GDCD-12-k2-S5

Chia sẻ bởi Trưng Vương Quy Nhơn | Ngày 27/04/2019 | 83

Chia sẻ tài liệu: GDCD-12-k2-S5 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II . Năm học 2010 - 2011
TRƯỜNG THPT SỐ 1 PHÙ MỸ Môn: Giáo dục công dân lớp 12
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian chép đề )

Ma trận đề kiểm tra

Tên chủ đề
(nội dung, bài)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

Chủ đề 1:
Công dân với các quyền dân chủ
(Bài 7)
Câu 1
5 điểm


5 điểm

Chủ đề 2:
Pháp luật với sự phát triển của công dân
(Bài 8)

Câu 2
3 điểm
Câu 3
2 điểm
5 điểm

Tổng cộng
5 điểm
3 điểm
2 điểm
10 điểm

CÂU HỎI:

Câu 1. Thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân thể hiện như thế nào? (5 điểm)
Câu 2. Em hiểu thế nào là công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ? (3 điểm)
Câu 3. Tình huống:
Sau khi tốt nghiệp THCS, cả hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định: “Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học. Còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ.”
Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không? Vì sao? (2 điểm}

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1.
Thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân thể hiện như thế nào?
5 điểm



 1. Khái niệm về quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội :
Quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương ; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
(1 điểm)


2. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
A.- Ở phạm vi cả nước:
­ Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây xựng các văn bản pháp luật.
­ Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Ví dụ: góp ý kiến xây dựng Hiến pháp, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Hình sự,..
B.- Ở phạm vi cơ sở:
Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm , dân kiểm tra”:
­ Những việc phải được thông báo để đân biết mà thực hiện (chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…).
Ví dụ: Chính sách, pháp luật…..
­ Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín
Ví dụ: Mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng,..
­ Những việc dân được thảo luận , tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định .
Ví dụ: Kế hoạch sử dụng đất ở địa phương,…
­ Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát , kiểm tra.
Ví dụ: Dự toán và quyết toán ngân sách xã.

(2 điểm)





(2 điểm)

Câu 2.
Em hiểu thế nào là Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ?
3 điểm


1. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ có nghĩa là: Công dân, đặt biệt là trẻ em được hưởng mức sống, được chăm sóc y tế đầy đủ để phát triển về thể chất trong điều kiện có thể, phù hợp với hoàn cảnh KT – XH của đất nước.
(1,5 điểm)


2. Công dân được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ có nghĩa là: được tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng; được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và tham gia các hoạt động VH, văn nghệ phù hợp với lứa tuổi; được sử dụng các công trình VH công cộng. Công dân được phát triển toàn diện có nghĩa là: được tạo điều kiện để phát triển về trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trưng Vương Quy Nhơn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)