GDCD 11 Bài 2 tiết 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 26/04/2019 | 88

Chia sẻ tài liệu: GDCD 11 Bài 2 tiết 1 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 10.09.2007
Tiết chương trình: tiết 3

§2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Hiểu được khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa.
2. Về kỹ năng.
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài.
3. Về thái độ.
- Thấy tầm quan trọng của phát triển kinh tế hàng hóa, thị trường đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Coi trọng sản xuất hàng hóa nhưng không sùng bái hàng hóa và không lệ thuộc vào tiền.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
- Khái niệm hàng hóa, hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
2. Kiến thức cần lưu ý.
- Phân biệt giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa.
- Sự khác nhau giữa hàng hóa vật thể và hàng hóa dịch vụ.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp huyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu vấn đề, lấy ví dụ minh họa, liên hệ thực tiễn.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ về mối quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Phát triển kinh tế là gì? Tăng trưởng kinh tế là gì? Dựa và cơ sở nào để biế được nền kinh tế có tăng trưởng hay không? Các yếu tố nào giúp cho nền kinh tế tăng trưởng?
Trả lời: - Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu…
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng….
- Để biết nền kinh tế có tăng trưởng hay không người ta dựa vào GDP và GNP của năm sau cao hơn so với năm trước.
- Các yếu tố giúp cho nền kinh tế tăng trưởng là: Vốn, con người….
3. Giảng bài mới.
Vào bài: Nếu như trước đây, cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã tạo cho người ta tâm lý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, thì nay trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi người phải tích cực, năng động, tính toán sát thực đến hiệu quả kinh tế. Hay nói cách khác, để thích ứng với cuộc sống kinh tế thị trường, mỗi người cần phải hiểu rõ bản chất của các yếu tố cấu thành kinh tế thị trường. Vậy hàng hóa là gì? Thị trường là gì? Có thể hiểu và vận dụng chúng như thế nào trong hoạt động sản xuất và đời sống?



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG


Hoạt động 1: Hàng hóa là gì?
Lịch sử XH loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất và xét đến cùng chỉ có 2 kiểu tổ chức kinh tế rõ rệt là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa (giai đoạn phát triển cao của kinh tế thị trường).
- Kinh tế tự nhiên: sản phẩm sản xuất ra nhằm thõa mãn nhu cầu chính của người sản xuất trong một nội bộ kinh tế nhất định. (CXNT, CHNL, PK chủ yếu là kinh tế tự nhiên).
- Kinh tế hàng hóa: sản phẩm sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường.
(?) Giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa thì cái nào ưu việt hơn?
Sản xuất hàng hóa trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất phải năng động, thường xuyên cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thu lợi nhiều nhất. Cạnh tranh là môi trường thúc đẩy LLSX phát triển.
(?) Vậy hàng hóa là gì?




(?) Trong các ví dụ sau, ví dụ nào được xem là hàng hóa?
1. Người nông dân A trồng lúa sau khi thu hoạch dùng số lúa đó để cả gia đình ăn dần.
2. Đầu năm học mới, A đến hiệu sách mua một bộ sách giáo khoa lớp 11.
3. Sáng sớm, em mua ổ bánh mì để ăn?
4. Nhân dịp sinh nhật, Hùng tặng Lan một con gấu bông.
=> Vậy sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi hội đủ 3 điều kiện:
+ Do lao động làm ra.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)