Gen-adn

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuấn | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: gen-adn thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

GEN – MÃ DI TRUYỀN – QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

Câu 1) Điều nào không đúng với cấu trúc của gen :
A. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình dịch mã.
C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
D. Vùng mã hóa ở giữa gen mang thông tin mã hóa axit amin.
Câu 2) Số mã bộ ba mã hóa cho các axit amin là
A. 61. B. 42 C. 64. D. 21.
Câu 3) Axit amin Mêtiônin được mã hóa bởi mã bộ ba
A. AUU. B. AUG. C. AUX. D. AUA.
Câu 4) Đoạn okazaki là
A. đoạn ADN được tổng hợp một cách gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
B. đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
C. đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên mạch ADN trong quá trình nhân đôi.
D. đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
Câu 5) Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới:
A. Tính liên tục. B. Tính đặc thù. C. Tính phổ biến. D. Tính thoái hóa.
Câu 6) Vai trò của enzim ADN - polimeraza trong quá trình nhân đôi là
A. cung cấp năng lượng. B. tháo xoắn ADN.
C. lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp.
D. phá vỡ các liên kết hidro giữa hai mạch của ADN.
Câu 7) Một axit amin trong phân tử protein được mã hóa trên gen dưới dạng
A. mã bộ một. B. mã bộ hai. C. mã bộ ba. D. mã bộ bốn.
Câu 8) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi là
A. A liên kết U; G liên kết X. B. A liên kết X; G liên kết T.
C. A liên kết T; G liên kết X. D. A liên kết U; T liên kết A; G liên kết X; X liên kết G.
Câu 9) Mã di truyền có các bộ ba kết thúc là
A. UAA, UAG, UGA. B. UAU, UAX, UGG.
C. UAX, UAG, UGX D. UXA, UXG, UGX.
Câu 10) Mã thoái hóa là hiện tượng
A. nhiều mã bộ ba cùng mã hóa cho 1 loại axit amin.
B. các mã bộ ba nằm nôi tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau.
C. một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
D. các loài sinh vật đều sử dụng chung bộ mã di truyền.
Câu 11) ADN có chức năng
A. cấu tạo nên enzim, hoocmon, kháng thể.
B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 12) Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN
A. luôn theo chiều từ 3’ đến 5’. B. một cách ngẫu nhiên.
C. theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
D. luôn theo chiều từ 5’ đến 3’.
Câu 13) Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với
ADN mẹ ban đầu.
C. trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
D. sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo hai hướng ngược chiều nhau.
Câu 14) Vì sao mã di truyền là mã bộ ba?
A. Vì mã bộ một và mã bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)