GD môi trường hoá

Chia sẻ bởi Ma Ma Nữ | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: GD môi trường hoá thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề 1
giáo dục môi trường
thông qua dạy học hóa học ở trường
phổ thông



Mục tiêu
1.Kiến thức:
Nắm được những kiến thức cơ bản về cơ sở hóa học môi trường, ô nhiễm môi trường.
Biết được vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người với môi trường.
Có những hiểu biết về luật pháp và các chủ trương chính sách của Đảng và NN về bảo vệ MT.
Biết khai thác các nội dung KT HH có trong SGKPT để GD bảo vệ MT cho HS thông qua các hình thức DH
2. Kỹ năng:
Hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản về MT.
Vận dụng thiết kế các bài dạy khai thác được nội dung GDMT trong SGKPT.
Tổ chức dạy và học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về GDMT cho HS.
Sự phát triển của GDMT .Vai trò nhiệm vụ và phương hướng gdmt ở nhà trường phổ thông
I. Môi trường và tầm quan trọng của môi trường
Môi trường theo nghĩa rộng là tập hợp các yếu tố tự nhiên, xã hội, nhân tạo có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau và qua đó ảnh hưởng đến cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của con người và giới tự nhiên.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Môi trường có vai trò đặc biệt đối với sự sống và chất lượng cuộc sống của con người.
II. Sự phát triểncủa GDMT trên thế giới và ở nước ta.
1.Sự phát triển của GDMT trên thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 1948 tại cuộc họp Liên hiệp quốc (LHQ) về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ "GDMT" được sử dụng, tiếp sau đó ngày 5/6/1972, tại Hội nghị Liên hợp quốc họp ở Stôckhôm (Thụy Điển) đã nhất trí nhận định: Việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại (Cùng với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình chống chiến tranh).
Cũng vì thế, ngày 5 tháng 6 hàng năm trở thành "Ngày môi trường thế giới".
Sau hội nghị Stôckhôm, ở nhiều nước, GDMT đã được đưa vào các trường học. Đến năm 1973, người ta thấy có khoảng 1000 chương trình được giảng dạy trong 750 trường và viện thuộc 70 nước khác nhau. Tuy nhiên, mục đích, nội dung của GDMT lúc đó chưa được xác định rõ ràng. Phải đợi đến các hội nghị quốc tế sau, vấn đề này mới được giải quyết và hoàn thiện.
Tháng 10 năm 1975 tại Hội nghị Quốc tế về GDMT họp ở Bengrat (Nam Tư), lần đầu tiên UNESCO (Tổ chức Văn hóa khoa học và Giáo dục của LHQ) đã khởi thảo một chương trình GDMT quốc tế (IEEP).
Đầu tháng 8 năm1987, UNESCO và UNED (Chương trình môi trường LHQ) lại phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về GDMT tại Matxcơva có đại diện của 100 nước và nhiều tổ chức quốc tế về chương trình hành động GDMT cho thập kỷ 90 tham dự. Hội nghị quyết định đặt tên cho thập kỷ 90 là "Thập kỷ toàn thế giới cho GDMT".
Với tinh thần trên, tháng 10 năm1990 tại Pari UNESCO và UNED tổ chức mở hội nghị quốc tế với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế thuộc LHQ. Hội nghị nhằm mục đích trao đổi về sự tăng cường trách nhiệm của từng tổ chức trong lĩnh vực GDMT.
Hội nghị thượng đỉnh (UNCED) diễn ra năm 1992 tại Rio de Janero trong 2 ngày có 120 vị đứng đầu nhà nước, chính phủ, cùng các đoàn đại biểu của hơn 170 nước tham dự. Song song với hội nghị còn có diễn đàn toàn cầu lôi cuốn đại diện của hàng trăm các nhóm có quan tâm đặc biệt, các tổ chức phi chính phủ vào các kỳ diễn thuyết, trình bày, thảo luận và hội thảo trên một phạm vi rộng các đề tài về vấn đề môi trường.
