GDCD 11 Bài 2 tiết 3

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 26/04/2019 | 132

Chia sẻ tài liệu: GDCD 11 Bài 2 tiết 3 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 22.09.2007
Tiết chương trình: tiết 5

§2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Nắm vững khái niệm thị trường và chức năng của thị trường.
- Thấy được vai trò của sản xuất hàng hoá và thị trường đối với sự phát triển kinh tế XH hiện nay..
2. Về kỹ năng.
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài.
- Vận dụng kiến thức chủ yếu của bài học vào thực tiển
3. Về thái độ.
- Thấy tầm quan trọng của phát triển kinh tế hàng hóa, thị trường đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Coi trọng sản xuất hàng hóa nhưng không sùng bái hàng hóa và không lệ thuộc vào tiền.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
- Khái niệm thị trường và các chức năng cơ bản của thị trường.
2. Kiến thức cần lưu ý.
- Các chức năng cơ bản của thị trường.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh tham gia vào việc trao đổi, thảo luận.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ về các chức năng của thị trường.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Tiền tệ có mấy chức năng? Kể tên? Tại sao nói tích cực gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng là ích nước lợi nhà?
Trả lời: - Tiền tệ có 5 chức năng…
- Tích cực gửi tiền tiết kiệm là ích nước lợi nhà bởi vì khi gửi tiết kiệmsẽ là cho tiền được lưu thông liên tục thì nhà nước không phải phát hành thêm tiền giấy…
3. bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG


Hoạt động 1: Thị trường là gì?
(?) Em cho biết hàng hóa làm ra làm sao đưa đến tay người tiêu dùng?
- Chợ, siêu thị, cửa hàng, bày ra lề đường…
(?) Những nơi đó ta gọi chung là gì?
- Thị trường.
(?) Vậy muốn nơi đó là thị trường thì cần có những yếu tố cơ bản nào?


- Hàng hóa – Tiền tệ – Người mua – Người bán.


(?) Các chủ thể kinh tế ở đây là những ai?
- Người bán, người mua, doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan nhà nước…
(?) Ngày nay thị trường còn có ở đâu nữa?
- Môi giới, quảng cáo, tiếp thị, mạng internet…
động 2: Các chức năng cơ bản của thị trường.

VD: Doanh nghiệp A sản xuất ra chiếc xe đạp điện (có thể gấp lại được khi không cần sử dụng) tung ra thị trường, được người tiêu dùng rất ưa chuộng => bán rất chạy.
=> Vậy việc bán chạy xe đạp có nghĩa là những chi phí lao động để sản xuất ra hàng hóa được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện.
(?) Nếu hàng hóa không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất hàng hóa và quá trình sản xuất của xã hội?
- Lỗ, phá sản, cơ sở vật chất trong xã hội sẽ bị lãng phí.

VD: - Giá vàng trên thị trường hiện nay là 1.360.000 đồng/chỉ.
- Gạo nàng thơm 8.000 đồng/kg
=> Đó là những thông tin thị trường cung cấp cho chúng ta, giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm hu nhiều lợi nhuận nhất, người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
VD: Trước đây, khi giá xăng tăng cao thì có một số cây xăng (TPHCM, HN…) đã đóng cửa không bán để trữ lại chờ giá xăng tăng nữa nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn. Và người mua cũng tranh thủ mua dự trữ đề phòng giá tăng cao nữa.
VD: Trồng mía thì phải biết thị trường như thế nào?
VD: Vải Thiều miền Bắc 1.000/kg tại sao lại rẻ? Theo em có cách gì để giúp vải tăng giá lên?
=> Vậy chúng ta cần phải nắm thông tin thị trường => sản xuất không nắm thông tin chết.

VD: Khi giá cả của các loại sữa tăng lên => kích thích các công ty sản xuất ra càng nhiều sữa. Nhưng người tiêu dùng thì sao? Không kích thích được người tiêu dùng.
(?) Vậy khi nào kích thích được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)