GDCD 11 Bài 3 tiết 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 26/04/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: GDCD 11 Bài 3 tiết 1 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 04.10.2007
Tiết chương trình: tiết 6.

§3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA.



A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Hiểu rõ nội dung cơ bản của quy luật giá trị.
2. Về kỹ năng.
- Biết cách phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị.
- Biết quan sát và nhận xét tình hình sản xuất và lưu thông hàng hoá.
3. Về thái độ.
- Thấy được sự cần thiết phải hiểu biết về nội dung và tác dụng của quy luật giá trị.
- Thấy được trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đât nước.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
- Nội dung của quy luật giá trị.
2. Kiến thức cần lưu ý.
- Nắm được thời gian lao động cá biệt với thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Kết hợp phương pháp diễn giảng với phương pháp đối thoại.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Thị trường là gì? Hãy nêu mộ số ví dụ về sự vận dụng các chức năng của thị trường đối với người sản xuất và tiêu dùng? Theo em mỗi công dân cần phải làm gì đối với sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay?
Trả lời: - Thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán…
- VD: Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường, hàng hóa phù hợp với thị hiếu, bán được. Người tiêu dùng điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. Thị trường thông tin giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời.
- Mỗi công dân cần phải: Dùng hàng trong nước, không mua gian bán lận, không để xảy ra lạm phát, học tập tốt.
3. bài mới.
Vào bài: Tại sao trong sản xuất có lúc người sản xuất lại thu hẹp sản xuất, có lúc lại mở rộng sản xuất? Hoặc khi đang sản xuất mặt hàng này lại chuyển sang mặt hàng khác? Tại sao trên thị trường hàng hóa khi thì nhiều, khi thì ít, khi giá cao, khi giá thấp. Những hiện tượng trên là ngẫu nhiên hay do quy luật nào chi phối? Để trả lời câu hỏi đó hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài 3 “Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa”

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
DUNG


động: nội dung của quy luật giá trị.

(?) Trên thị trường, lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng gì?
- Thời gian lao động xã hội cần thiết chứ không phải là thời gian lao động cá biệt.
=> Sản xuất và trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết.
Và nội dung khái quát của quy luật giá trị là:


(?) Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện ở đâu?
- Trong sản xuất và trong lưu thông.

* Trong sản xuất:
- Đối với 1 hàng hóa:

TGLĐXHCT

(1) (2) (3)

(1) TGLĐCB = TGLĐXHCT => Thực hiện đúng quy luật giá trị, do đó thu được lợi nhuận trung bình.
(2) TGLĐCB < TGLĐXHCT => Thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị, do đó thu lợi nhuận nhiều hơn mức lợi nhuận trung bình.
(3) TGLĐCB > TGLĐXHCT => vi phạm yêu cầu quy luật giá trị, nên bị thua lỗ. ( Muốn hàng hóa bán hết ra họ phải giảm giá, nghĩa là bán thấp hơn giá trị cá biệt và nếu không giảm giá hàng hóa của họ sẽ không bán được và tất yếu sẽ rơi vào tình trạng tồn kho, ứ đọng và thua lỗ).

- Đối với tổng hàng hóa:
(?) 1. Tổng TGLĐCB = Tổng TGLĐXHCT.
2. Tổng TGLĐCB > Tổng TGLĐXHCT.
3. Tổng TGLĐCB < Tổng TGLĐXHCT.
Trong mỗi trường hợp trên thì điều gì sẽ xảy ra?
1. Phù hợp yêu cầu của quy luật giá trị nên góp phần cân đối ổn định thị trường.
2. Vi phạm quy luật giá trị => Thừa hàng hóa trên thị trường.
3. Vi phạm quy luật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)