2. Tình hình GDMT ở Việt Nam
ở Việt Nam, từ năm 1966 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào Tết trồng cây để giữ gìn và làm đẹp môi trường sống. Cho đến nay phong trào này vẫn được duy trì và phát triển mạnh mẽ.
Năm 1991 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình trồng cây phát triển giáo dục-đào tạo và bảo vệ môi trường (1991-1995).
Trong "Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000", GDMT được ghi nhận như một bộ phận cấu thành.
Năm 1995 dự án GDMT trong nhà trường PT được UNDP tài trợ VIE95/041 và cụ thể hơn trong thực tiễn thông qua dự án VIE98/018.
Đặc biệt gần đây nhất tháng 8- 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số153/2004/ QĐ-TTg về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam gồm 5 phần:
Phần 1: Phát triển bền vững - Con đường tất yếu của Việt Nam.
Phần 2: Những lĩnh vực kinh tế cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Phần 3: Những lĩnh vực xã hội cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Phần 4: Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững.
Phần 5: Tổ chức thực hiện phát triển bền vững.
III. Vai trò, nhiệm vụ và phương pháp GDMT
ở trườngPhổThôngViệtNam

1. Vai trò và vị trí của nhà trường phổ thông trong công tác giáo dục và bảo vệ môi trường
Với mạng lưới phân bố rộng khắp đến từng thôn, ấp ở mọi miền đất nước, Nhà trường phổ thông từ bậc tiểu học đến trung học có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường.
Nhà trường phổ thông có chức năng cơ bản là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh, có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức công tác giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo mục tiêu
2.Nhiệm vụ và phương hướng gdmt ở trường pt
Làm cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên, môi trường nói chung và thiên nhiên, môi trường Việt Nam nói riêng; nhận thức rõ mối quan hệ khăng khít và sự tác động tương hỗ giữa sinh vật với các yếu tố của môi trường, tầm quan trọng của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Trên cơ sở các hiểu biết đó mà giáo dục cho học sinh ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành lòng yêu thích, tôn trọng thiên nhiên, muốn được bảo vệ môi trường (BVMT) sống, các phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa lịch sử của đất nước, và cuối cùng, làm cho việc BVMT trở thành phong cách, nếp sống của họ.
Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kỹ năng bảo vệ môi trường để học sinh có thể thực hành các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương.
3. Mục đích của GDMT
GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học được trang bị
Một ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của Trái đất.
Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý môi trường.
Iii. các chủ trương chính sách
Nghị quyết hội nghị TƯ 2 khóa VIII
Chỉ thị 36-CT/TƯ 25-6-1998.
Luật bảo vệ MT được nước CHXHCNVN thông qua
năm 1993.
Quyết định của TTCP số1363 năm 2001 v/v phê duyệt đề án:"đưa các nội dung BVMT vào hrrj thống GDQD"
Chương1.những kiến thức cơ sở về mt và hóa học môi trường
I. Những kiến thức cơ sở về môi trường
1. Khái niệm về môi trường và hoá học môi trường
1.1. Khái niệm về môi trường.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật BVMT, Việt Nam, 1993).



Thành phần môi trường của trái đất bao gồm:
a. Thạch quyển
Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài của Trái đất, có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có bề dầy thay đổi theo những vị trí địa lí khác nhau từ 0 đến 100 km.
Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng tổ hợp phức tạp của các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Hàm lượng các nguyên tố hoá học của đất không cố định, biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất.
b. Thuỷ quyển
Thuỷ quyển (nước) là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Thuỷ quyển bao gồm tất cả các dạng nguồn nước có trên trái đất như: đại dương, biển, hồ, sông, suối, các nguồn chứa băng đá ở hai cực Trái đất và các nguồn nước ngầm. Khối lượng thuỷ quyển ước tính vào khoảng 1,38.1021 kg (tương đương 0,03% tổng khối lượng Trái đất).
c. Khí quyển
Khí quyển là lớp khí bao quanh bề mặt Trái đất, có khối lượng 5,2.10 18 kg, nhỏ hơn 0,0001% trọng lượng Trái đất. Khí quyển là một hỗn hợp các khí: nitơ (78,09%), ôxy(khoảng 20,94 %), cacbondioxit (khoảng 0,03%), hơi nước (khoảng 0,1-5%) và nhiều khí khác...
