Gdqp10

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Công Trình | Ngày 11/05/2019 | 603

Chia sẻ tài liệu: gdqp10 thuộc GD QP-AN 12

Nội dung tài liệu:

Bộ Giáo dục và Đào tạo ________
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Báo cáo viên: Thạc sĩ Hoàng Đình Tài
I. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Sự cần thiết phải đổi mới chương trình
a- Về mặt lý luận
Chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh cấp trung học phổ thông ban hành theo Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thực hiện từ năm học 2008-2009.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ________
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Báo cáo viên: Thạc sĩ Hoàng Đình Tài
I. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Sự cần thiết phải đổi mới chương trình
a- Về mặt lý luận
- Giáo dục quốc phòng- an ninh (GDQP-AN) đã được Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng xác định là bộ phận quan trọng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 3/5/2007 Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng- an ninh trong tình hình mới. Luật Quốc phòng năm 2005 dành 1 chương để quy định về GDQP. Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về GDQP-AN đã quy định cụ thể nội dung, khối lượng kiến thức và thời gian GDQP-AN cho từng đối tượng.
I. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Sự cần thiết phải đổi mới chương trình
- Với vị trí, vai trò như vậy, môn học GDQP-AN phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện về nội dung, chương trình đáp ứng với yêu cầu phát triển nhằm thực hiện tốt quan điểm, chỉ thị của Đảng và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về GDQP-AN.
- Môn học GDQP-AN đã có gần 50 năm phát triển và nội dung, chương trình đã nhiều lần được đổi mới phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và chính trị của đất nước. Triển khai thực hiện Chỉ thị 420/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) năm 1991 chương trình huấn luyện quân sự phổ thông đã được đổi tên thành môn học giáo dục quốc phòng.
a- Về mặt lý luận
b- Về mặt thực tiễn
I. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Sự cần thiết phải đổi mới chương trình
b- Về mặt thực tiễn
- Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước và sự đổi mới của giáo dục, năm 2000 chương trình GDQP tiếp tục được sửa đổi theo hướng tăng thời lượng cho các chủ đề nhận thức về quốc phòng, về lịch sử truyền thống của quân đội và giảm bớt các phần kỹ năng quân sự. Tuy nhiên vẫn còn một số bài thực hành rất khó tổ chức dạy học ở thành phố.
I. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Sự cần thiết phải đổi mới chương trình
b- Về mặt thực tiễn
- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, ngày 5/5/2006 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấpTHPT, trong đó có môn học GDQP-AN. Bộ cũng đã có hướng dẫn thực hiện chương trình từ năm học 2006-2007, nhưng phần an ninh chưa có nội dung, số tiết tăng thêm cho mỗi lớp (3 tiết) được điều chỉnh cho những nội dung khác.
- Triển khai thực hiện Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về GDQP-AN; trên cơ sở thực trạng về nội dung, chương trình của môn học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành hữu quan tổ chức xây dựng lại chương trình, trong đó đã cập nhật, bổ sung những kiến thức mới về quốc phòng và đưa phần an ninh vào chương trình môn học theo quy định.
I. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2. Triển khai thực hiện chương trình
a) Mục tiêu của chương trình
Hoàn thành chương trình của cả cấp học, tối thiểu học sinh phải đạt được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:
- Về kiến thức: Có những hiểu, biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân- an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, của quân đội, công an và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha. Có những kiến thức tối thiểu về phòng thủ dân sự, tính năng kỹ thuật, chiến thuật một số loại vũ khí bộ binh.
