GDCD 7 Bài 1 tiết 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 26/04/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: GDCD 7 Bài 1 tiết 2 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 29.11.2007
Tiết chương trình: tiết 14.

§7: THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ CỦA NHÀ NƯỚC.


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Hiểu được vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở VN.
2. Về kỹ năng.
- Phân biệt được các thành phần kinh tế quan trọng ở địa phương.
- Xác định trách nhiệm của mỗi công dân trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam.
3. Về thái độ.
- Tin tưởng, ủng hộ đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước..
- Tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của bản thân.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
- Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước.
2. Kiến thức cần lưu ý.
- Nhà nước thực thi vai trò quản lí kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng XH. Song, công bằng XH không phải là sự cào bằng về lợi ích giữa các thành viên trong cộng đồng. Trong nền kinh tế thị trường, do tác động phân hóa của quy luật giá trị, tất yếu có sự chênh lệch về lợi ích. Vấn đề đặc ra là để thực hiện công bằng XH, Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế - xã hội điều tiết và thông qua phân phối lại để sao cho khoảng cách về lợi ích được hợp lí – một khoảng cách vừa có tác dụng kích thích làm giàu hợp pháp, vừa không dẫn đến phát sinh sự đối lập giai cấp giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp nêu vần đề kết hợp với phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại.
- Sử dụng phương pháp mô hình biểu đồ.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ sự cần thiết khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Thế nào là thành phần kinh tế? Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần?
Trả lời: - Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức …
- Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần là: Trong thời kì quá độ lên CNXH của bất cứ nước nào cũng tồn tại nền kinh tế hàng hóa….


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
NỘI DUNG.


** Hoạt động 1: Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
(?) Theo em, mỗi công dân có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.









(?) Bài tập: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây:
a. Có việc làm trong thành phần kinh tế Nhà nước.
b. Không nên làm việc trong thành phần kinh tế tư nhân.
c. Làm việc cho bất kì thành phần kinh tế nào nhằm đem lại thu nhập chính đáng cho bản thân, gia đình, xã hội.
=> Đáp án: c.
** Hoạt động 2: Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước.

Tại sao Nhà nước lại có vai trò quản lí kinh tế? Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước như thế nào? Làm thế nào để tăng cường vai trò và hiệu lực của Nhà nước?
Thảo luận:
* Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung, sự cần thiết khách quan của quản lí Nhà nước về kinh tế? Nếu không có sự quản lí của Nhà nước thì nền kinh tế sẽ dẫn đến tình trạng nào?
- Nếu không có sự quản lí của Nhà nước sẽ dẫn đến:
+ Khai thác tài nguyên bừa bãi.
+ Hàng giả, buôn lậu, trốn thuế.
+ Lạm phát tiền tệ.
+ Trật tự XH không được đảm bảo.
* Nhóm 2: Quản lí kinh tế Nhà nước có những nội dung gì?



* Nhóm 3: Làm thế nào để tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí của Nhà nước?






VD: Tăng lương, chống tham ô, tham nhũng…
I.
3. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.


- Tin tưởng và chấp hành tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)