Khí quyển có tác dụng duy trì và bảo vệ sự sống trên Trái đất, ngăn chặn các tia tử ngoại gần đi vào Trái đất.
Khí quyển có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng của Trái đất thông qua quá trình hấp thụ tia tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống và tia nhiệt từ mặt đất phản xạ lên.
Khí quyển là nguồn cung cấp O2 và CO2 cần thiết cho sự sống trên Trái đất, cung cấp nitơ cho quá trình cố định đạm ở thực vật hay sản xuất phân đạm, hoá chất cho công, nông nghiệp. Khí quyển còn tham gia vào quả trình tuần hoàn nước.
d. Địa quyển có độ sâu 70-100 km nhưng con người thường khai thác các nguyên liệu cho công nghiệp ở lớp vỏ Trái Đất, ở độ sâu khoảng 16 km. Vỏ Trái Đất có thể chia làm hai phần là phần đất và phần vỏ cứng. Phần đất có ý nghĩa đối với hoá học và sinh học của môi trường; là nơi xảy ra các quá trình trao đổi chất và năng lượng, là môi trường sống của các vi khuẩn, động vật và thực vật. Đất là nơi chấp nhận một khối lượng lớn các chất thải của thiên nhiên và do con người mang đến.
2
e. Sinh quyển
Sinh quyển là toàn bộ các dạng vật sống tồn tại ở bên trong, bên trên và phía trên trái đất, trong đó có các cơ thể sống và các hệ sinh thái hoạt động. Đây là một hệ thống động và rất phức tạp. Nơi sinh sống của sinh vật trong sinh quyển gồm môi trường cạn (địa quyển), môi trường không khí hoặc môi trường thuỷ quyển. Khác với khí quyển, địa quyển và thuỷ quyển, sinh quyển không có giới hạn rõ rệt vì nó nằm trong cả ba thành phần của môi trường kể trên và không hoàn toàn liên tục, vì sự sống chỉ tồn tại và phát triển trong những điều kiện nhất định.
1.2. Khái niệm hóa môi trường:
Hóa học môi trường là một ngành khoa học của Khoa học môi trường. Hóa học môi trường nghiên cứu các hiện tượng HH xảy ra trong MT tức là nghiên cứu các nguồn, các phản ứng,các hiệu ứng và sự tồn tại các chất hóa học trong đất,nước,không khí và ảnh hưởng của những tác động của con người đến các quá trình này.
2. Môi trường và phát triển, phát triển bền vững
.2.1. Môi trường và phát triển
Phát triển là xu hướng tất yếu khách quan của mỗi cá nhân và toàn xã hộị, nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người.
2.2. Khái niệm phát triển bền vững là gì?
Năm 1987, trong báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".
3.Các khái niệm cơ bản trong GDMT:
-Khái niệm hệ sinh thái.
-Khái niệm quần thể/dân số.
-Khái niệm kinh tế và công nghệ tác động đến MT.
-Khái niệm quyết định MT.
-Khái niệm đạo đức MT.


-Khái niệm hệ sinh thái:Hệ sinh thái bao gồmcác loài sinh vật sống ở một vùng địa lýtác động qua lại với nhauvà với MT xung quanhtạo nên các chuỗi,lưới thức ăn và các chu trình sinh hóa.
-Khái niệm quần thể/dân số:quần thể là một nhóm cá thểcủa cùng một loài sống cùng một khu vực địa lý ở một điểm nhát định.
