GDCD 12- KI 2

Chia sẻ bởi Vương Thị Huế | Ngày 26/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: GDCD 12- KI 2 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 14- bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức.
Giúp học sinh nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của CD.
2. Về kĩ năng.
- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do của CD.
- Biết bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3. Về thái độ.
- Có ý thức bảo vệ quyền tự do của mình và tôn trọng quyền tự do của người khác.
- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV, TLHDGD GDCD 12, Bài tập tình huống
- Ti vi máy chiếu
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày nội dung và ý nghĩa quyền BĐ giữa các tôn giáo ở VN?
3. Học bài mới.
Ông A mất một con trâu và lên báo với công an xã nơi mình cư trú. Ông A khẳng định là ông B là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã ngay lập tức bắt ông B. Vậy việc làm của công an xã có đúng không? Vậy để trả lời câu hỏi này hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu bài 6 tiết 1 để làm sáng tỏ nội dung trên.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt

 Giáo viên sử dụng tình huống trong điểm a mục 1 về việc làm của công an xã làm câu hỏi đàm thoại.
? Theo em tại sao việc làm của công an xa là vi phạm quyền BKXP về thân thể của CD?
(Vì chưa có căn cứ chứng minh anh X lấy trộm, không có thẩm quyến)
? Vậy thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Như vậy quyền BKXP về thân thể thì không ai được tự tiện bắt người. Và hành vi tự tiện bắt người là hành vi xâm phạm đến quyền tự do về thân thể của công dân và là hành vi trái pháp luật.
? Theo em những người, cơ quan có thame quyền có quyền tự ý bắt người khác không?
Để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân thì chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong một số trường hợp cần thiết mà pháp luật quy định mới được tiến hành bắt người.
? Vậy có khi nào pháp luật cho bắt người không?
Chú ý 1: điều 88 của BLTTHS năm 2003 thì tội đặc biệt nghiêm trọng phạt từ 15 năm đến chung thân đến tử hình. Tội rất nghiêm trọng tối đa là 15 năm, Tội nghiêm trọng tối đa là 7 năm. Tội từ 2 năm trở xuống thì không áp dụng biện pháp bất để tạm giam.
Chú ý 2: Thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giam: theo khoản 1 điều 80 BLTTHS 2003 quy định
+ Viện trưởng, viện phó VKSND, VKSQS các cấp.
+ Chánh án, phó chánh án TAND, TAQS các cấp.
+ Thẩm phám giữ chức vụ chánh toà, phó chánh án toà án phúc thẩm TANDTC, Hội đồng xét xử.
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp lệnh bắt người của những người này phải được VKS cùng cấp phê chuẩn.
? Vậy theo em bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải đảm bảo những căn cứ nào?
? Vậy theo em khi có căn cứ quyết định người đó c.bị phạm tội rất và đặc biệt nghiêm trọng cần phải đảm bảo những yếu tố nào?
? Theo em bắt người trong trường hợp khẩn cấp cần phaỉ có những điều kiện nào?
? Theo em bắt người phạm tội quả tang hay bị truy nã cần phải có điều kiện gì?
Chú ý 1: Người phạm tội hoặc sau khi phạm tội bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt cũng như người đang bị truy nã thì ai cũng có quyền được bắt và giải đến cơ quan có chức năng.
? Tại sao pháp luật cho phép bắt người trong trường hợp này?
Chú ý 2: Thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định ở khoản 2 điều 81 BLTTHS năm 2003.
+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp
+ Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới.
+ Người chi huy tàu bay, tàu biển khi rời khỏi sân bay, bến cảng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Thị Huế
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)