GDMT- biển và đại dương

Chia sẻ bởi Đào Nữ Thủy Nguyên | Ngày 18/03/2024 | 1

Chia sẻ tài liệu: GDMT- biển và đại dương thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Giáo dục môi trường
BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I.Phân biệt biển và đại dương.
I. Phân biệt biển và đại dương
1. Biển là gì ?

Theo quan điểm địa
lý, biển là bể nhỏ hơn
nhiều so với đại dương,
là phần giáp đất liền của
đại dương, là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương. Nói khác đi, biển là một bộ phận của đại dương.
Biển là gì ?

Cũng tồn tại một số
khối nước mặn nhỏ hơn
trong đất liền và không
nối với Đại dương thế giới,
như biển Aral, Great Salt Lake (Hồ Muối Lớn) biển Caspi, biển Chết – mặc dù chúng có thể coi như là `biển`, nhưng thực ra chúng là các hồ nước mặn.

I. Phân biệt biển và đại dương
I. Phân biệt biển và đại dương.
Biển là gì ?

Biển đôi khi cũng được
sử dụng với một số hồ nước
ngọt khép kín như biển Galilee
ở Israel hoặc có đường thông
tự nhiên ra biển cả như biển Hồ ở Campuchia.
Biển Galilee
Biển Hồ ở Campuchia
2. Đại dương là gì ?


Đại dương là một vùng
lớn chứa nước mặn tạo
thành thành phần cơ bản
của thủy quyển.
I. Phân biệt biển và đại dương.
2. Đại dương là gì ?









Khoảng 70% diện tích bề mặt Trái Đất được các đại dương che phủ. Độ sâu trung bình của Đại dương là 3730m. Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất , thứ hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo là Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương. Tổng dung tích các biển là hơn 1,5 tỷ km3, các đại dương chứa trên 86% toàn bộ nước trên hành tinh của chúng ta.
I. Phân biệt biển và đại dương.
2. Đại dương là gì ?







Có 5 đại dương trên thế giới. Mặc dù nói chung được công nhận như là các đại dương `tách biệt`, nhưng các vùng nước mặn này tạo thành một khối nước nối liền với nhau trên toàn cầu, thường được gọi chung là Đại dương thế giới hay đại dương toàn cầu.
I. Phân biệt biển và đại dương.
2. Đại dương là gì ?

Do nước biển hấp thụ nhanh năng lượng Mặt trời nên phần lớn sinh vật tồn tại trong những lớp nước biển trên tương đối nóng. Thực tế, 90% sự sống ở biển nằm trong những lớp nước 30m từ bề mặt xuống. Hoạt động lớn nhất ở biển diễn ra ở gần bờ nơi sông ngòi từ đất liền đổ vào liên tục cung cấp các chất dinh dưỡng. Cho dù những vùng này chỉ chiếm có 15% diện tích biển trong đó là những khu vực chủ yếu của sự sống ở biển.
I. Phân biệt biển và đại dương.

2. Đại dương là gì ?
Các dạng sự sống trong lòng đại dương bao gồm
Động vật đối xứng tỏa tròn như sứa và sứa lược

I. Phân biệt biển và đại dương.

2. Đại dương là gì ?
Các dạng sự sống trong lòng đại dương bao gồm:

I. Phân biệt biển và đại dương.
Đàn cá phèn vây vàng Mulloidichthys vanicolensis.
Đàn cá chó. Khu bảo tồn biển bao quanh quần đảo Chagos
là ngôi nhà của hơn 1.000 loài cá.

2. Đại dương là gì ?
Các dạng sự sống trong lòng đại dương bao gồm:
Các dạng cá voi như cá voi, cá heo, cá nhà táng.


I. Phân biệt biển và đại dương.

2. Đại dương là gì ?
Các dạng sự sống trong lòng đại dương bao gồm:
Động vật chân đầu như bạch tuộc, mực.


