Gia dinh em

Chia sẻ bởi Đào Thị Kim Quyên | Ngày 01/05/2019 | 102

Chia sẻ tài liệu: Gia dinh em thuộc Đạo đức 1

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT NHO QUAN
TRƯỜNG T H PHÚ SƠN
* * * * * * * * * * *
CHUYÊN ĐỀ
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1
MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH:
Dạy học Đạo đức cần đi từ quyền trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy học môn Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động; tránh được tính chất áp đặt nặng nề.
Phải là quá trình GV tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới.
Nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến HS một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: đóng vai; trò chơi; phân tích, xử lý tình huống; kể chuyện theo tranh; xây dựng phần kết cho câu chuyện có kết cấu mở; đánh giá và tự đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi đã học; tìm hiểu, phân tích đánh giá các sự
kiện trong đời sống, của lớp học, của nhà trường, của địa phương; kể chuyện, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, xem băng hình có liên quan đến chủ đề bài học.
- Dạy học Đạo đức phải gắn chặt chẽ với cuộc sống thực của HS. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh… sử dụng để dạy học Đạo đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực của HS. Điều đó sẽ giúp cho bài học thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em.
- Các phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức rất phong phú đa dạng, bao gồm cả các phương pháp dạy học hiện đại như: đóng vai; thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, điều tra thực tiễn, báo cáo, giải quyết vấn đề, động não…. Các phương pháp truyền thống như: kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan, khen
thưởng….; các hình thức học cá nhân, theo lớp, theo nhóm, học trong lớp, ngoài sân trường và tham quan các di tích văn hoá, các địa điểm có liên quan đến nội dung học tập.
Tóm lại: Mỗi phương pháp và hình thức dạy học Đạo đức có mạnh mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng bài riêng, từng hoạt động riêng của tiết dạy. Vì vậy, không quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp hoặc hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp mà lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp, các hình thức dạy học một cách hợp lý, đúng mức.
CHUYÊN ĐỀ
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1 ĐÃ HẾT.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Kim Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)