-Khái niệm kinh tế và công nghệ tác động đến MT:kinh tế gồm những hoạt động,mà con người tạo ra nhằm duy trì sự sống và làm cho cuộc sống sung túc hơn,khi các biện pháp KT đạt trình độ caothì tạo nên công nghệ.
-Khái niệm quyết định MT: là quá trình tổng hợp các kiến thức, kĩ năng để mỗi cá nhân, tập thể ra quyết định giải quyết một vấn đề MT cụ thể.
-Khái niệm đạo đức MT: đạo đức MT là một hệ thống các giá trị(hành vi,ứng xử, sự tôn trọng...) mà con người thể hiện với nhau và với thiên nhiên.
2. Ô nhiễm môi trường- suy thoái môi trường
a)Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lí, hoá học, sinh thái học của bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Sự gia tăng các chất lạ vào môi trường làm thay đổi các yếu tố môi trường sẽ gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn, hay sự phát triển của người và sinh vật trong môi trường đó.
b) Suy thoái môi trường: là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay đổi về chất lượng và số lượng thành phần môi trường vật lý (như suy thoái đất, nước, không khí, biển, hồ...) và làm suy giảm đa dạng sinh học. Quá trình đó gây hại cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên.
II.Các nguồn ô nhiễm
1.Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ hay mọi sự biến đổi quan trọng thành phần không khí, làm cho không khí không sạch như: có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
a) Nguồn ô nhiễm thiên nhiên
Nguồn ô nhiễm thiên nhiên là nguồn do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như đất sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn và gió thổi thành bụi. Các núi lửa phun ra bụi nham thạch cùng với nhiều hơi khí từ lòng đất thoát ra là nguồn ô nhiễm không khí đáng kể, cháy rừng cũng gây ra những đám khói lớn và bụi rộng. Nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí. Các quá trình thối rữa của xác động vật ở tự nhiên cũng đưa vào không khí các chất khí ô nhiễm.
b. Nguồn ô nhiễm nhân tạo
Nguồn ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiêp; do hoạt động giao thông vận tải; do đun nấu của nhân dân; ô nhiễm do bụi; do ô nhiễm tiếng ồn; do các hoá chất gây ra những chất gây nguy hiểm đối với con người và khí quyển là khí CO2; SO2; CO; N2O; CFC.

Khí và hơi thoát ra từ các quá trình công nghệ theo đường khí thải, ống khói hoặc do bị rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền công nghệ. Nồng độ chất độc hại cao và tập trung.
Các phương tiện giao thông cuốn theo bụi đất đá và bụi khí độc do cháy nhiên liệu trong động cơ thải qua ống xả gây ô nhiễm nhiễm tập trung trong các đô thị và hai bên đường. Con người sử dụng các loại nhiên liệu như than đá, khí đốt, dầu hoả, củi, rơm rạ.gây ô nhiễm nhỏ và cục bộ trong nhà và phạm vi nhỏ xung quanh.
Vậy khí độc, bụi và sol khí là nguồn gây ô nhiễm khí quyển. Vì sao bụi và sol khí lại gây ô nhiễm môi trường ? Đó là do bụi và sol khí là phương tiện để chứa kim loại nặng trong khí quyển và phát tán trong diện rộng. Chúng không đơn thuần chỉ là gây cản trở tầm nhìn của con người mà còn gây nên sương mù, cản trở sự phản xạ của tia mặt trời, tích tụ các chất độc trên bề mặt thực vật, cây trồng, ăn mòn da, gây kích ứng mắt và cơ quan hô hấp, gây bệnh bụi phổi.

