GD tai nguyen Bien hai Dao
Chia sẻ bởi Bùi Linh Khuyên |
Ngày 13/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: GD tai nguyen Bien hai Dao thuộc Địa lí 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN
GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
CẤP TIỂU HỌC
CHUYÊN ĐỀ:
Hương Sơn, ngày 07 tháng 01 năm 2013
NỘI DUNG CHÍNH
Biển, hải đảo Việt Nam
Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong một số môn học
Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo qua HĐGDNGLL
Nội dung 1:
BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Biển
Biển là một loại hình thủy vực nước mặn của
đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn
cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống
đảo và bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại lục
(còn gọi là bờ biển).
(Thủy vực là một vùng trũng bất kỳ trên bề mặt Trái Đất có chứa nước thường xuyên, bất kể nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, với hình thái với quy mô khác nhau.
(Đại dương thế giới là toàn bộ các thủy vực có chứa nước mặn của Trái Đất và không phân biệt ranh giới.)
Đại dương thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất
Đại dương thế giới có 4 đại dương, nối thông với nhau
180 triệu km2
93 triệu km2
76 triệu km2
13 triệu km2
Biển
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở
Hình 1.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa ở nơi ấy được tính đến 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Như vậy theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
* Đảo
- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
(Vùng biển nước ta có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ)
Đảo và quần đảo
- Quần đảo gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, có quan hệ với nhau về mặt phát sinh và cùng mang một tên chung (ví dụ: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Philipin...).
* Quần đảo
Nội dung 2:
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC
Khái niệm tích hợp
Tích hợp là sự kết hợp những phần/ bộ phận trong một tổng thể. Những phần/ bộ phận có thể khác nhau nhưng chúng thích ứng với nhau.
Tích hợp giáo dục TNMT BĐ vào môn học, là sự hoà trộn nội dung giáo dục TNMT BĐ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không
làm thay đổi đặc trưng của môn học.
Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục
TNMTBĐ có chọn lọc, có tính tập trung vào
bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện
Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động
tích cực nhận thức của học sinh và kinh
nghiệm thực tế của các em.
Nguyêntắc
tích hợp.
Mức độ tích hợp
Mức độ toàn phần
Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục TNMT BĐ
Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục TNMT BĐ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
Các kiến thức giáo dục TNMT BĐ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục TNMT BĐ
Mức độ bộ phận
Mức độ liên hệ
GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
TRONG MÔN TN & XH , KHOA HỌC,
Mục tiêu: Giáo dục BVTNMT BĐ qua môn TN V& XH ở
cấp Tiểu học nhằm giúp HS:
- Một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
+ MT,TN, Biển, hải đảo, bảo vệ môi trường TN biển, hải
đảo. Biết một số tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài
nguyên biển, hải đảo, quan hệ khai thác, sử dụng và môi
trường.
+ Liệt kê được một số hoạt động của con người làm môi
trường bị ô nhiễm
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn BVMT nói chung, môi
trường biển, hải đảo nói riêng.
- Hình thành và phát triển một số KN bảo vệ tài nguyên,
môi trường biển,hải đảo.
- Tham gia một số hoạt động BV tài nguyên MT BĐ phù
hợp với lứa tuổi
Môn Tự nhiên và xã hội
2. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục
BVMT BĐ
- Mức độ toàn phần
- Mức độ bộ phận
- Mức độ liên hệ
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên phân tích
ND chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp
môn TN& XH có thể ở cả ba mức độ tích hợp là
toàn phần, bộ phận và liên hệ
3. Nội dung tích hợp trong môn TNXH
- Lớp 1:
+ Giới thiệu với HS giá trị của biển đối với sức khỏe
của con người ( Là nơi có cảnh đẹp, không khí trong
lành…)
+ Liên hệ về môi trường sống gắn bó với biển đảo của
HS tại những vùng biển đảo.
+ Liên hệ giới thiệu các loài sinh vật biển.
- Lớp 2:
+ Liên hệ giúp HS hiểu biết thêm về các loài động vật
biển thực vật biển.
+ Giáo dục HS ý thức bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ môi
trường biển chính là để bảo vệ các loài sinh vật biển.
- Lớp 3:
+ Giới thiệu cho HS biết một số nguồn tài nguyên hết sức
quý giá của biển.
+ Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức bảo vệ môi
trường quê hương, môi trường biển.
+ Giúp HS hiểu biết thêm về các loài sinh vật biển, giá trị
của chúng và tầm quan trọng phải bảo vệ chúng.