I. Phân biệt biển và đại dương.

2. Đại dương là gì ?
Các dạng sự sống trong lòng đại dương bao gồm:
Động vật giáp xác như cua, tôm hùm và tôm

I. Phân biệt biển và đại dương.

2. Đại dương là gì ?
Các dạng sự sống trong lòng đại dương bao gồm:
Giun biển
I. Phân biệt biển và đại dương.

2. Đại dương là gì ?
Các dạng sự sống trong lòng đại dương bao gồm:
Sinh vật phù du

I. Phân biệt biển và đại dương.

2. Đại dương là gì ?
Các dạng sự sống trong lòng đại dương bao gồm:
Nhuyễn thể

I. Phân biệt biển và đại dương.
Động vật nhuyễn thể ở biển Weddell tại Nam Cực với chiếc bụng chứa đầy tảo màu vàng. Các loài nhuyễn thể là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn dưới đại dương.

2. Đại dương là gì ?
Các dạng sự sống trong lòng đại dương bao gồm:
Động vật da gai (đuôi rắn, sao biển, hải sâm, nhím biển)
I. Phân biệt biển và đại dương.

Loài sao biển có hệ thống chi rất phức tạp. Chúng dùng các chi để di chuyển và bắt mồi.

Một loài hải sâm sinh sống trên những sườn dốc của các dãy núi dưới đáy Đại Tây Dương.

2. Đại dương là gì ?

Tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện được 275.000 loài sinh vật biển. Lớn nhất là cá voi xanh, chiều dài có thể đạt đến 33 m, trọng lượng bằng trọng lượng của 40 con tê giác cộng lại. Nhỏ nhất là các phiêu sinh vật hiển vi. Một vài loài cá có tuổi thọ rất cao, như loài Rougheye Rockfish ở Canada có tuổi thọ đến 147 năm.
Trong các đại dương có khoảng 35 loài cá ngựa có kích thước từ 2,5 cm đến 35 cm.

I. Phân biệt biển và đại dương.
II.Vai trò của biển và đại dương.
Là môi trường sống sinh vật biển
Là nơi cung cấp nhiều loại thủy – hải sản làm thực phẩm quan trọng cho con người , là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản .
Là nơi cung cấp muối.
Là nơi nghỉ ngơi , an dưỡng và du lịch
hấp dẫn.
Các quần đảo và rạn san hô là khu
vực bảo tồn thiên nhiên, thắng cảnh
du lịch hoặc đặc khu kinh tế.
II. Vai trò của biển và đại dương.
Góp phần điều hòa khí hậu, góp phần điều hòa hàm lượng CO2 và O2 của khí quyển theo cơ chế dung dịch đệm:
CO2 khí quyển + H2O nước biển = H2CO3

Thực vật thủy sinh trong biển và đại dương còn hút CO2 để quang hợp và nhả O2 vào khí quyển CO2+H2O ->C6H12O6+O2

Vì vậy, biển và đại dương còn được gọi là “ lá phổi xanh thứ 2” của trái đất ( sau rừng)

Các vùng cửa sông , các vùng bãi lầy, các vùng ngập mặn ven bờ …là nơi nuôi trồng thủy hải sản,hoặc có các kiểu rừng ngập mặn đặc trưng có giá trị kinh tế cao và còn là kho các đa dạng sinh học.

II. Vai trò của biển và đại dương.

Biển và đại dương còn chứa một nguồn năng lượng lớn:

Trữ lượng dầu mỏ 21 tỉ tấn, khí tự nhiên 14 nghìn tỉ m3. Rất nhiều mỏ nằm ở dưới đáy đại dương đã được con người khai thác từ lâu như sắt, lưu huỳnh, đồng, phốt pho ...

Trong nước biển chứa 70 loại nguyên tố hóa học khác nhau: Nati, Clo, Kali, Nito ...


II. Vai trò của biển và đại dương.

Biển và đại dương còn chứa một nguồn năng lượng lớn:

Thủy triều là nguồn năng lượng vô tận của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhà máy thủy triều đầu tiên ở cửa sông Răng-xơ ( Pháp ) năm 1967 công suất là 240000 kW .

