Gia đình của bé
Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Minh |
Ngày 05/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: gia đình của bé thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Thời gian thực hiện 4
từ ngày :01/11đến ngày 30/11/2010
(4tuần, từ ngày01/11//2010 đến ngày30/11/2010)
I – CÔNG TÁC CHUNG:
Lập thành tích tốt chào mừng ngày 20/11Ngày nhà giáo Việt Nam.
Hoàn thành hồ sơ sổ sách của cô và trẻ.
Thực hiện đúng chương trình thời gian biểu,tổ chức đều các hoạt động trong ngày.
Hướng dẫn kiến tập sư phạm cho sinh viên ở Đại học sư phạm.
Tham gia tiết tốt (Chuyên đề Khám phá xã hội-)chào mừng ngày 20/11.
Tham dự chuyên đề Làm quen với toán do phòng giáo dục tổ chức.
Tập cho trẻ đi tiêu, đi tiểu đúng nơi qui định.
Hình thành ở cháu ý thức và thói quen giữ gìn đồ dùng .
Rèn các nề nếp ở giờ hoạt chung, hoạt động góc, ăn ngủ, vệ sinh cá nhân và giáp dục lễ giáo .II – KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
- Chuyên đề trọng tâm của tháng này là :Làm quen với toán.
- Khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm,khám phá,thảo luận và đưa ra nhận xét .
II–KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NỀ NẾP – THÓI QUEN:
1 – HỌẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:
Trẻ biết cầm bút, làm quen với cách tô màu, phối hợp các nét đơn giản tạo thành sản phẩm theo ý thích.
Trẻ biết tên bố mẹ và các thành viên trong gia đình.
Trẻ biết nghề nghiệp của bố mẹ và công việc hằng ngày bố mẹ thường làm ở nhà.
Trẻ biết gia đình là nơi :thư giãn,xum họp,nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả,..
Trẻ biết nhu cầu của gia đình và những nhóm thực phẩm cần thiết cho con người.
2 – VUI CHƠI:
Biết chơi theo nhóm và tự phân vai chơi.
Biết thể hiện hành động phù hợp với vai chơi .
Trật tự trong khi chơi, không quăn ném đồ chơi, nhường nhịn bạn trong khi chơi không quăng ném đồ chơi.Lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
3 – VỆ SINH – LAO ĐỘNG:
Hướng dẫn -kiểm tra trẻ một số thao tác rửa tay – rửa mặt – đánh răng cho trẻ.
Dạy trẻ biết kê xếp bàn ghế giờ học – giờ ăn.
- Dạy trẻ biết vệ sinh môi trườnglớp học sạch sẽ không vứt xả rác bừa bãi-nhặt rác bỏ vào thùng…
4 – GIÁO DỤC – LỄ GIÁO:
Dạy trẻ biết chào cô, chào mẹ, bố . . . khi đến lớp và khi ra về.
Dạy trẻ biết các mối quan hệ trong gia đình,biết xưng hô đúng mực và biết kính trên nhườn dưới
Hòa đồng với bạn bè, lịch sự trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
IV– MỤC TIÊU GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐIỂM:
1.Phát triển thể chất:
-Hình thành cho trẻ ý thức giữ gìn,sử dụng hợp lý,tiết kiệm đồ dùng,đồ chơi trong gia đình.
-Trẻ biết ăn uống hợp lý và đúng giờ.
-Biết cùng người thân trong gia đình tập luyện và giữ gìn sức khoẻ.
-Trẻ biết nhu cầu của gia đình cần gì?
2.Phát triển nhận thức:
-Trẻ có hiểu biết mối quan hệ và công việc của mỗi thành viên trong gia đình.
-Trẻ có một số hiểu biết về nhu cầu của gia đình (nhu cầu dinh dưỡng,quan tâm lẫn nhau,…).
-Trẻ nhận biết một số quy tắc đơn giản trong gia đình.
3.Phát triển ngôn ngữ:
-Trẻ biết lắng nghe và trả lời đủ câu,mạch lạc.
-Trẻ biết bày tỏ nhu cầu và mong muốn của mình bằng ngôn ngữ.
-Hình thành kỹ năng giao tiếp,chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hoá gia đình.
-Trẻ biết kể chuyện về gia đình của mình bằng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của trẻ.
4. Phát triển thẩm mĩ:
Thể hiện các bài hát về gia đình một cách nhịp nhàng,tình cảm.
Thể hiện cảm xúc của mình thông qua những hình vẽ về gia đình và những người thân của mình.
Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật ô lớp
5.Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
-Trẻ có ý thức kính trọng người lớn,gọi dạ bảo vâng,nhườn nhịn,giúp đỡ,đùm bọc lẫn nhau…
-Nhận biết cảm xúc của người khác ,biết biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Ngọc Minh
Dung lượng: 2,54MB|
Lượt tài: 3
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)