+ Giúp HS có thêm kiến thức về đại dương, biển.
1. Mục tiêu: Giáo dục BVTNMT BĐ qua môn Khoa học ở
cấp Tiểu học nhằm giúp HS:
- Một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
+ MT,TN, Biển, hải đảo, bảo vệ MT TN biển, hải Đảo.
+ Biết một số tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài
nguyên biển, hải đảo, quan hệ khai thác, sử dụng và MT.
+ Việc khai thác không hợp lí của con người là nguyên
nhân chính dẫn tới sự cạn kiệt TN và ô nhiễm môi MT biển.
- Biết sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ MT biển đảo
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường
Nói chung và môi trường biển, hải đảo nói riêng.
- Hình thành và phát triển một số kĩ năng BV tài nguyên
Môi trường biển, hải đảo
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ TNMT BĐ phù hợp
với lứa tuổi.
MÔN KHOA HỌC
2. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục
BVMT BĐ
- Mức độ toàn phần
- Mức độ bộ phận
- Mức độ liên hệ
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích
ND chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp môn
Khoa học có thể ở cả ba mức độ tích hợp là toàn phần,
bộ phận và liên hệ.
3. Nội dung tích hợp GD BV TNMT BĐ trong
môn Khoa học
- Lớp 4:
+ Giúp HS biết được vai trò của biển đối với sức khỏe
của con người.
+ Liên hệ để HS biết được những lí do gây ô nhiễm môi
trường biển để từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ môi
trường, đặc biệt là môi trường biển.
+ Biết được muối là nguồn tài nguyên quan trọng do
biển cung cấp.
+ Biết được tác hại của bão biển và một số biện pháp
Phòng chống bão và các thiên tai do biển gây ra.
- Lớp 5:
+ Biết được vai trò to lớn của biển đối với cuộc sống
Của con người và tác động của con người đến môi trường
biển.
+ Giáo dục tình yêu đối với biển đảo, ý thức sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
+ Nhận biết các vấn đề về môi trường; nguyên nhân dẫn
đến ô nhiễm môi trường biển và một số biện pháp bảo vệ
Môi trường biển.
38
Chúc các thầy cô nhiều
sức khỏe và thành công
GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
CẤP TIỂU HỌC
CHUYÊN ĐỀ:
Hương Sơn, ngày 07 tháng 01 năm 2013
NỘI DUNG CHÍNH
Biển, hải đảo Việt Nam
Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong một số môn học
Giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo qua HĐGDNGLL
Nội dung 1:
BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM
Biển
Biển là một loại hình thủy vực nước mặn của
đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn
cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống
đảo và bán đảo, và ở phía trong bởi bờ đại lục
(còn gọi là bờ biển).
(Thủy vực là một vùng trũng bất kỳ trên bề mặt Trái Đất có chứa nước thường xuyên, bất kể nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, với hình thái với quy mô khác nhau.
(Đại dương thế giới là toàn bộ các thủy vực có chứa nước mặn của Trái Đất và không phân biệt ranh giới.)
Đại dương thế giới chiếm 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất
Đại dương thế giới có 4 đại dương, nối thông với nhau
180 triệu km2
93 triệu km2
76 triệu km2
13 triệu km2
Biển
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở
Hình 1.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lí thì thềm lục địa ở nơi ấy được tính đến 200 hải lí. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.
Như vậy theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông.
Theo Luật Biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam
* Đảo
- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
(Vùng biển nước ta có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ)
Đảo và quần đảo
- Quần đảo gồm nhiều đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau, có quan hệ với nhau về mặt phát sinh và cùng mang một tên chung (ví dụ: quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Philipin...).
* Quần đảo
Nội dung 2:
GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO TRONG MỘT SỐ MÔN HỌC
Khái niệm tích hợp
Tích hợp là sự kết hợp những phần/ bộ phận trong một tổng thể. Những phần/ bộ phận có thể khác nhau nhưng chúng thích ứng với nhau.
Tích hợp giáo dục TNMT BĐ vào môn học, là sự hoà trộn nội dung giáo dục TNMT BĐ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không
làm thay đổi đặc trưng của môn học.
Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục
TNMTBĐ có chọn lọc, có tính tập trung vào
bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện
Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động
tích cực nhận thức của học sinh và kinh
nghiệm thực tế của các em.
Nguyêntắc
tích hợp.