Lưu huỳnh đioxit :
có khối lượng phân tử là 64đvC nên ở gần mặt đất, ngang tầm sinh hoạt của con người, có khả năng hoà tan trong nước cao hơn các khí gây ô nhiễm khác nên dễ phản ứng với cơ quan hô hấp của con người và động vật. Hàm lượng thấp gây sưng niêm mạc, hàm lượng cao gây tức thở, hỗn hợp, viêm loét đường hô hấp. Lưu huỳnh đioxit làm thiệt hại đến mùa màng, nhiễm độc cây trồng, làm bạc màu, mài mòn các tác phẩm nghệ thuật, ăn mòn kim loại, giảm độ bền của các vật liệu vô cơ, hữu cơ, giảm tầm nhìn trong khí quyển.
khói núi lửa chứa nhiều so2
Cacbon oxit : CO đẩy oxi khỏi hồng cầu làm giảm hồng cầu, giảm khả năng hấp thụ oxi của hồng cầu. Ngộ độc nhẹ có thể gây di chứng hay quên, thiếu máu. Nếu nặng gây ngất, co giật, tê liệt chi hoặc tử vong. Cacbon oxit làm thực vật dễ bị rụng lá, xoắn lá, cây non chết yểu.
khói nhà máy chứa nhiều chất gây ô nhiễm
- Hiđrosunfua : gây nhức đầu, tổn thương màng nhầy của cơ quan hô hấp, gây ỉa chảy, viêm phổi.có thể gây tử vong cho người; thực vật dễ bị rụng lá và giảm khả năng sinh trưởng thể tích
- Nitơ oxit : tác dụng với hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxi, gây bệnh thiếu máu.
- Nitơ đioxit: gây bệnh nguy hiểm cho tim, phổi, gan, làm phai màu thuốc nhuộm vải, hư hỏng vải bông, ăn mòn kim loại,gây mưa axit.
- Amoniac : gây mùi khó chịu, viêm loét đường hô hấp cho người, động vật, gây loét giác mạc, thanh quản, khí quản, dễ hoà tan trong nước gây nhiễm độc cho cá và các vi sinh vật trong nước.
- Hiđroflorua : gây bệnh sụn xương, viêm phế quản, tổn thương răng, hạn chế độ sinh trưởng của cây, làm rụng lá, lép quả.
- Hiđro clorua : Gây tổn thương cho cây trồng, vật nuôi.
- Ozon ở tầng đối lưu mà cao sẽ gây tổn thương cho con người và động vật như kích thích cơ quan hô hấp, gây sưng tấy, rát bỏng, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn chức năng phổi của người; làm kìm hãm sự sinh trưởng, giảm sản lượng cây trồng.
Khi tầng ozon ( ở tầng bình lưu) bị thủng, các tia tử ngoại sóng ngắn dễ dàng từ mặt trời chiếu xuống Trái Đất phá huỷ gen tế bào, gây bệnh xạm da, ung thư da cho con người. Ozon được tạo ra trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, hoá chất .Ví dụ: như trong quá trình hoạt động của máy in laze, trong máy photocopy.
- Mưa axit : trong nước mưa có axit sunfuric,axit sufurơ, axit nitric, axit clohiđric.làm cho nước mưa có pH từ 4,2 đến 6,5 cá biệt có pH = 2. Mưa axit làm tăng độ chua của đất, huỷ diệt rừng, mùa màng, làm hỏng nhà của, cầu cống.làm tăng khả năng hoà tan của các kim loại nặng trong nước gây ô nhiễm nhiễm hoá học; cây cối hấp thụ các kim loại nặng hoà tan như Cd, Zn đi vào nguồn thực phẩm gây nhiễm độc cho người, gia súc.
. Ô nhiễm môi trường khí quyển:
Khí quyển có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nhiệt lượng. Trái Đất thông qua việc hấp thụ tia tử ngoại phát xạ từ mặt trời đến và phản xạ tia nhiệt từ Trái Đất lên. Tầng đối lưu của khí quyển gần mặt đất nhất, quyết định khí hậu của Trái Đất với thành phần chủ yếu là nitơ, oxi,cacbon đioxit và hơi nước. Các chất ô nhiễm sinh ra do hoạt động của tự nhiên và con người dễ dàng bị xáo trộn để pha loãng hoặc biến đổi trong tầng đối lưu này. Tầng bình lưu xa mặt đất hơn có thành phần chủ yếu gồm ozon, nitơ, oxi. Ozon hoạt động như một lớp màng bao bọc, bảo vệ Trái Đất khỏi những độc hại của tia tử ngoại mặt trời chiếu xuống. Nếu có chất ô nhiễm tới được tầng bình lưu thì sẽ gây nhiễm độc lâu dài.
