GD sống khỏe mạnh và kĩ năng sống

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Hưng | Ngày 09/05/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: GD sống khỏe mạnh và kĩ năng sống thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

1
GIÁO DỤC SỐNG KHOẺ MẠNH VÀ
KỸ NĂNG SỐNG
2
ĐỊNH NGHĨA VỀ SỨC KHOẺ
“Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”
Tổ chức Y tế Thế giới
Như vậy sức khoẻ gồm 3 mặt:
- Sức khoẻ thể chất- Sức khoẻ tinh thần - Sức khoẻ xã hội.
3
Sức khoẻ thể chất
- Sức lực: sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao
Sự nhanh nhẹn:khả năng phản ứng của cơ thể
Sự dẻo dai: vận động cơ thể liên tục không mệt mỏi
Khả năng chống đỡ các yếu tố gây bệnh:ít ốm đau, chóng bình phục
Khả năng chịu đựng,chống đỡ với môi trường
Đó là trạng thái thăng bằng của 4 hệ thống:Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể.
4
Sức khoẻ tinh thần
Là hiện thân của sự giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần thể hiện ở cảm giác dễ chịu,cảm xúc vui tươi, thanh thản, lạc quan yêu đời; quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan, lối sống không lành mạnh.
Cơ sở của SKTT là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động giữa lý trí và tình cảm.
5
Sức khoẻ xã hội

Là sự hoà nhập giữa cá nhân và cộng đồng
Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân gia đình và xã hội.
Ba yếu tố sức khoẻ liên quan chặt chẽ với nhau.Nó là sự thăng bằng của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người.
6
Các yếu tố quyết định sức khoẻ
7
Các yếu tố quyết định sức khoẻ
Yếu tố di truyền:
Đó là những đặc điểm của cơ thể phản ánh về sưc khoẻ của mỗi người như: màu da, màu tóc, chiều cao, cân nặng, tuổi thọ và bệnh tật.
Tính di truyền được quyết định bởi bộ máy di truyền có trong nhân của tế bào
8
Các yếu tố quyết định sức khoẻ
Yếu tố môi trường:
Môi trường là hoàn cảnh xung quanh cơ thể sống .
Con người chịu tác động bởi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Con người sinh học chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: di truyền, biến dị, bảo toàn năng lượng, bảo toàn vật chất..
Con người xã hội chịu sự chi phối của quy luật xã hội về kinh tế, văn hoá, chính trị
9
Các yếu tố quyết định sức khoẻ
Lối sống:
Bao gồm tất cả các mặt sinh hoạt của con người về tinh thần và vật chất như tư duy, tình cảm, ăn uống, lao động, học tập, nghỉ ngơi,TDTT, vui chơi, giải trí..
Lối sống văn minh, lành mạnh thì có lợi cho sức khoẻ,lối sốngLạc hậu không lành mạnh thì có hại cho sức khoẻ.
10
Các yếu tố quyết định sức khoẻ
Tóm lại, ba yếu tố di truyền- môi trường- lối sống liên quan chặt chẽ với nhau. Di truyền quyết định giới hạn thể hiện của các đặc điểm. Môi trường và lối sống quyết định mức độ thể hiện cụ thể của mọi đặc điểm trong giới hạn do di truyền quy định.
Như vậy, mỗi người có một vốn di truyền về sức khoẻ, còn vốn đóđược phát huy đén mức nào là do môi trường và lối sống quyết định.
11
Mục đích của giáo dục sức khoẻ
Tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng
Tự chịu trách nhiệm và quyết định những biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho mình
Tự giác chấp nhận duy trì lối sống lành mạnh,từ bỏ thói quen, tập quán có hại cho sức khoẻ
Biết sử dụng các dịch vụ y tế.
12
Bản chất của quá trình GDSK
Bản chất của quá trình GDSK là tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm thay đổi hành vi sức khoẻ có hại thành hành vi có lợi cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.
