Giáo án

Chia sẻ bởi Võ Thị Lệ | Ngày 03/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: giáo án thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I.MỤC TIÊU:
1.Phát triển thể chất:
-Trẻ biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ, hợp lý đối với sức khỏe của con người (Cần ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt…)
-Biết làm tốt 1 số công việc tự phục vụ trong sinnh hoạt hằng ngày.
-Nhận biết và tránh 1 số nơi lao động, một số dụng cu lao động có thể gây nguy hiểm.
-Có kỹ năng giữ thăng bằng trong 1 số vận động: Đi, chạy, nhảy bật, chuyền bóng, bò, trườn phối hợp tay chân nhịp nhàng.
-Có thể thực hiện mô phỏng một số hành động thao tác trong lao động của một số nghề gần gũi, phổ biến trong xã hội.
2.Phát triển nhận thức:
-Biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.
-Phân biệt được một số nghề phổ biến với nghề truyền thống ở địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.
-Phân loại dụng cụ sản phẩm của nghề.
-Nhận biết số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 7.
-Biết đếm, so sánh, tách-gộp nhóm theo dấu hiệu chung (đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm theo nghề ) trong phạm vi 7.
3.Phát triển ngôn ngữ:
-Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, thảo luận, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương (tên, dụng cụ, sản phẩm, ích lợi)
-Có khả năng kể chuyện, đọc thơ về một số nghề gần gũi, quen thuộc.
-Nhận biết và phát âm đúng âm các chữ cái đã học: o,ô,ơ,a,ă,â,e,ê,u,ư, I, t, c và các chữ cái mới: b, d, đ.
4.Phát triển thẩm mỹ:
-Biết hát và vận động theo nhạc một số bài hát về nghề nghiệp.
-Biết phối hợp các đường nét cơ bản, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, cắt dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đa dạng về các nghề bằng nhiều nguyên liệu khác nhau.
5.Phát triển tình cảm-xã hội:
-Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý, đáng trân trọng.
-Biết yêu quý người lao động.
-Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động.

*CHUẨN BỊ HỌC LIỆU.
-Tranh ảnh về các nghề; dạy học, thầy thuốc, công an, bộ đội, thợ may, thợ mộc, thợ xây, nghề làm biển …
-Các lside hình ảnh về 1 số nghề gần gũi:Dạy học, thầy thuốc, thợ may …
-Một số trò chơi, bài hát, thơ truyện, ca dao, câu đố có liên quan đến chủ đề.
-Đồ chơi ở các góc và NVL: Giấy khổ to, giấy A 4, keo, kéo, bút chì, bút màu, đất nặn, bảng con, phấn, giấy màu, giấy báo, tạp chí cũ, khối gỗ, lon sữa, pitít, vỏ con điệp, hạt me, lá cây khô…



II.MẠNG NỘI DUNG.


Nghề sản xuất. Nghề dịch vụ:































Nghề truyền thống địa phương









III.MẠNG HOẠT ĐỘNG.

1.Phát triển thể chất.









2.PT nhận thức. 3.PT Ngôn ngữ.

















4.PT tình cảm-KNXH. 5.PT thẩm mỹ.














IV.KẾ HOẠCH TUẦN 1
(Thời gian thực hiện: Từ ngày 06/12 – 10/12/2010.)
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu

-Đón trẻ.







-TD sáng


-Điểm danh
*Đón trẻ vào lớp, mở nhạc cho trẻ nghe bài hát “Cháu yêu cô CCN".
-Hướng trẻ quan sát các bức tranh về thợ may, thợ mộc, thợ xây…
-Trò chuyện cùng trẻ về 2 ngày nghỉ ở nhà: bé làm gì? đi những đâu?
-Trò chuyện về nghề thợ may, tên gọi của các nghề trong tranh.
-Trao đổi với phụ huynh về chủ đề học, tình hình sức khỏe của trẻ, vận động phụ huynh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Lệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)