Mức độ tích hợp
Mức độ toàn phần
Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục TNMT BĐ
Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục TNMT BĐ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
Các kiến thức giáo dục TNMT BĐ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục TNMT BĐ
Mức độ bộ phận
Mức độ liên hệ
GIÁO DỤC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
TRONG MÔN TN & XH , KHOA HỌC,
Mục tiêu: Giáo dục BVTNMT BĐ qua môn TN V& XH ở
cấp Tiểu học nhằm giúp HS:
- Một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
+ MT,TN, Biển, hải đảo, bảo vệ môi trường TN biển, hải
đảo. Biết một số tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài
nguyên biển, hải đảo, quan hệ khai thác, sử dụng và môi
trường.
+ Liệt kê được một số hoạt động của con người làm môi
trường bị ô nhiễm
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn BVMT nói chung, môi
trường biển, hải đảo nói riêng.
- Hình thành và phát triển một số KN bảo vệ tài nguyên,
môi trường biển,hải đảo.
- Tham gia một số hoạt động BV tài nguyên MT BĐ phù
hợp với lứa tuổi
Môn Tự nhiên và xã hội
2. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục
BVMT BĐ
- Mức độ toàn phần
- Mức độ bộ phận
- Mức độ liên hệ
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên phân tích
ND chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp
môn TN& XH có thể ở cả ba mức độ tích hợp là
toàn phần, bộ phận và liên hệ
3. Nội dung tích hợp trong môn TNXH
- Lớp 1:
+ Giới thiệu với HS giá trị của biển đối với sức khỏe
của con người ( Là nơi có cảnh đẹp, không khí trong
lành…)
+ Liên hệ về môi trường sống gắn bó với biển đảo của
HS tại những vùng biển đảo.
+ Liên hệ giới thiệu các loài sinh vật biển.
- Lớp 2:
+ Liên hệ giúp HS hiểu biết thêm về các loài động vật
biển thực vật biển.
+ Giáo dục HS ý thức bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ môi
trường biển chính là để bảo vệ các loài sinh vật biển.
- Lớp 3:
+ Giới thiệu cho HS biết một số nguồn tài nguyên hết sức
quý giá của biển.
+ Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức bảo vệ môi
trường quê hương, môi trường biển.
+ Giúp HS hiểu biết thêm về các loài sinh vật biển, giá trị
của chúng và tầm quan trọng phải bảo vệ chúng.
+ Giúp HS có thêm kiến thức về đại dương, biển.
1. Mục tiêu: Giáo dục BVTNMT BĐ qua môn Khoa học ở
cấp Tiểu học nhằm giúp HS:
- Một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
+ MT,TN, Biển, hải đảo, bảo vệ MT TN biển, hải Đảo.
+ Biết một số tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài
nguyên biển, hải đảo, quan hệ khai thác, sử dụng và MT.
+ Việc khai thác không hợp lí của con người là nguyên
nhân chính dẫn tới sự cạn kiệt TN và ô nhiễm môi MT biển.
- Biết sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ MT biển đảo
- Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường
Nói chung và môi trường biển, hải đảo nói riêng.
- Hình thành và phát triển một số kĩ năng BV tài nguyên
Môi trường biển, hải đảo
- Tham gia một số hoạt động bảo vệ TNMT BĐ phù hợp
với lứa tuổi.
MÔN KHOA HỌC
2. Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục
BVMT BĐ
- Mức độ toàn phần
- Mức độ bộ phận
- Mức độ liên hệ
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích
ND chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp môn
Khoa học có thể ở cả ba mức độ tích hợp là toàn phần,
bộ phận và liên hệ.
3. Nội dung tích hợp GD BV TNMT BĐ trong
môn Khoa học
- Lớp 4:
+ Giúp HS biết được vai trò của biển đối với sức khỏe
của con người.
+ Liên hệ để HS biết được những lí do gây ô nhiễm môi
trường biển để từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ môi
trường, đặc biệt là môi trường biển.
+ Biết được muối là nguồn tài nguyên quan trọng do
biển cung cấp.
+ Biết được tác hại của bão biển và một số biện pháp
Phòng chống bão và các thiên tai do biển gây ra.
- Lớp 5:
+ Biết được vai trò to lớn của biển đối với cuộc sống
Của con người và tác động của con người đến môi trường
biển.
+ Giáo dục tình yêu đối với biển đảo, ý thức sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
+ Nhận biết các vấn đề về môi trường; nguyên nhân dẫn
đến ô nhiễm môi trường biển và một số biện pháp bảo vệ
Môi trường biển.
38
Chúc các thầy cô nhiều
sức khỏe và thành công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Linh Khuyên
Dung lượng: 9,39MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)