Hành vi sức khoẻ con người có 3 thành phần:
Nhận thức- Kỹ năng- thái độ
13
Bản chất của quá trình GDSK
14
Một số yêu cầu trong quá trình thay đổi hành vi
Đối tượng phải nhận ra rằng họ có vấn đề
Đối tượng mong muốn giải quyết vấn đề
Vấn đề đó phải có khả năng thực thi và được xã hội công nhận
Đối tượng phải làm thử hành vi mới
Đối tượng đánh giá được hiệu quả của hành vi mới
Đối tượng chấp nhận thực hiện hành vi mới
Phải có sự hỗ trợ để duy trì hành vi mới đó
15
Sáu bước thay đổi hành vi
Bước 1: Chưa nhận thức được ( chưa biết)
Bước 2: Đã nhận thức được (chưa biết)
Bước 3: Sẵn sàng thay đổi
Bước 4: Thử nghiệm hành vi mới(làm thử)
Bước 5: Chấp hận hành vi mới/ từ chối
Bước 6: Duy trì hành vi mới
16
Để GDSK thành công cần
Bước 1và 2:
Tìm hiểu đối tượng xem họ đã biết,tin và làm gì
Giải thích và phân tích lợi hại
Cung cấp thông tin cơ bản
Bổ sung kiến thức kỹ năng
Khuyến khích động viên
Nêu gương người tốt, việc tốt.
17
Để GDSK thành công cần
Bước 3 và 4:
Giúp cách làm thử và đánh giá
Giúp giải quyết những khó khăn trở ngại
Cung cấp các nguồn lực cần thiết
Bước 5 và 6:
Tổng kết kinh nghiệm
Bàn bạc các quyết định
Nêu biện pháp hỗ trợ
18
KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG
“KỸ NĂNG SỐNG LÀ CÁC KỸ NĂNG MANG TÍNH TÂM LÝ XÃ HỘI VÀ GIAO TIẾP ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG HÀNG NGÀY, ĐỂ TƯƠNG TÁC MỘT CÁCH HIỆU QUẢ VỚI NGƯỜI KHÁC, ĐỂ GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ VÀ NHỮNG CĂNG THẲNG TRONG CUỘC SỐNG”
Tổ chức Y tế Thế giới
19
KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG
Kỹ năng sống là khả năng của mỗi con người có được những hành vi thích ứng và tích cực giúp họ đối phó có hiệu quả với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống.
Kỹ năng sống góp phần tăng cường khả năng tâm lý xã hội của mỗi con người, ví dụ: KN ra quyết định và giải quyết vấn đề,tư duy sáng tạo và phê phán, giao tiếp và quan hệ giữa các cá nhân, tự nhận thức và đương đầu với cảm xúc, với nguyên nhân gây căng thẳng,..
Là các KN thiết thực mà người ta cần để có cuộc sống an toàn và khoẻ mạnh.
20
ĐỊNH NGHĨA KỸ NĂNG SỐNG
KNS là tập hợp rất nhiều KN tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các KN tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Từ KNS có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của người khác cũng như dẫn đến những hành động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh.
(UNICEF)
21
Kỹ năng sống giúp chúng ta:
Thích ứng với cưộc sống
Đối phó với các vấn đề xẩy ra trong cưộc sống
Giải quyết các vấn đề của cuộc sống một cách có hiệu quả
22
KHÁI NIỆM VỀ KỸ NĂNG SỐNG
Kỹ năng: Được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân.
Kỹ năng sống: Nói về những vấn đề trong cuộc sống, hướng đến cuộc sống an toàn khoẻ mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giáo dục KNS: Không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi đơn giản.Giáo dục KNS là hướng đến thay đổi HÀNH VI.
23
MỤC ĐÍCH TIẾP CẬN
KỸ NĂNG SỐNG
Bản thân KNS không có tính hành vi.
