn các sợi trục của các nơron từ các hạch này bắt bắt chéo ở cầu não sang bên đối diện, đi trong thành phần của bó Reil bên.
Một bộ phận sợi trục khác đi ở cung bên trong thân não, phần lớn các sợi này tận cùng trong hạch trám hành hoặc hạch ở cầu não.
90
2. CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN VÀ CÁC TRUNG TÂM THẦN KINH CỦA CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC:
Từ đây các tế bào cũng phát đi các sợi trục đi trong bó Reil bên để tận cùng ở thể gối trong của não trung gian hoặc củ não sinh tư dưới.
Từ các hạch này  tiếp tục các nơron có sợi trục tham gia vào thành phần của bao trong đi tới trung khu thính giác ở phần sau của hồi thái dương 1 của vỏ bán cầu đại não.
91
Vệ sinh tai:
Không dùng vật nhọn ngoáy tai tránh làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ. Thường xuyên vệ sinh tai bằng cánh lau tay hàng ngày  khi rửa mặt, dùng tăm quấn bông để lau ống tai.
Tránh làm việc ở những nơi có tiếng động to hoặc sóng âm mạnh thường xuyên tác động vào màng nhĩ, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ, lâu dần sẽ giảm thính lực. Cần có biện pháp chống ồn ở những nơi làm việc có nhiều tiếng động mạnh như nhà máy.
Hạn chế dùng nhiều kháng sinh, nhất là streptomycin, vì dùng lâu ngày sẽ bị ù tai, điếc tai.
92
VỊ GIÁC
93
Vị giác là một trong mấy nhiệm vụ chính của Lưỡi, một bộ phận mềm mềm, không xương, nằm trong miệng.
Lưỡi do các sợi cơ cấu tạo thành và gồm có hai phần: thân lưỡi ở phía trước, lắt léo cử động lên xuống, qua lại được; cuống lưỡi nằm ở phía sau, gắn với xương móng và vòm miệng.
Mặt trên của lưỡi có những chồi nhỏ với các nụ nếm rải rác ở giữa các rãnh của lưỡi.
94
Bề mặt lưỡi với các dạng nhú lưỡi và các vị trí chứa các tổ chức Amidal hay còn gọi là Hạnh nhân
95
Lưỡi và mặt lưng lưỡi
96
Lưỡi có bốn chức năng quan trọng mà trong tiếng Việt đều bắt đầu bằng chữ N: nếm, nói, nhai và nuốt. Lưỡi giữ thức ăn ở gần răng để được nhai nghiền nát rồi lưỡi đưa đẩy thức ăn nhuyễn về thực quản để nuốt xuống dạ dày. Nhai và nuốt là hai giai đoạn sơ khởi nhưng rất quan trọng của sự tiêu hóa.
Lưỡi hành động phối hợp với môi, răng và vòm miệng để tạo ra tiếng nói.
97
Lưỡi giúp con người nếm để phân biệt, thưởng thức các vị khác nhau trong thực phẩm, nước uống cũng như dược phẩm hoặc các chất khác. Ðó là Vị Giác, một trong năm giác quan của cơ thể. “Chuyên gia” nếm nằm trên lưỡi, có tên Nụ hoặc Chồi Nếm (Bud taste).
Lưỡi có thể phân biệt được 5 vị khác nhau: ngọt, chua, đắng, mặn và vị umami.
98
99
Theo một số nhà nghiên cứu, vai trò sinh hóa học của vị giác gồm có:
1) Khởi động các phản ứng tiếp nhận và tiêu hóa để miệng, dạ dày, tụy tạng và ruột tiết ra dịch vị để chuyển hóa thực phẩm.
2) Tăng cường sự tiếp nhận bằng các cảm giác thích thú, thỏa mãn.
3) Có khả năng phân biệt phẩm chất của thực phẩm, phân biệt món ăn ngon ngọt đầy đủ dinh dưỡng với chất đắng khó nuốt, có thể gây độc hại.
100
Vị giác cho ta cảm giác về vị ngọt, mặn, chua, đắng cùng với khứu giác giúp chúng ta phân biệt và lựa chọn thức ăn .Cả hai giác quan có liên quan nhiều đến chức năng cảm xúc và hành vi hệ thần kinh ,đặc biệt là ở động vật.
Tác nhân kích thích gây cảm giác vị giác có bản chất hóa học,phụ thuộc vào cấu trúc phâm tử .Mỗi cảm giác vị giác có một ngưỡng kích thích khác nhau .Bộ phận tiếp nhận kích thích vị giác là các nụ vị giác trên lưỡi
101
Khi tế bào vị giác bị kích thích bởi chất hóa học thì điện thế hoạt động sinh ra và được dẫn truyền theo các dây thần kinh mặt (từ 2/3 trước lưỡi )dây lưỡi hầu (từ phần sau lưỡi), dây X(từ nền lưỡi).Từ đó cac xung đến vùng cảm giác của vỏ não cho ta các vùng về vị giác. Cảm giác vị giác có tính thích nghi nhanh, có thể thích nghi hoàn toàn trong vài phút
102
NỤ NẾM:
Nhìn qua kính hiển vi điện tử, nụ nếm nhỏ li ti có hình dạng như củ hành hoặc chiếc núi lửa. Khi sinh ra, mỗi người có trên 10,000 nụ rải rác ở đầu lưỡi, hai bên cạnh và phía sau lưỡi. Mỗi tuần lễ, một số nụ nếm bị tiêu hủy nhưng được thay thế ngay bằng các nụ mới.
Tuổi thọ của nụ nếm trung bình là 10 ngày. Sau tuổi 50, sự thay thế chậm lại và số nụ nếm ngày một giảm. Người tuổi cao chỉ có khoảng 5000 nụ nếm còn khả năng hoạt động.
Hút thuốc lá cũng làm giảm số nụ nếm.
103
NỤ NẾM:
Nụ phân bố thành từng vùng trên mặt lưỡi với các thụ cảm khác nhau: nụ nếm với chất ngọt nằm phía đầu lưỡi, nụ mặn và chua ở hai bên cạnh lưỡi và nụ đắng ở đằng sau lưỡi.
Mặt dưới của lưỡi, vòm miệng, cuống họng, cục thịt dư cũng có một ít nụ do đó cũng nhận được các vị của thực phẩm.
104
105
NỤ NẾM:
Trong mỗi nụ là cả ngàn tế bào vị giác. Các tế bào này được hóa chất trong thức ăn nước uống kích thích và chuyển cảm giác nếm theo dây thần kinh lên não để nhận diện hương vị món ăn. Có 3 dây thần kinh chịu trách nhiệm chuyển cảm giác này, do đó sự mất vị giác ít khi xảy ra vì sự tổn thương của một dây thần kinh.
106
107
108
Thanks for listening!
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)