GDVN truoc boi canh hoi nhap Quoc te

Chia sẻ bởi Lương Văn Bình | Ngày 03/05/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: GDVN truoc boi canh hoi nhap Quoc te thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
một số vấn đề kinh tế - giáo dục của việt nam trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế
Đặng Quốc Bảo biên soạn 2007
2
A/ dân số và kinh tế của một số nền kinh tế thế giới và châu á

1/ G7 và Nga
3
A/ dân số và kinh tế của một số nền kinh tế thế giới và châu á

2/ Châu á
4
A/ dân số và kinh tế của một số nền kinh tế thế giới và châu á

3/ Thế giới
5
B/ giáo dục việt nam và một số nước châu á qua một số chỉ tiêu chủ yếu
1/ Giáo dục Việt Nam và một số nước châu á qua một số chỉ tiêu chủ yếu
6
B/ giáo dục việt nam và một số nước châu á qua một số chỉ tiêu chủ yếu
2/ Đầu tư cho y tế - giáo dục - quân sự: % từ GDP của một số nước trên thế giới.
G& và Nga
7
B/ giáo dục việt nam và một số nước châu á qua một số chỉ tiêu chủ yếu
2/ Đầu tư cho y tế - giáo dục - quân sự: % từ GDP của một số nước trên thế giới Việt Nam và các nước châu á
HDR của UNDP 2007
Chú ý: Trong các công bố chính thức của thế giới, Việt Nam không được ghi. Báo cáo của Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007) cho biết chi giáo dục từ Ngân sách nhà nước tính theo GDP là 5,6% (năm 2006)
8
c/ hiện trạng phát triển việt nam (qua một số chỉ số kt-gd)
1/ Việt Nam có thứ hạng nào trên bản đồ thế giới.

Theo Báo cáo phát triển con người (Human Development Report) năm 2007 do UNDP công bố thì Việt Nam có hiện trạng sau:
* Chỉ số phát triển con người HDI = 0,733
Xếp thứ 105/177 nước
* GDPđầu người theo sức mua=3.071USD xếp thứ 122/177 nước
* Tuổi thọ bình quân = 73,7 tuổi xếp thứ 56/177 nước
* Người lớn từ 15+ tuổi trở lên biết chữ = 90,3% xếp thứ 57/177 nước
* Đi học của thanh thiếu niên từ 6 - 24 tuổi = 63,9% xếp thứ 121/177 nước
9
Gdp đầu người 2005 theo cách tính thông thường
10
Khoảng cách việt nam so các nước sau 20 năm
Thống kê IMF 2007
11
2/ 5 tỉnh thành giàu nhất và
5 tỉnh thành nghèo nhất: Khoảng cách chênh lệch thông thường và theo sức mua (PPP)

5 Tỉnh giàu nhất: GDP bình quân GDP bình quân
tính thông thường tính theo sức mua PPP
Bà Rịa Vũng Tàu : 6.156$ 10.543$
Tp. Hồ Chí Minh : 1.520$ 7.375$
Hà Nội : 1.220$ 6.294$
Bình Dương : 930$ 4.384$
Đà Nẵng : 786$ 3.954$

5 Tỉnh nghèo nhất: GDP bình quân GDP bình quân
tính thông thường tính theo sức mua PPP
- Hoà Bình : 238$ 1.155$
- Sơn La : 223$ 1.084$
- Bắc Kạn : 194$ 993$
- Hà Giang : 174$ 888$
- Lai Châu : 169$ 820$
Tỉnh giàu nhất so với tỉnh nghèo nhất:
Thông thường Sức mua
6.116$ / 169$ = 36,4 lần 10.543$ / 820$ = 12,8 lần
(Nguồn số liệu: Phát triển con người Việt Nam 1999 - 2004. NXB Chính trị Quốc gia H.2006)
12
3/ Việt Nam so sánh với một số nước trong khu vực
13
4/ Bình quân tăng trưởng của Việt Nam và một số nước châu á
Báo cáo cập nhật tình hình Đông á - Thái Bình Dương của WB ngày 5 - 4 - 2007 cho biết.
14
5a/ Bao giờ Việt Nam đuổi kịp Thái Lan nếu từ 2004 bình quân tăng trưởng của Việt Nam 9%/ năm, Thái Lan 4,5%/năm
8677.e0,045t (Thái) = 3071e0,09t (Việt)



2,82e0,045t = e0,09t
ln(2,82e0,045t) = lne0,09t (chú ý lne = 1)
ln2,82 + 0,045t = 0,09t
1,036 + 0,045t = 0,090t
1,036 = 0,090t - 0,045t = 0,045t



Sau khoảng 23 năm (kể từ 2005)
15
5b/ Bao giờ Việt Nam đuổi kịp Malaixia nếu những năm tới bình quân tăng trưởng của Việt Nam 9%, Malaixia đạt 5,8%/năm
10882e0,058t (M) = 3.071e0,09t (V)



