GDCD-12-k2-S8
Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn |
Ngày 27/04/2019 |
69
Chia sẻ tài liệu: GDCD-12-k2-S8 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH KÌ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN. Khối: 12.
_____________________ Thời gian làm bài 45 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (4.0 điểm).
Trình bày nội dung và phân tích ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân?
Câu 2: (3.0 điểm).
Mục đích của khiếu nại, tố cáo? Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
Câu 3: (3.0 điểm).
Bảo vệ môi trường bao gồm những hoạt động gì? Hoạt động nào quan trọng nhất? Vì sao?
Trang…
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi: GDCD. Khối: 12.
_____________________
Mã đề thi:……
Đề chính thức A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
I. Phần nội dung:
Dựa vào những nội dung chính của chương trình GDCD lớp 12 hiện hành.
II. Một số điểm cần chú ý khi chấm bài:
- Cân nhắc kĩ mức độ thí sinh đã làm được, đối chiếu với những yêu cầu của từng nội dung và số điểm quy định để cho điểm đúng mức.
- Mỗi câu trả lời phải thể hiện đầy đủ nội dung, lời văn phải đúng chính tả, ngữ pháp, chữ viết rõ ràng thì mới cho điểm tối đa.
- Việc làm tròn số chỉ thực hiện sau khi đã cộng điểm toàn bài. Ví dụ: Tổng điểm toàn bài 6.25 thì làm tròn 6.5; tổng điểm toàn bài 6.5 thì giữ nguyên; tổng điểm toàn bài 6.75 thì làm tròn 7.0.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4.0đ)
a. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
- Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ bản đại biểu của nhân dân .
+ Hiến pháp quy định mọi công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
+ Pháp luật quy định rất chặt chẽ những trường hợp không được quyền bầu cử và quyền ứng cử.
- Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
+ Quyền bầu cử: thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
+ Quyền ứng cử: thực hiện bằng hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
- Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước – cơ quan đại biểu của nhân dân.
+ Các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri.
+ Các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.
b. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử cử công dân.
- Đây là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình…
- Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta…
- Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người…
1.0
1.0
1.0
1.0
Câu 2 (3.0 đ)
a. Mục đích của khiếu nại, tố cáo:
- Mục đích của khiếu nại: nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.
- Mục đích của tố cáo: nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.
b. Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Quyền KN, TC là quyền dân chủ quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân…
- Đây là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)