Các KNS cho phép chúng ta chuyển dịch KIẾN THỨC ( cái chúng ta biết),THÁI ĐỘ VÀ GIÁ TRỊ (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành HÀNH VI (cái cần làm và cách cần làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
24
Cách phân loại kỹ năng sống
Cách thứ nhất:
KNS phân thành 3 nhóm k? năng chung:
+ K? năng nhận thức: Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị.
25
Cách phân loại kỹ năng sống
+ Kĩ năng đương đầu với xúc cảm: động cơ, ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh.
+ Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác : giao tiếp; tính quyết đoán; kĩ năng thương thuyết/ từ chối; lắng nghe tích cực; hợp tác; sự thông cảm, nhận biết sự thiện cảm của người khác;.
26
Cách phân loại kỹ năng sống
Ngoµi ra, KNS cßn thÓ hiÖn trong nh÷ng vÊn ®Ò cô thÓ trong ®êi sèng XH :
+ VÖ sinh, vÖ sinh thùc phÈm, SK, DD
+ C¸c vÊn ®Ò vÒ giíi, giíi tÝnh, SKSS
+ Ng¨n ngõa vµ ch¨m sãc ng­êi bÖnh HIV/AIDS
+Sö dông r­îu, thuèc l¸ vµ ma tuý

27
Cách phân loại kỹ năng sống
+ Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro
+ Hoà bình và giải quyết xung đột
+ Gia đình và cộng đồng
+ Giáo dục công dân
+ Bảo vệ thiên nhiên và môi trường
+ Văn hoá
........

28
Cách phân loại kỹ năng sống
Cỏch th? hai:
K? năng nhận biết và sống với chính mình
+ K? năng tự nhận thức:
Mỗi người cần nhận biết và hiểu rõ bản thân, những tiềm năng, tình cảm, những mặt mạnh, mặt yếu của mình. giúp có khả năng sử dụng các KNS khác hiệu quả, và lựa chọn những gì phù hợp với bản thân, với xã hội

29
Cách phân loại kỹ năng sống
- Sự tự nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân, năng lực tiềm tàng của bản thân giá trị của mình và vị trí của mình trong cộng đồng . đưa đến sự tự trọng.
- Biết tự trọng để kiên định giữ gìn những điều quan trọng, quý giá đối với mình.
30
Cách phân loại kỹ năng sống
K? nang nh?n bi?t v� s?ng v?i ngu?i khỏc
+ K? năng quan hệ/ tương tác liên nhân cách:
Phải biết đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ, để có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của mình.
31
VÌ SAO PHẢI GIÁO DỤC KNS?
Không thể giả định rằng KNS tự nhiên mà có.
Thay đổi nhanh chóng của xã hội và những thay đổi về tâm sinh lý có tác động lớn: bị dụ dỗ lôi kéo; hành động liều lĩnh; mất lòng tin, mặc cảm; gia đình tan vỡ;..
Trẻ em có thể ứng xử không lành mạnh trước áp lực gặp phải:tìm đến ma tuý ,có hành vi bạo lực,tự vẫn...
Việc hướng dẫn KNS nhằm giáo dục sống khoẻ mạnh là cần thiết để rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, tăng cường khả năng thích ứng tích cực để đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
32
VÌ SAO PHẢI GIÁO DỤC KNS?
Những người có kỹ năng sống là những người biết làm cho mình và người khác cùng hạnh phúc. Họ thường thành công hơn người khác trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của mình.
Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp biến những kiến thức thành những hành động, những thói quen lành mạnh.
Những kỹ năng sống như những nhịp cầu phải gắn kết chặt chẽ với nhau. Chúng ta phải biết hình thành và vận dụng những kỹ năng khác nhau và đa dạng để có thể thành công trong cuộc sống

33
VÌ SAO PHẢI GIÁO DỤC KNS?
Trong lịch sử giáo dục VN quan điểm học để làm người, nghĩa là để biết ứng xử với đời được coi là mục tiêu quan trọng của GD.
- N?n GD đã quan tâm cung cấp cho người học những kiến thức, thái độ và k? năng cần thiết để chuẩn bị cho người học gia nhập cuộc sống XH
- Tuy nhiên, những nội dung đó chưa được gọi tên là giáo dục KNS.
