Gfgggggfgffffffffffffffffff

Chia sẻ bởi Minh Minh | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: gfgggggfgffffffffffffffffff thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI HKI. Tài liệu của page "Học văn lớp 9". I. Ôn tập lại khái niệm đoạn văn: 1. Khái niệm đoạn văn: 2. Một số cấu trúc đoạn thường gặp: a. Đoạn diễn dịch: b. Đoạn qui nạp: * Có thể chuyển đổi đoạn diễn dịch, thành đoạn qui nạp và ngược lại bằng cách chuyển đổi vị trí của câu chủ đề. Song, không phải trường hợp nào cũng có thể chuyển đổi được. c. Đoạn song hành: d. Đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp ( tổng – phân – hợp ):
II. Một số nội dung đoạn: 1. Đoạn văn giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm: * Yêu cầu chung: - Nêu được chính xác tên tác giả, tên tác phẩm. - Xác định ý nghĩa nhan đề tác phẩm thể hiện về phương diện gì: đề tài, nội dung, nhân vật chính, chủ đề,… mối quan hệ giữa tên tác phẩm và chủ đề tác phẩm. - Khẳng định giá trị nhan đề tác phẩm. Cũng có thể kết hợp đánh giá về tác giả, tác phẩm. Đề bài 1: Viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp, thể hiện cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. => Gợi ý: - Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. - Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. - Đồng thời nhà thơ lại thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. Đó là chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh. Đề bài 2: Viết đoạn văn theo cách tổng – phân – hợp, thể hiện cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. => Gợi ý: - Bếp lửa là một hình ảnh đầy sáng tạo, xuất hiện nhiều lần trong bài thơ, nó vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng: + Trước hết đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ. + Bếp lửa là biểu tượng giàu ý nghĩa: nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con trong những năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn .Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà. Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người. + Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. + Với ý nghĩa như vậy, “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc… Đề bài 3: Viết một đoạn văn ngắn giải thích nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ kết thúc đoạn). => Gợi ý: - “Lặng lẽ Sa Pa” – truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thành Long là một nhan đề giàu chất thơ, thể hiện rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. - Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ kĩ, nơi mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Ở đó, có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn, có những đàn bò lang cổ đeo chuông ung dung gặm cỏ, có những rừng thông đẹp lunh linh kì ảo dưới ánh nắng mặt trời… - Cái lặng lẽ của Sa Pa còn ẩn chứa sự lặng lẽ âm thầm đầy khiêm nhường mà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Minh Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)