GD trẻ ĐB

Chia sẻ bởi Trần thị Khóm Thơm | Ngày 05/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: GD trẻ ĐB thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:




TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH.
KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT








Môn: Môi Trường Xung Quanh
Đề tài: NHẬN BIẾT VỊ CỦA ĐƯỜNG
















Mục tiêu chung.
Kiến thức: - Biết đường có vị ngọt
- Đường tan trong nước.
Kỹ năng: - Tập trung chú ý, trả lời câu hỏi.
- Phối hợp tai nghe, tay sờ
- Nếm vị của đường.
- Phát triển vị giác.
- Phát triển ngôn ngữ: “ngọt”, “đắng”, “chua”.
Giáo dục: - Ăn nhiều trái cây có vị ngọt giúp tốt cho cơ thể
Mục tiêu riêng:
Minh, Đức: - Giúp trẻ biết đường có vị ngọt.
- Đường tan trong nước.
- Tập trung chú ý, trả lời câu hỏi.
- Phối hợp tai nghe, tay sờ.
- Nếm vị của đường.
- Phát triển ngôn ngữ: “ngọt”, “đắng”, “chua”.
(M. Q, M. H: - Phát triển kỹ năng sờ, cảm nhận xúc giác.
- Lắng nghe, chú ý.
- Phát triển vị giác
Chuẩn bị
Giáo viên:
Khăn lau tay, khăn lau bàn.
Một hũ đường
Đĩa, muỗng
Một số chén.
Ba loại nước ép: mía, mướp đắng, chanh.
Trẻ: - Tâm thế thoải mái bước vào giờ học.
Phương pháp
Dùng lời, đàm thoại, thực hành, đa giác quan.
Tiến hành
Hoạt động 1: ổn định
Trò chơi : “Đập bàn tay xuống đất”.
Trò chuyện với trẻ
+ Ở nhà các con có uống nước chanh không?
+ Nước chanh có vị ngọt hay chua?
+ Vậy nước chanh ngọt nhờ gì con biết không?
Hôm nay cô sẽ cho các con khám phá sự kì diệu của đường.
Hoạt động 2: “Bé khám phá”.
Tạo tình huống cho xuất hiện đường, cho trẻ sờ…
- Các con có biết là gì không?
- Đây là đường
- Giới thiệu đặc điểm của đường: đường được làm từ mía, có vị ngọt, màu trắng hoặc vàng nhạt, và có cả màu đen nữa, nó tan trong nước
- Cho trẻ nếm , sờ
- Cung cấp công dụng của đường: dùng để nêm đồ ăn, thức uống.

- Cô khái quát lại đặc điểm của đường, công dụng.
Hoạt động 3: “Sự kì diệu của đường”.
- Một hũ đường
Hòa tan đường vào đĩa.
- Con sờ vào thử xem: nó nhám nhám, hạt nhỏ li ti, giờ con múc nước đổ vào thử xem nó còn nhám nhám nữa không nhé?
-Gv cho trẻ nếm và hỏi: Vị nó như thế nào?
- Những hạt nhỏ li ti đi đâu rồi? À những hạt đường nhỏ li ti đã hòa tan vào nước rồi. Đó là sự kỳ diệu của đường.
Hoạt động 4: “Ai nếm giỏi?”
Cách chơi: Để 3 loại nước ép của một số trái cây vào trong 3 ly, cho trẻ nếm và nói vị của từng loại nước ép đó có vị như thế nào. Xem bạn nào nói được trái cây nào có vị ngọt từ đường.
Luật chơi: Trẻ nào nói đúng trẻ đó sẽ được thưởng.
Giáo dục: đường có trong trái cây có vị ngọt như mít, nước mía… nên các con ăn nhiều trái cây có vị ngọt để giúp cơ thể khỏe mạnh.
Không nên ăn nhiều đường quá, đặc biệt là bánh kẹo nhiều không tốt cho sức khỏe.


Tp.HCM, ngày30 tháng 03năm 2015
Duyệt của GVHD Giáo sinh thực hiện











* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần thị Khóm Thơm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)