34
Tầm quan trọng của giáo dục KNS
Tạo sự hiểu biết và cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa con người và cách sống.
Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn mực về văn hoá, xã hội, đạo đức và sự công bằng, chính trực.
Nâng cao lòng tự tin, tự đánh giá đúng và khả năng tự hiểu mình ở mỗi người.
Lý giải được cảm xúc của bản thân để phát triển KN tự điều chỉnh.
35
Tầm quan trọng của giáo dục KNS
Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể.
Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người.
Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người
Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó đối với trạng thái căng thẳng(stress).
36
TRỌNG TÂM CỦA GIÁO DỤC KNS
Sự tham gia năng động tích cực của người học (quá trình đối thoại cùng học hỏi).
Giúp người học tự phản ánh, nhận diện và phân tích vấn đề, thực hành giải quyết vấn đề một cách sáng tạo
Lưu ý đến sự hình thành và thay đổi hành vi:
-Kiến thức: có thể tiếp thu từ bên ngoài
-Thái độ-kỹ năng-hành vi:do quá trình cá nhân tự rèn luyện mà hình thành.
37
BỐI CẢNH GIÁO DỤC KNS
Kỹ năng sống thường gắn với một bối cảnh,với một nội dung giáo dục nhất định để người ta có thể hiểu và thực hành một cách cụ thể.
Lồng ghép giáo dục KNS vào các môn học,chủ đề, các nội dung gắn với những vấn đề bức xúc trên thực tế.
KNS được hiểu theo nhiều cách ở từng quốc gia,có nhiều cách để lồng ghép.
38
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN GD SỐNG KHOẺ MẠNH VÀ KNS
Phương pháp chủ động: Động não, làm việc theo nhóm nhỏ, theo cặp, sắm vai, nghiên cứu trường hợp, kể chuyện, trò chơi,kịch, tiểu phẩm, rối, các phương pháp tham gia( vẽ hình, sơ đồ, xếp hạng,..)
Dựa trên và khai thác kinh nghiệm sống của người học.
39
KNS HƯỚNG ĐẾN CUỘC SỐNG
LÀNH MẠNH
Biết cách tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng cuộc sống khoẻ mạnh và an toàn và thực hiện quyền của mình.
Làm chủ bản thân có khả năng thích ứng, ứng phó trước những tình huống khó khăn trong giao tiếp hằng ngày.
Rèn luyện cách sống có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng trong một xã hội hiện đại.
Mở ra các cơ hội, hướng suy nghĩ, hướng đi tích cực và tự tin giúp bản thân tự có quyết định và chọn lựa đúng.
40
TÓM LẠI, GIÁO DỤC KNS NHẮM:
Khuyến khích một sự đổi mới và chuyển hướng trong cách nhìn, cách nghĩ và cách làm của mọi người.
Thúc đẩy sự tương tác mọi người với nhảu trong quá trình học tập, rèn luyện KNS.Quá trình đó giúp mọi người tự nhận thức, tăng KN giao tiếp,có suy nghĩ và hành động có trách nhiệm và biết thể hiện sự cảm thôngvới người khác cũng như có thái độ hợp tác.
Mở ra hướng đi tích cực hơn cho bản thân(cách suy nghĩ mới,niềm hy vọng,..)
Tạo không khí sinh động, thoải mái, vui tươi và thúc đẩy sự sáng tạo.
41
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
KN giao tiếp giúp quá trình giữa các cá nhân với tập thể.Giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình để người khác hiểu.
KN hợp tác và làm việc tập thể giúp đem lại hiệu quả cho nhóm và giúp cá nhân tăng cường sự tự tinvà hiệu quả trong việc thương thuyết, xử lý tình huống và giúp đỡ người khác.
42
KN GIAO TIẾP GỒM:
Kỹ năng thiết lập tình bạn
Kỹ năng thông cảm
Kỹ năng đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè.