3,54e0,058t = e0,09t
ln(3,54e0,058t) = lne0,09t
ln3,54 + 0,058t = 0,090t (chú ý lne = 1)
1,260 + 0,058t = 0,090t
1,260 = 0,090t - 0,058t = 0,032t



Sau khoảng 39,3 năm (kể từ 2005)
16
5c/ Bao giờ Việt Nam đuổi kịp Hàn Quốc nếu những năm tới bình quân tăng trưởng của Việt Nam 9%, Hàn Quốc đạt 4,9%/năm
22.029e0,049t (H) = 3.071e0,09t (V)



7,17e0,049t = e0,09t
ln(7,17e0,049t) = lne0,09t
1,96 + 0,049t = 0,090t
1,96 = 0,09t - 0,049t = 0,041t



Sau khoảng 47,8 năm (kể từ 2005)
17
6/ Một sự so sánh về giá trị sản phẩm
Để có được:
1000$ Việt Nam phải bán được 6 tấn sản phẩm (6.000kg, 6103kg).
1000$ Trung Quốc chỉ cần bán 6 tạ sản phẩm (600kg, 6102kg).
1000$ Nhật Bản chỉ cần bán 600 gam sản phẩm (0,6kg, 610-1kg).
1000$ Mỹ chỉ cần bán 6gam sản phẩm (0,006kg, 610-3kg).


18
d/ Giáo dục là phát triển:
các mô hình tổng quát
"Thắng cuộc đua trong giáo dục sẽ thắng trong kinh tế"

Lý Quang Diệu phát biểu với các nhà lãnh đạo Việt Nam ngày 17/01/2007
19
Người xưa nhìn thấy nghịch lý:
"Vi nhân bất phú - Vi phú bất nhân"
(Mạnh Tử)
(Làm điều nhân nghĩa khó giàu, làm giàu khó giữ nhân nghĩa)
Người đời nay mong ước:
"Vừa vi nhân - Vưà vi phú và xây dựng được một cuộc sống phát triển bền vững "
(Tăng trưởng - Phát triển - Phát triển bền vững)
20
2/ Bốn thách thức chung cho mọi quốc gia (4p)
P1: Peace: Hoà bình an ninh hay chiến tranh khủng bố
P2: Poverty: Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
P3: Population: Vấn đề dân số ổn định: qui mô, cơ cấu, phân bố
P4: Pollution: Giải quyết sự ô nhiễm môi trường
21
3/ mô hình phát triển
Mô hình không gian ba chiều


OA: Kinh tế: Tăng GDP
OC: Chấn hưng văn hoá, công bằng xã hội.
OB: Sự phát triển thông thường
OO`: Bảo vệ môi trường sinh thái
OB`: Phát triển bền vững
22
4/ Mô hình ngũ dân:


1/ Dân sinh được cải thiện
2/ Dân trí được mở mang
3/ Dân quyền được tôn trọng/ bảo đảm, phát huy dân chủ.
4/ Dân cư được trong lành
5/ Dân số được ổn định
23
5/ Mô hình lấy tăng trưởng là chìa khoá cho sự phát triển. Thực hiện sự tăng trưởng nhanh nhưng là tăng trưởng xanh.
Tăng trưởng giữ được 5 kho báu.