- Về kỹ năng: Có những kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ; kỹ thuật, chiến thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC; thực hành tập bắn trúng mục tiêu cố định bài 1b ban ngày bằng súng thật hoặc bàng thiết bị điện tử, laze. Làm được các động tác từng người trong chiến đấu; có khả năng tự bảo vệ mình.
I. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2. Triển khai thực hiện chương trình
a) Mục tiêu của chương trình
- Về thái độ: xây dựng niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của người thanh niên- học sinh tham gia vào các hoạt động về công tác quốc phòng- an ninh ở nhà trường, địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần hình thành lối sông scó ý thức tổ chức kỷ luật của thế hệ trẻ học sinh.
b) Cấu trúc chương trình
Chương trình GDQP-AN cấp THPT với 5 chủ đề và 23 bài cho cả cấp học, bao gồm lớp 10: 7 bài, lớp 11: 7 bài, lớp 12: 9 bài (trong đó lớp 11 và 12 có bài đội ngũ đơn vị trùng với lớp 10), cụ thể cấu trúc của chương trình theo chủ đề như sau:
Chú ý: Những thay đổi trong cấu trúc của chương trình so với chương trình ban hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT:
I. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2. Triển khai thực hiện chương trình
b) Cấu trúc chương trình
- Hầu hết các bài trong chủ đề 1 đều đã gắn với an ninh;
- Có 3 bài mới hoàn toàn trong chương trình là: “Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý” ở lớp 10; “Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc” và “Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân” ở lớp 12;
- Bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” trước đây là “giới thiệu Luật Biên giới quốc gia” và được viết dưới dạng tài liệu tham khảo dùng cho giảng dạy.
- Bỏ bài “Vũ khí hoá học, vũ khí lửa và cách phòng chống đơn giản”
I. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG- AN NINH CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2. Triển khai thực hiện chương trình
c) Thời gian thực hiện
3. Đánh giá kết quả học tập môn học GDQP-AN
Năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành phân phối chương trình môn học GDQP-AN cho cả 3 lớp của cấp THPT (năm 2007-2008 là lớp 10 và 11), theo đó việc đánh giá kết quả học tập môn học sẽ tham gia vào đánh giá xếp loại học lực của học sinh.
Những văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ để đánh giá kết quả học tập môn học GDQP-AN là:
- Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng- an ninh, ban hành theo Quyết định 69/2007/QĐ-BDGĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, ban hành theo Quyết định 40/2006/QĐ-BDGĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN SÁCH GIÁO KHOA GDQP-AN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Cấu trúc, nội dung của bộ sách
Căn cứ vào chương trình theo Quyết định 79/2007/QĐ-BGDĐT, sách giáo khoa GDQP-AN cấp THPT do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2008 cũng được kết cấu thành 3 cuốn cho 3 lớp: 10, 11 và 12. Nội dung của bộ sách đã được lựa chọn phù hợp với năng lực tư duy, khả năng hoạt động thực tiễn theo lứa tuổi và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Sách lớp 10 có 7 bài; lớp 11 có 7 bài và lớp 12 có 9 bài. Tài liệu tham khảo được chú dẫn ở cuối mỗi cuốn sách. Trong từng bài của mỗi cuốn sách đều xác định chuẩn kiến thức và kỹ năng ngay ở phần đầu để học sinh định hướng được mạch kiến thức cơ bản cần đạt được.
2. Triển khai thực hiện
Sách giáo khoa là tài liệu chính thức mà giáo viên phải lấy đó làm căn cứ để giảng dạy.
Sách giáo khoa giáo dục quốc phòng – an ninh cấp trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2008 được thực hiện từ năm học 2008 -2009.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu
kỹ mục tiêu,
cấu trúc của
chương trình,

Mục tiêu và
nội dung của
từng bài
trong sách
giáo khoa
Tổ chức
dạy học
theo phân Phối
chương trình,

kết quả
học tập của
môn học tham
gia đánh giá
xếp loại học
lực
Tham gia
tập huấn
để nắm vững
Phương pháp,
cập nhật kiến
thức đáp ứng
yêu cầu
đổi mới của
môn học
Để thực hiện chương trình,
sách giáo khoa theo QĐ 79/2007/QĐ-BGDĐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Công Trình
Dung lượng: | Lượt tài: 22
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)