Kỹ năng thương lượng và xử lý mâu thuẩn
Kỹ năng giải quyết xung đột không dùng bạo lực
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
43
KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC
Kỹ năng tự nhận thức giúp hiểu rõ bản thân mình.
Tự nhận thức là cơ sở quan trọng giúp cho giao tiếp có hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm đối với người khác.
Khi nhận thức rõ về bản thân sẽ giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả đồng thời giúp cá nhân đặt mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế.
44
KỸ NĂNG TỰ NHẬN THỨC GỒM:
Kỹ năng tự đánh giá
Xác định điểm yếu, mạnh của bản thân
Kỹ năng suy nghĩ tích cực

45
MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tự nhận thức
Kỹ năng xác định giá trị
kỹ năng kiên định
Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
Kỹ năng xác định mục tiêu
Kỹ năng ứng phó và xử lý căng thẳng
46
Cửa sổ JOHARI
Mở: Những điều ta biết về bản thân và người khác cũng biết (tên tôi, nét mặt của tôi..).
Mù: Những điều người khác biết về bản thân ta mà ta không biết ( một thói quen, cách suy nghĩ nào đó mà bản thân không nhận biết)
Giấu kín: Những gì ta biết về bản thân mình nhưng người khác không biết( mơ ước thầm kín của tôi..)
Chua bi?t: Những điều bản thân không biết và người khác cũng không biết(Tôi s? ở đâu sau 10 năm?..)
47
KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
Giá trị là thái độ, niềm tin, chính kiến và cách suy nghĩ của bản thân mình, trong đó có những suy nghĩ chủ quan, thành kiến mà bản thân không nhận ra
Xác định giá trị là hiểu rõ những thái độ, niềm tin và cách suy nghĩ đó và khắc phục thái độ phân biệt đối xử, thành kiến..
Xác định giá trị sẽ có tác động đến quá trình ra quyết định, giải quyết vấn đề cũng như giao tiếp với người khác
48
KN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ GỒM:
Kỹ năng hiểu được quy tác xã hội,niềm tin, nền tảng đạo đức,văn hoá, giới tính,,lòng vị tha, nhận thức được thành kiến và sự phân biệt đối xử
Kỹ năng xác định cái gì là quan trọng,có ảnh hưởng đến thái độ, giá trị và hành vi
Kỹ năng đối phó với sự phân biệt đối xử và thành kiến
Xác định và làm theo những quyền, trách nhiệm và công bằng xã hội
49
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
Trong cuộc sống mỗi người hằng ngày phải ra nhiều quyết định.Tuỳ theo tình huống xẩy ra người ta phải lựa chọn ra một quyết định Do đó phải cân nhắc lựa chọn thận trọng những quyết định, lường trước được những hậu quả trước khi ra quyết định của mình
50
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH GỒM:
Kỹ năng suy nghĩ mang tính phê phán và sáng tạo
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng phân tích để đánh giá những nguy cơ
Kỹ năng đưa ra được giải pháp khác
Kỹ năng thu thập thông tin,đánh giá thông tin
Kỹ năng đánh giá những hậu quả
51
CÁC BƯỚC RA QUYẾT ĐỊNH
1.Xác định vấn đề
2.Thu thập thông tin
3. Liệt kê các giải pháp lựa chọn
4. Kết quả sự lua chọn: cảm xúc,giá trị
5. Ra quyết định
6. Hành động
7. Kiểm định lại hiệu quả của quyết định
52
KỸ NĂNG KIÊN ĐỊNH
KN kiên định là KN thực hiện được những gì mình muốn hoặc từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới quyền và nhu cầu của người khác với quyền và nhu cầu của mình một cách hài hoà đúng mực
