Gftgdfdgyhf

Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Nhân | Ngày 26/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: gftgdfdgyhf thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Bài 9. NHẬT BẢN
Tiết 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ.

I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
a. Vai trò: Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.
- Phát triển với tốc độ cao, nhiều ngành đứng đầu thế giới
b. Tình hình phát triển
- Có đầy đủ các ngành CN, kể cả ngành nghèo tài nguyên.
- Giảm bớt việc phát triển các ngành CN truyền thống.
- Chú trọng phát triển CN hiện đại chiếm tỉ trọng lớn trên thế giới như: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt và chú trọng một số ngành mũi nhọn.
- CN tạo ra một khối lượng hàng hoá vừa đảm bảo trang bị máy móc cần thiết cho các ngành kinh tế và cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.
d. Phân bố:
+ Mức độ tập trung cao nhiều nhất trên đảo Hôn-su.
+ Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ven biển phía đông.
2. Dịch vụ
a. Vai trò: Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 68% GDP.
b. Tình hình phát triển
- Trong đó thương mại, tài chính và GTVT có vai trò to lớn.
* Thương mại:
- Là cường quốc thương mại đứng thứ 4 thế giới.
+ Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật, chiếm 68% giá trị GDP (2004).
+ Bạn hàng rộng khắp trên thế giới: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước ĐNÁ, Ô-xtrây-li-a...
+ Tình hình phát triển: chiếm 9,4% kim ngạch XK thế giới, thị trường rộng lớn…
* Đứng đầu thế giới về vốn đầu tư trực tiếp FDI và vốn viện trợ ODA..
* Tài chính: Có dự trữ tài chính lớn nhất thế giới (837,9 tỉ USD).
* GTVT: Có hệ thống GTVT hiện đại bậc nhất thế giới (Đường biển, hàng không).
3. Nông nghiệp
a.Vai trò: Thứ yếu.
b. Tình hình phát triển:
- Cơ cấu: đa dạng (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) ( sản phẩm phong phú.
- Nông nghiệp thâm canh trình độ cao nhờ áp dụng KHKT tiên tiến.
- Các nông sản chính: lúa gạo; chè, thuốc lá, dâu tằm…
- Ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng và phát triển mạnh.
II. Các vùng kinh tế
- Bốn vùng kinh tế ứng với 4 đảo lớn.
1. Honshu: Diện tích rộng, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng. Trung tâm công nghiệp chính: Tokyo, Yokohama, Nagoya,…
2. Kyushu: phát triển công nghiệp nặng.Trung tâm công nghiệp chính: Fukuoka, Nagasaki, Kagoshima...
3. Shikoku: nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế. Trung tâm công nghiệp chính: Kochi, Matsuyama..
4. Hokkaido: rừng bao phủ phần lớn diện tích. Dân cư thưa thớt.Trung tâm công nghịêp chính: Sapporo, Muroran,..

Bài 10. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

* Diện tích: 9572,8 nghìn km2 * Dân số: 1303,7 triệu người (2005) * Thủ đô: Bắc Kinh
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Đất nước có diện tích rộng lớn (thứ 4 thế giới),nằm trong khu vực Trung – Đông Á.
- Giới hạn lãnh thổ:
+ Kéo dài từ 200B đến 530 B, 730 Đ đến 1350 Đ.
+ Nằm phía Đông của châu Á, tiếp giáp với 14 nước trên lục địa.
- Phía Đông tiếp giáp với Thái Bình Dương.
- Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc TW.
* Ý nghĩa:
+ Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
+ Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ và đường biển.
+ Khó khăn: Quản lý đất nước, thiên tai...
II. Điều kiện tự nhiên
Tự nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa Đông Tây của lãnh thổ.
ĐKTN
Miền Đông
Miền Tây

Địa hình
Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
->Thuận lợi cho PT nhiều ngành kinh tế và cư trú.
Gồm nhiều dãy núi cao , các cao nguyên đồ sồ và các bồn địa.
->Khó khăn cho giao thông, khai thác tài nguyên, cư trú.

Khí hậu
+Phía bắc khí hậu ôn đới gió mùa.
+ Phía nam khí hậu cận nhiệt đới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)