GDCD 11 Bài 10 tiết 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phong | Ngày 26/04/2019 | 107

Chia sẻ tài liệu: GDCD 11 Bài 10 tiết 2 thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Ngày dạy: 25.02.2008
Tiết chương trình: tiết 24.

§10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức.
- Hiểu được yêu cầu của nền dân chủ XHCN.
- Những hình thức cơ bản của dân chủ.
2. Về kỹ năng.
- Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi của mình.
3. Về thái độ.
- Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ XHCN.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
- Những hình thức cơ bản của dân chủ.
2. Kiến thức cần lưu ý.
- Nắm được những quyền cơ bản của của công dân; giáo dục ý thức dân chủ cho học sinh.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
- Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp thuyết trình, giảng giải.
- Thảo luận nhóm.
D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Nêu nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội? Cho ví dụ?
Trả lời: * Kinh tế: Quốc doanh làm chủ TLSX, quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm. Biểu hiện: Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần……..
3. Giảng bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
NỘI DUNG.


Hoạt động 1: Yêu cầu của nền dân chủ XHCN.
Những nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN càng cho chúng ta thấy rõ bản chất của nền dân chủ XHCN ở nước ta. Để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các yêu cầu sau đây:
Ví dụ: Về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.











Hoạt động 2: Những hình thức cơ bản của dân chủ.
Thảo luận:
* Nhóm 1: Thế nào là dân chủ trực tiếp? Hãy nêu ví dụ về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết.
Ví dụ:
- Công dân bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, bầu cử HĐND các cấp.
- Trưng cầu ý kiến của dân.
* Nhóm 2: Thế nào là dân chủ gián tiếp? Hãy nêu những hình thức dân chủ gián tiếp mà em biết?
Ví dụ:
- HĐND tỉnh, huyện, xã do nhân dân địa phương bầu ra có nhiệm vụ thay mặt nhân dân quản lí xã hội (trên tất cả các lĩnh vực).
* Nhóm 3: Hai hình thức dân chủ có mối quan hệ với nhau không? Vì sao? Mặt nào còn hạn chế? Giải pháp khắc phục?
- Dân chủ trực tiếp và gián tiếp có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Vì: Đều là hình thức của chế độ dân chủ tập trung mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân.
- Hạn chế của dân chủ gián tiếp: nguyện vọng của công dân không được phản ảnh trực tiếp mà thông qua người đại diện của mình và phụ thuộc khả năng người đại diện.
Ví dụ:
+ Cán bộ xã thay mặt nhân dân quản lí đất đai, trên thực tế bán đất chia nhau hưởng lợi.
+ Một số cán bộ, Đảng viên, công chức không thực sự là công bộc của dân tham ô, tham nhũng, tiêu cực.
=> Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều là lợi ích của nhân dân có sự tham gia góp ý kiến của nhân dân.

II.
* Yêu cầu của nền dân chủ XHCN.



- Hoàn thiện Nhà nước XHCN.
- Hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân nhân thật sự tham gia vào quá trình quản lí Nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán


bộ, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ.
- Có cơ chế, biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)