GDCD 11 Bài 2 tiết 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 26/04/2019 | 86

Chia sẻ tài liệu: GDCD 11 Bài 2 tiết 2 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 17.09.2007
Tiết chương trình: tiết 4

§2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Nắm được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ.
2. Về kỹ năng.
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài.
3. Về thái độ.
- Thấy tầm quan trọng của phát triển kinh tế hàng hóa, thị trường đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Coi trọng sản xuất hàng hóa nhưng không sùng bái hàng hóa và không lệ thuộc vào tiền.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
- Nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ.
2. Kiến thức cần lưu ý.
- Các hình thái dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp huyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu vấn đề, lấy ví dụ minh họa, liên hệ thực tiễn.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ về sự phát triển các hình thái giá trị dẫn đến sự ra đời của tiền tệ, chức năng của tiền tề, công thức của quy luật lưu thông tiền tệ.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Hàng hóa là gì? Cho ví dụ?
Giải thích và nêu VD về: Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa?
lời: - Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thõa mãn một nhu cầu…..
- Ánh sáng, không khí… có rất nhiều công dụng, nhưng nó không phải là sản phẩm của lao động, việc tiêu dùng nó không phải mất tiền nên không phải là hàng hóa.
3. bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG



* Hoạt động 1: Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.




VD: 1 con gà = 10 kg thóc. Vậy giá trị của con gà là gì?


- 10 kg thóc, còn thóc là phương tiện biểu hiện giá trị của gà.

VD: 1 con gà = 10 kg thóc.
= 2 cái rìu.
= 0,2 gam vàng.
= 5 kg ngô.
Ở đây giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau.
=> Việc trao đổi trực tiếp H – H găp nhiều khó khăn vì có người có gà muốn đổi lấy thóc, nhưng có thóc không muốn đồi lấy gà, mà cần chè… Do đó, một hình thái thứ ba xuất hiện (trao đổi gián tiếp thông qua một hàng hóa làm vật ngang giá chung)

VD: Người ta chọn 1mvải làm vật ngang giá chung.
1 con gà
10 kg thóc
5 kg chè = 1m vải.
2 cái rìu
0,2 gam vàng
Các địa phương, các vùng khác nhau thì hàng hóa làm vật ngang giá chung khác nhau. Khi sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất.

Vàng là vật ngang giá chung cho sự trao đổi.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, vang nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc(để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường). Khi lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất đi một phần giá trị của nó nhưng vẫn được XH chấp nhận như còn đủ giá trị. Như vậy giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn này đã dẫn đến sự ra đời của tiền giấy (gọn nhẹ, dễ mang theo nhưng bản thân tiền giấy không có giá trị thật như tiền vàng). Tiền giấy chỉ là kí hiệu của giá trị và được công nhận trong phạm vi quốc gia.
Australia: là nước phát hành tiền polyme đầu tiên trên thế giới.








(?) Tại sao tiền tệ được xem là hàng hóa đặc biệt?
- Khi tiền tệ xuất hiện thì thế giới hàng hóa được phân làm hai cực: Hàng hóa thông thường và hàng hóa đặc biệt đóng vai trò là tiền tệ.
- Hàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)