Gia Long Nguyễn Ánh
Chia sẻ bởi Trịnh Quang HƯng |
Ngày 27/04/2019 |
64
Chia sẻ tài liệu: Gia Long Nguyễn Ánh thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Gia Long
.
Gia Long
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...)
Chân dung phổ biến của vua Gia Long.
Hoàng đế nhà Nguyễn
Trị vì
1802 – 1820
Đăng quang
1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802)
Kế nhiệm
Minh Mạng
Vợ
Tống Thị Lan Trần Thị Đang Lê Ngọc Bình
[hiện]Hậu duệ
Tên húy
Nguyễn Phúc Ánh
Niên hiệu
Gia Long: 1802–1820
Thụy hiệu
Cao hoàng đế (高皇帝)
Miếu hiệu
Thế Tổ (世祖)
Triều đại
Nhà Nguyễn
Hoàng gia ca
Đăng đàn cung
Thân phụ
Nguyễn Phúc Luân
Thân mẫu
Nguyễn Thị Hoàn
Sinh
1762
Mất
Tháng 12 năm Kỷ Mão (dương lịch 1820) Huế, Việt Nam
An táng
Thiên Thọ Lăng
Hoàng đế Gia Long (chữ Hán: 皇帝嘉隆, 1762 – 1820) là vị hoàng đế (ở ngôi từ 1802 đến 1820) đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh).
Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.
Thụy hiệu do vua con Minh Mạng đặt cho ông là Khai thiên Hoằng đạo Lập kỷ Thùy thống Thần văn Thánh vũ Tuấn đức Long công Chí nhân Đại hiếu Cao Hoàng đế (開天弘道立紀垂統神文聖武俊德隆功至仁大孝高皇帝).[1]
Thời trẻ
Nguyễn Ánh sinh vào năm Nhâm Ngọ (1762), là con trai thứ 3 của Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn[2]. Khi còn nhỏ Nguyễn Ánh còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chủng và Noãn. Năm ông 4 tuổi, cha ông bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và chết trong ngục. Năm ông 9 tuổi (1771), khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Năm ông 13 tuổi (1775), chúa Nguyễn bị chúa Trịnh và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt, ông cùng chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam rồi vượt biển vào Gia Định[2].
Năm 1777, cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng anh ruột Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Đồng và một số người trong gia tộc khác bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ bắt giết, chỉ có một mình ông thoát nạn ở Long Xuyên[3][4]. Ông chạy ra đảo Thổ Chu[4] và được Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), một giám mục người Pháp, che chở[5].
Thất thế ở Nam Hà
Xưng vương
Chân dung Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine).
Sau chừng một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn thì ông lại xuất hiện ở Long Xuyên, tiến lên Sa Đéc với Đỗ Thanh Nhơn và Lê Văn Quân[4]; ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các tướng Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước Khuông, Tống Phước Luông và Hồ Văn Lân[4]... Tháng 11 năm 1777, ông bất ngờ tấn công dinh Long Hồ và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định là Tổng đốc Chu (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành Sài Côn tháng 12 cùng năm.
Năm 1778, Nguyễn Ánh lên 17 tuổi và được các tướng tôn làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính[6]. Ông nhanh chóng tổ chức cai trị, phân chia hành chính[7] đất Gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc[8], xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ[
.
Gia Long
Hoàng đế Việt Nam (chi tiết...)
Chân dung phổ biến của vua Gia Long.
Hoàng đế nhà Nguyễn
Trị vì
1802 – 1820
Đăng quang
1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802)
Kế nhiệm
Minh Mạng
Vợ
Tống Thị Lan Trần Thị Đang Lê Ngọc Bình
[hiện]Hậu duệ
Tên húy
Nguyễn Phúc Ánh
Niên hiệu
Gia Long: 1802–1820
Thụy hiệu
Cao hoàng đế (高皇帝)
Miếu hiệu
Thế Tổ (世祖)
Triều đại
Nhà Nguyễn
Hoàng gia ca
Đăng đàn cung
Thân phụ
Nguyễn Phúc Luân
Thân mẫu
Nguyễn Thị Hoàn
Sinh
1762
Mất
Tháng 12 năm Kỷ Mão (dương lịch 1820) Huế, Việt Nam
An táng
Thiên Thọ Lăng
Hoàng đế Gia Long (chữ Hán: 皇帝嘉隆, 1762 – 1820) là vị hoàng đế (ở ngôi từ 1802 đến 1820) đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh).
Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.
Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.
Thụy hiệu do vua con Minh Mạng đặt cho ông là Khai thiên Hoằng đạo Lập kỷ Thùy thống Thần văn Thánh vũ Tuấn đức Long công Chí nhân Đại hiếu Cao Hoàng đế (開天弘道立紀垂統神文聖武俊德隆功至仁大孝高皇帝).[1]
Thời trẻ
Nguyễn Ánh sinh vào năm Nhâm Ngọ (1762), là con trai thứ 3 của Nguyễn Phúc Luân và bà Nguyễn Thị Hoàn[2]. Khi còn nhỏ Nguyễn Ánh còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chủng và Noãn. Năm ông 4 tuổi, cha ông bị quyền thần Trương Phúc Loan bắt giam và chết trong ngục. Năm ông 9 tuổi (1771), khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Năm ông 13 tuổi (1775), chúa Nguyễn bị chúa Trịnh và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt, ông cùng chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam rồi vượt biển vào Gia Định[2].
Năm 1777, cả Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng anh ruột Nguyễn Ánh là Nguyễn Phúc Đồng và một số người trong gia tộc khác bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ bắt giết, chỉ có một mình ông thoát nạn ở Long Xuyên[3][4]. Ông chạy ra đảo Thổ Chu[4] và được Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), một giám mục người Pháp, che chở[5].
Thất thế ở Nam Hà
Xưng vương
Chân dung Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine).
Sau chừng một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn thì ông lại xuất hiện ở Long Xuyên, tiến lên Sa Đéc với Đỗ Thanh Nhơn và Lê Văn Quân[4]; ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các tướng Nguyễn Văn Hoằng, Tống Phước Khuông, Tống Phước Luông và Hồ Văn Lân[4]... Tháng 11 năm 1777, ông bất ngờ tấn công dinh Long Hồ và sau đó nhanh chóng đuổi quan trấn thủ Tây Sơn tại Gia Định là Tổng đốc Chu (hay Tổng đốc Châu), lấy lại thành Sài Côn tháng 12 cùng năm.
Năm 1778, Nguyễn Ánh lên 17 tuổi và được các tướng tôn làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính[6]. Ông nhanh chóng tổ chức cai trị, phân chia hành chính[7] đất Gia Định dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc[8], xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ[
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Quang HƯng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)