24
6/ mô hình ngũ qui
Qui nông tất ổn
Qui công tất phú
Qui thương tất hoạt
Qui trí tất hưng
Qui pháp tất bình
(chăm lo cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì đất nước ổn định
Chăm lo cho công nghiệp thì đất nước giàu có
Chăm lo cho thương nghiẹp thì đất nước năng động
Chăm lo cho văn hoá giáo dục thì đất nước hưng thịnh
Chăm lo hoàn thiện pháp luật thì đất nước thanh bình)
25
7/ giáo dục với việc phát triển
ba nguồn vốn
Giáo dục phải làm gia tăng ba nguồn vốn:
- Vốn con người (Human Capital)
- Vốn tổ chức (Organizational Capital)
- Vốn xã hội (Social Capital)
26
8/ giáo dục hoàn thành ba sứ mệnh
Giáo dục thực hiện hài hoà ba chức năng:
- Di truyền văn hoá
- Đào tạo bồi dưỡng "Nhân cách - Sức lao động"
- Thúc đẩy đất nước đi vào kỷ nguyên toàn cầu hoá (Hội nhập sâu).
27
9/ giáo dục thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản
Nâng cao dân trí
Nâng cao quan trí
Nâng cao doanh trí
28
10/ giáo dục hoàn thành ba cuộc vận động
Dân vận
Quan vận
Doanh vận
29
e/ phát triển giáo dục: từ quan điểm đến chiến lược hành động
1/ Nền giáo dục toàn dân:
- Giáo dục của dân
- Giáo dục do dân
- Giáo dục vì dân
30
e/ phát triển giáo dục: từ quan điểm đến chiến lược hành động
2/ Nền giáo dục phục vụ cho phát triển nhân văn (Human Development)
- Không ngừng đáp ứng các nhu cầu của con người.
- Nâng cao năng lực lựa chọn cho con người
- Mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người
31
3/ Đảm bảo tính chỉnh thể và toàn vẹn của giáo dục quốc dân
1. Giáo dục mầm non
2. Giáo dục phổ thông
3. Giáo dục nghề nghiệp
4. Giáo dục đại học
5. Giáo dục thường xuyên
32
- Phi mầm non bất thành nhân cách
- Phi phổ thông bất thành dân trí
- Phi chuyên nghiệp bất thành nhân lực kỹ thuật.
- Phi đại học bất thành nhân tài
- Phi giáo dục thường xuyên bất thành xã hội học tập
33
34
4/ Làm tốt các nội dung giáo dục:
Quốc văn
Quốc ngữ
Quốc sử
5/ Đa dạng hoá các hình thức giáo dục
Chính qui (Formal Education)
Không chính qui (Nonformal Education)
Không chính tắc (Informal Education)
Và chú ý các hình thức cận giáo dục (Para Edu)
35
6/ Kế hoạch 100 năm lấy giáo dục làm gốc
(Thông điệp của một số nước Đông á)
Nhất niên thụ cốc
Thập niên thụ mộc
Bách niên thụ nhân
Thiên niên thụ đức
(Quản Trọng: 730 - 645 TCN)
7/ Những khoản tiền bỏ vào để mở trường học sẽ thừa sức được thanh toán bằng sự xuất hiện của những Môza, Bettôven, Sêchspia, Niutơn.
(Nhà kinh tế học người Anh, Anphơrét - Marshan / Alfred Marshall)
8/Đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư khôn ngoan nhất có lãi nhất, sáng suốt nhất.
(Viện sĩ người Nga Strumilin)
36
9/ "Không có một sự tiến bộ nào, sự thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết tiến hành sự nghiệp giáo dục một cách hiệu quả thì số phận quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản"
(UNESCO - 1994)
10/ Không có một nền giáo dục của quốc gia nào lại có thể phát triển cao hơn trình độ đội ngũ giáo viên của quốc gia đó.
(Raja Roy sinh - Nguyên Giám đốc UNESCO Châu á - TBD)
37
11/ Ba vấn đề giáo dục then chốt và năm giá trị đạo đức nền tảng của thời đại mới.
ý tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh:
"Giáo dục gia đình - Giáo dục nhà trường - Giáo dục xã hội" trên nền tảng các giá trị:
"Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm".
Xây dựng "Gia đình học hiệu", bồi dưỡng công dân thành "Tiểu giáo viên".
ý tưởng của Nho Gia:
"Nhân hữu tam ân tình khả sự như nhất:
"Phi phụ bất sinh - Phi sư bất thành - Phi quân bất vinh"
Sáu nhân vật: quân thần, sư đệ, phụ tử thực hiện 5 giá trị.
Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín
38
12/ Giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu được bản chất của đồng tiền, đấu tranh với những quan điểm sai lạc của thuyết tư bản tự do mới (*)

- Tiền có thể mua được sách không mua được kiến thức (money can buy book, but not knowledge).
- Tiền có thể mua được giường không mua được giấc ngủ ngon (. bed, but not sleep).
- Tiền có thể mua được máu không mua được sự sống (. blood, but not life).
- Tiền có thể mua được đồng hồ không mua được thời gian (.oclock, but not time).
- Tiền có thể mua được thuốc không mua được sức khoẻ (.medicine, but not health).
- Tiền có thể mua được nhà không mua được con người sống trong căn nhà (.house, but not home).
- Tiền có thể mua được chức vụ không mua được sự kính trọng (.position, but not respect).
- Tiền có thể mua được tình dục không mua được tình yêu (.sex, but not love).
(*) Do Freiderik August Von Hayek 1899 - 1992 đề xuất. Thuyết này thay thế cho thuyết tư bản tử tế do John Maynark Keynes 1883 - 1946 đề xuất.


39
F/ Toàn văn bức thư của lincôn
Xin thày hãy dạy cho con tôi: Cháu có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.*/
Kính thưa thày:
* Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố.

*/ Sưu tầm từ báo Tuổi trẻ và báo Văn nghệ số 41 (13/10/2007). Tư liệu dịch của DV và Lê Hoài Nam
40
* Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.
* Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách. nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
* ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.
Xin hãy dạy cho cháu đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
* Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.
41
* Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
* Xin hãy dạy cho cháu rằng: Cháu có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
* Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh mặt làm ngơ trước một đám đông gào thét và đứng thẳng người bảo vệ lẽ phải.
* Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh thép cứng rắn. Hãy giúp cho cháu có can đảm biểu lộ sự thiếu kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm.
* Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
* Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình. Con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)