Ghi nhớ kiến thức Lịch sử bằng ca dao
Chia sẻ bởi Nguyễn Tấn Bảo Khanh |
Ngày 11/05/2019 |
121
Chia sẻ tài liệu: Ghi nhớ kiến thức Lịch sử bằng ca dao thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
1.Cơ sở lí luận:
a.Cơ sở pháp lý của việc đổi mới phương pháp dạy học:
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá IX kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục có ghi: “Thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học…”
Chương trình hành động số 465/CTrHĐ-PGD ngày 08/11/2006 của phòng Giáo dục-Đào tạo Tánh Linh thực hiện Kế hoạch 15-KH/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ (khoá VI) đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng ghi: “Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo và khả năng tư duy của học sinh”.
b. Cơ sở khoa học của việc nhận thức:
Bản chất của việc học là nghe ( biết, thấy ( biết, đọc ( biết, thực hành ( biết. Do đó, những thông tin mà người học nghe, thấy, đọc càng sinh động, dễ hiểu thì càng dễ biết. Dễ biết mới dễ nhớ. Nhớ cũng là một phần của quá trình tư duy.
Người ta dễ thuộc, dễ nhớ ca dao, tục ngữ là do chúng có vần có điệu, súc tích và giàu hình ảnh. Vào triều Nguyễn, Ngô Lê Cát đã viết “Đại Nam quốc sử diễn ca” (được Phạm Đình Toái chỉnh biên) là loại sử viết theo thể thơ lục bát được bao thế hệ người Việt thích thú và xướng lên mỗi khi có dịp. Năm 1942, Nguyễn Ái Quốc cũng đã viết “Lịch sử nước ta” theo lối trên nhằm để cho mọi người dễ thuộc và hiểu lịch sử nước nhà, từ đó nêu cao tinh thần đấu tranh của dân tộc. Trong kháng chiến, nhà thơ Bút Tre đã vận dụng đặc điểm này cùng với sự hài hước để sáng tác những vần thơ rất mộc mạc nhưng có sức động viên tinh thần rất mạnh mẽ.
c. Tầm quan trọng của bộ môn lịch sử đối với xã hội:
Danh ngôn có câu: “ Nếu chúng ta bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ trả lời bằng đại bác”. Lịch sử là môn học kiến tạo nền tảng tinh thần xã hội. Mở đầu vở diễn ca “Lịch sử nước ta”, Nguyễn Ái Quốc có viết:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Môn lịch sử có vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục những kiến thức về lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc, nâng cao trình độ văn hoá và giáo dục ý thức truyền thống, lòng yêu nước cho học sinh.
Để xã hội có cách nhìn thoả đáng với môn Lịch sử trong trường phổ thông thì trước hết bản thân nhà trường phải nâng cao chất lượng bộ môn này. Để nâng cao chất lượng bộ môn thì phải mạnh mẽ đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những phương pháp giúp người học dễ khắc hoạ kiến thức, hình thành biểu tượng lịch sử là vận dụng thơ ca (nếu có thể thì sáng tác) vào việc ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử.
2. Cơ sở thực tiễn:
Tuy bộ môn Lịch sử có tầm quan trọng như trên nhưng hiện nay tình trạng học tập bộ môn này ở trường phổ thông đang có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng. Học sinh trường THCS Duy Cần cũng không ngoài tình trạng đó. Có một mối quan hệ khá rõ nét giữa biểu hiện sa sút này với sự suy thoái về ý thức dân tộc, đạo đức xã hội, để lại những hậu quả to lớn và lâu dài. Thực trạng ấy khiến những ai quan tâm tới giáo dục đều băn khoăn, lo ngại. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng trên là do đa số học sinh học Lịch sử với thái độ uể oải, đối phó, không nghe giảng, không ghi chép, không làm bài tập và rồi không nhớ gì cả. Đa số học sinh biết rành các ngôi sao điện ảnh nước ngoài hơn các anh hùng dân tộc. Nếu hỏi Lý Thường Kiệt là ai thì chắc chắn sẽ có nhiều em nhằm với diễn viên Lý Liên Kiệt của Đài Loan.
Để góp phần khắc phục tình trạng trên, chúng tôi vận dụng cách làm như các bậc tiền bối (vận dụng thơ ca vào truyền bá Lịch sử) vào một công đoạn nhỏ của quá trình lên lớp là củng cố một phần kiến thức bài học.
Đó là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài: “ Ghi nhớ kiến thức Lịch sử Việt Nam bằng thơ ca”.