Kỹ năng kiên định là sự cân bằng giữa hiếu thắng, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc
53
Tính kiên định

Cởi mở và thành thật với bản thân và người khác
Lắng nghe ý kiến người khác
Bày tỏ sự thông cảm đối với hoàn cảnh của người khác
Tự trọng và tôn trọng người khác
Xử lý cảm xúc của mình
Thể hện rõ ý kiến và mong muốn của mình
Thực hiện theo ý muốn của mình mà không tổn hại đến người khác
Nói không và giải thích lý do
54
Thái độ hung hăng, hiếu thắng
Thực hiện bằng được điều mình muốn bất kể điều gì, thậm chí làm phương hại đến quyền lợi người khác
Buộc người khác làm điều họ không muốn
Nói lớn tiếng và thô lỗ
Ngắt lời người khác
Luôn đặt nhu cầu và quyền lợi của mình lên trên
55
Thái độ phục tùng
Yên lặng vì sợ người khác giận
Tránh xung đột
Đồng ý trong khi lòng không vui
Luôn đặt nhu cầu người khác lên trên
Chiều theo những việc mình không muốn
Trong lòng giân dữ nhưng không nói ra
Không có thái độ cương quyết
Biện minh hành động của mình là vì người khác
56
CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA
KIÊN ĐỊNH
Biết rõ bạn muốn gì và cần gì
Có thể nói lên điều mình muốn và cần
Tin rằng mình có giá trị
Cố gắng và có quyết tâm để lo cho nhu cầu và sự an toàn của mình
Lưu ý: KN kiên định có thể rèn luyện được.KN KĐ làm tăng thêm sự tự tin, giúp bạn cảm thấy thoải mái khi ứng phó với các tình huống.
57
Ba loại hành vi biểu hiện thái độ kiên định
Từ chối:
- Khẳng định vị trí của bạn
- Trình bày lý do
- Bày tỏ quan điểm
Bày tỏ thái độ:
Bày tỏ cảm xúc tích cực
Bày tỏ cảm xúc tiêu cực
Đề nghị:
Nêu vấn đề
Đưa ra đề nghị
Làm sáng tỏ

58
THỂ HIỆN THÁI ĐỘ KIÊN ĐỊNH
Quyền được thể hiện thái độ kiên định
Quyền được đối xử với thái độ tôn trọng
Quyền được lựa chọn nói không mà không có lỗi
Quyền được bày tỏ suy nghĩ của mình
Quyền được có thời gian để suy nghĩ dần
Quyền được thay đổi ý định
Quyền được hỏi thêm thông tin cần thiết
Quyền được yêu cầu điều mình muốn
Quyền được cảm thấy tích cực về bản thân
59
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI
TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG
Khi một cá nhân có khả năng đương đầu với sự căng thẳng thì căng thẳng lại là một nhân tố tích cực bởi vì chính những sức ép sẽ ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình và ứng phó một cách thích hợp. Tuy nhiên sự căng thẳng còn có sức mạnh huỷ diệt cuộc sống cá nhân nếu nó quá lớn và không giải toả nổi nếu thiếu kỹ năng ứng phó.
60
Biểu hiện của sự căng thẳng
Yếu tố cơ thể:
Mệt mỏi
Đổ mồ hôi
Chóng mặt
Đau bắp cơ
Ngất xỉu
Tim đập nhanh
Mệt lả người
Đau đầu
61
Biểu hiện của sự căng thẳng
Yêú tố tình cảm:
62
Biểu hiện của sự căng thẳng
Yếu tố tư duy suynghĩ
63
Biểu hiện của sự căng thẳng
Yếu tố hành vi
64
KỸ NĂNG ĐẶT MỤC TIÊU
Mục tiêu là điều chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới. Muốn thực hiện được mục tiêu phải có quyết tâm và phải có cam kết với chính mình hoặc với người khác.
Mục tiêu phải thể hiện ngôn từ rõ ràng; phải có tính khả thi; ai là người hppx trợ giúp đỡ mình thực hiện mục tiêu đó; trong thời gian bao lâu phải hoàn thành;thuận lợi khó khăn; So sánh mục tiêu với kết quả cuối cùng
65
XIN CÁM ƠN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)