GDCD 11 Bài 9 tiết 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 26/04/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: GDCD 11 Bài 9 tiết 2 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 21.01.2008
Tiết chương trình: tiết 21.

§9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Nêu được thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bản chất, chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Về kỹ năng.
- Biết tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của bản thân.
3. Về thái độ.
- Tôn trọng, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
- Chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Kiến thức cần lưu ý.
- Khái niệm nhà nước pháp quyền: Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật và bản thân nhà nước cũng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
Tuy nhiên, trong lịch sử không phải nhà nước nào quản lí xã hội bằng pháp luật cũng là Nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền quản lí xã hội bằng pháp luật là quản lí bằng ý chí của nhân dân được luật hóa, các cơ quan nhà nước và mọi người đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành theo pháp luật. Nhà nước PK là nhà nước quân chủ, quản lí xã hội bằng pháp luật của vua, không phải là nhà nước pháp quyền, vì người cầm quyền không hề bị ràng buộc bởi pháp luật, dân phải sống theo pháp luật của vua, còn vua thì không.
Cho đến nay, trong lịch sử mới chỉ có nhà nước pháp quyền TS, nhà nước pháp quyền XHCN. Mặc dù đều là nhà nước pháp quyền, song, giữa chúng lại có sự khác nhau cơ bản: Nhà nước pháp quyền TS là nhà nước của giai cấp TS, thực hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản; Nhà nước pháp quyền XHCN thực hiện ý chí của giai cấp công nhân và bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.
- Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
+ Nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, có sự phân và phối hợp chặc chẽ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi tổ chức và hoạt động.
+ Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng không ngừng được tăng cường.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN do nhân dân ta xây dựng, là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, có bản chất khác hẳn với bản chất của các nhà nước bóc lột. Điều này được quy định một cách khách quan từ cơ sở kinh tế và chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội. Sự khác biệt đó biểu hiện ở bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp thuyết trình, giảng giải.
- Thảo luận nhóm.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh, băng hình, những câu chuyện có liên quan đến nội dung bài học.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện từ khi nào? Tại sao khi đó Nhà nước xuất hiện?
Trả lời: - Nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX. Khi xã hội…..
3. Giảng bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG.



Hoạt động 1: Thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
“Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật và bản thân Nhà nước cũng phải hoạt động quyền trong khuôn khổ pháp luật.”
- Dựa trên lí luận về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chúng ta có thể hiểu Nhà nước pháp quyền XHCN VN là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây cũng là đặc điểm cơ bản đầu tiên của Nhà nước pháp quyền XHCN.
- Quản lí xã hội bằng pháp luật trong nhà nước pháp quyền khác về bản chất so với quản lí bằng đạo đức theo kiểu nhân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)