Nhiệt độ của nước biển chệnh lệch rất lớn tạo ra 1 nguồn thủy nhiệt điện vô cùng to lớn; dựa vào nguyên lí đó mà người ta xây dựng những nhà máy thủy nhiệt. NHà máy thủy nhiệt đầu tiên đang hoạt động ở A-bit-gian( Cốt Đi-voa ) với công suất 14000 kW



II. Vai trò của biển và đại dương.

Vận tải đường biển xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong buôn bán quốc tế, là chiếm lược của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vận tải biển chiếm 3/4 khối lượng hàng hóa trao đổi trên thế giới

Biển và đại dương còn là tiền đề điều kiện góp phần vào việc hình thành một hệ sinh thái thực vật nổi tiếng trên thế giới đó là hệ sinh thái rừng ngập mặn
Do đặc điểm cấu trúc phức tạp, lại ở gần bờ nên các hệ sinh thái này còn là nơi giữ lại và lọc phần lớn các chất gây ô nhiễm, nhờ thế mà góp phần bảo vệ môi trường ven biển trong lành. Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển không bị xói lở.

II. Vai trò của biển và đại dương.
III.Tình hình biển và đại dương.
1. Tình hình thế giới:
70% bề mặt trái đất là biển. Cuộc sống trên trái đất cũng bắt đầu từ biển khoảng 3.5 triệu năm về trước. Trước kia, loài người đã từng cho rằng tài nguyên thiên nhiên từ đại dương là không có giới hạn và đại dương cũng có khả năng vô tận trong việc hấp thụ và xử lý các chất thải sinh ra từ các hoạt động của con người.
Cuối năm 50 của thế kỷ này, loài người bắt đầu đưa đại dương thế giới vào hiểm hoạ. Con người đã đánh bắt quá nhiều thuỷ sản, tiêu huỷ quá nhiều chất thải trong đại dương, sử dụng quá nhiều diện tích vùng đới bờ cho đô thị và công nghiệp, huỷ hoại các hệ sinh thái nhạy cảm mà các loài sinh vật biển, kể cả loài có giá trị kinh tế phụ thuộc vào các hệ sinh thái này, và chúng ta khai thác sử dụng biển, tài nguyên biển và đới bờ một cách tách biệt giữa các ngành, chưa để ý đến ảnh hưởng của các ngành với nhau và của việc khai thác đối với tài nguyên và môi trường.
III. Tình hình biển và đại dương.
2. Tình hình Việt Nam:
1.1 Đặc điểm ở nước ta:
Việt Nam có dải bờ biển dài hơn 3.260 km và các vùng biển rộng khoảng vài lần lớn hơn diện tích đất liền, khiến Việt Nam trở thành một quốc gia ven biển lớn ở Đông Nam Á.
Khu vực biển và bờ biển Việt Nam rất giàu thực vật và động vật, bao gồm hơn 2.000 loài cá biển, 300 loài san hô cứng, và một số lượng chưa được xác định cụ thể các loài thực vật.
Các nhà khoa học Việt nam đã đưa ra 13 hệ sinh thái chính ở biển và đới bờ của nước ta. Phần lớn các hệ sinh thái này không tách biệt với nhau.
III. Tình hình biển và đại dương.
2. Tình hình Việt Nam:

1.2 Tình hình biển và đại dương Việt Nam:
Tại Việt Nam, chúng ta đang phải đương đầu với một loạt các vấn đề môi trường biển và đới bờ biển như nhiều quốc gia ven biển khác. Những vần đề này trước hết là hậu quả của sức ép dân số, sức ép kinh tế và khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả tài nguyên biển.
III. Tình hình biển và đại dương.
Đào Nữ Thủy Nguyên
Trần Thị Loan
Phạm Thị Thanh Mai
Nguyễn Thị Đan Ngọc
Nguyễn Thị Thùy Linh
Lê Thị Hằng Nga
Phan Thị Diễm Mi
Phạm Thị Xuân Lộc
Nhóm6: Lá chuối xanh.
thực hiện!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Nữ Thủy Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)