Đề tài này dàn trãi suốt chương trình của cấp học, đòi hỏi phải có sự dày công sưu tầm, chọn lọc, thậm chí cả sáng tác của nhiều người, thực hiện trong nhiều năm. Do chỉ mới triển khai thực hiện năm thứ hai nên
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
1.Cơ sở lí luận:
a.Cơ sở pháp lý của việc đổi mới phương pháp dạy học:
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 khoá IX kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục có ghi: “Thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học…”
Chương trình hành động số 465/CTrHĐ-PGD ngày 08/11/2006 của phòng Giáo dục-Đào tạo Tánh Linh thực hiện Kế hoạch 15-KH/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ (khoá VI) đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng ghi: “Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo và khả năng tư duy của học sinh”.
b. Cơ sở khoa học của việc nhận thức:
Bản chất của việc học là nghe ( biết, thấy ( biết, đọc ( biết, thực hành ( biết. Do đó, những thông tin mà người học nghe, thấy, đọc càng sinh động, dễ hiểu thì càng dễ biết. Dễ biết mới dễ nhớ. Nhớ cũng là một phần của quá trình tư duy.
Người ta dễ thuộc, dễ nhớ ca dao, tục ngữ là do chúng có vần có điệu, súc tích và giàu hình ảnh. Vào triều Nguyễn, Ngô Lê Cát đã viết “Đại Nam quốc sử diễn ca” (được Phạm Đình Toái chỉnh biên) là loại sử viết theo thể thơ lục bát được bao thế hệ người Việt thích thú và xướng lên mỗi khi có dịp. Năm 1942, Nguyễn Ái Quốc cũng đã viết “Lịch sử nước ta” theo lối trên nhằm để cho mọi người dễ thuộc và hiểu lịch sử nước nhà, từ đó nêu cao tinh thần đấu tranh của dân tộc. Trong kháng chiến, nhà thơ Bút Tre đã vận dụng đặc điểm này cùng với sự hài hước để sáng tác những vần thơ rất mộc mạc nhưng có sức động viên tinh thần rất mạnh mẽ.
c. Tầm quan trọng của bộ môn lịch sử đối với xã hội:
Danh ngôn có câu: “ Nếu chúng ta bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ trả lời bằng đại bác”. Lịch sử là môn học kiến tạo nền tảng tinh thần xã hội. Mở đầu vở diễn ca “Lịch sử nước ta”, Nguyễn Ái Quốc có viết:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Môn lịch sử có vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục những kiến thức về lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc, nâng cao trình độ văn hoá và giáo dục ý thức truyền thống, lòng yêu nước cho học sinh.
Để xã hội có cách nhìn thoả đáng với môn Lịch sử trong trường phổ thông thì trước hết bản thân nhà trường phải nâng cao chất lượng bộ môn này. Để nâng cao chất lượng bộ môn thì phải mạnh mẽ đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những phương pháp giúp người học dễ khắc hoạ kiến thức, hình thành biểu tượng lịch sử là vận dụng thơ ca (nếu có thể thì sáng tác) vào việc ghi nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử.
2. Cơ sở thực tiễn:
Tuy bộ môn Lịch sử có tầm quan trọng như trên nhưng hiện nay tình trạng học tập bộ môn này ở trường phổ thông đang có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng. Học sinh trường THCS Duy Cần cũng không ngoài tình trạng đó. Có một mối quan hệ khá rõ nét giữa biểu hiện sa sút này với sự suy thoái về ý thức dân tộc, đạo đức xã hội, để lại những hậu quả to lớn và lâu dài. Thực trạng ấy khiến những ai quan tâm tới giáo dục đều băn khoăn, lo ngại. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng trên là do đa số học sinh học Lịch sử với thái độ uể oải, đối phó, không nghe giảng, không ghi chép, không làm bài tập và rồi không nhớ gì cả. Đa số học sinh biết rành các ngôi sao điện ảnh nước ngoài hơn các anh hùng dân tộc. Nếu hỏi Lý Thường Kiệt là ai thì chắc chắn sẽ có nhiều em nhằm với diễn viên Lý Liên Kiệt của Đài Loan.
Để góp phần khắc phục tình trạng trên, chúng tôi vận dụng cách làm như các bậc tiền bối (vận dụng thơ ca vào truyền bá Lịch sử) vào một công đoạn nhỏ của quá trình lên lớp là củng cố một phần kiến thức bài học.
Đó là những lý do mà chúng tôi chọn đề tài: “ Ghi nhớ kiến thức Lịch sử Việt Nam bằng thơ ca”.
Đề tài này dàn trãi suốt chương trình của cấp học, đòi hỏi phải có sự dày công sưu tầm, chọn lọc, thậm chí cả sáng tác của nhiều người, thực hiện trong nhiều năm. Do chỉ mới triển khai thực hiện năm thứ hai nên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tấn Bảo Khanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)