Sự ô nhiễm không khí, cả thành phố bị một lớp khói bao phủ
2.Ô nhiễm môi trường nước
- Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh ở người (bảng 2).
- Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt... Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp... kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả các xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là ô nhiễm diện.
- Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước, thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp... vào môi trường nước.
Nước thải chưa xử lý đã đổ ra môi trường sự ônhiễm nước mặt

Nguồn nước bị nhiễm axit
Các tác nhân và thông số ô nhiễm nguồn nước
1. Tác nhân và thông số hoá lí nguồn nước
- Màu sắc (colour): nước tự nhiên sạch thường trong suốt và không màu, cho phép ánh sáng môi trường chiếu tới các tầng nước sâu. Khi nước chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo, các chất hữu cơ... nó trở nên kém thấu quang ánh sáng môi trường. Các sinh vật sống ở tầng nước sâu và đáy phải chịu điều kiện thiếu ánh sáng trở nên hoạt động kém linh hoạt. Các chất rắn chứa trong môi trường nước làm cho hoạt động của các sinh vật sống trong nước khó khăn hơn, một số trường hợp có thể gây chết. Chất lượng nước suy giảm có tác động xấu tới hoạt động sống bình thường của con người. Để đánh giá màu sắc của nước, người ta dùng các máy đo màu hoặc máy đo độ thấu quang của nước.

- Mùi và vị (odour and taste): nước tự nhiên sạch không có mùi vị hoặc có mùi vị dễ chịu. Khi trong nước có các sản phẩm phân huỷ chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi vị trở nên khó chịu. Để đánh giá mức độ mùi vị của nước, người ta dùng phương pháp pha loãng cho đến khi không cảm nhận được mùi nữa. Ví dụ, khi nói nước có độ mùi 2, 4, 8... tức là ta phải pha loãng một lượng nước cất bằng 2, 4, 8... lần để nó không còn mùi nữa. Đánh giá vị của nước cũng theo phương pháp tương tự.

- Độ đục (turbidity): nước tự nhiên sạch thường không có chứa các chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không màu. Khi chứa các hạt sét, mùn, vi sinh vật, hạt bụi, các hoá chất kết tủa thì nước trở nên đục. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu ánh sáng môi trường xuống đáy thuỷ vực. Các chất rắn trong nước ngăn cản các hoạt động bình thường của con người và sinh vật.
- Nhiệt độ (temperature): nhiệt độ nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của lưu vực hay môi trường khu vực. Nước thải công nghiệp, đặc biệt là nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thường có nhiệt độ cao hơn nước tự nhiên trong lưu vực nhận nước cho nên làm cho nước nóng lên (ô nhiễm nhiệt). Nhiệt độ cao của nước làm thay đổi các quá trình sinh, hoá, lý học thường của hệ sinh thái nước. Một số loại sinh vật không chịu được sẽ chết hoặc phải di chuyển đi nơi khác, còn một số khác lại phát triển mạnh mẽ. Sự thay đổi nhiệt độ nước thông thường không có lợi cho sự cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái nước. Nhiệt độ cao của nước cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí (ẩm hơn, sương mù...). Để đo nhiệt độ của nước người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau.
-Chất rắn lơ lửng (suspended solid - SS): chất rắn lơ lửng là các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ lơ lửng trong nước có kích thước từ 10-1 đến 10-2 ?m như khoáng sét, bụi than, mùn... Sự có mặt của chất rắn lơ lửng trong nước gây cho nước đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Để xác định hàm lượng chất rắn lơ lửng, người ta thường để lắng sau đó lọc qua giấy lọc chuẩn Whatman GF/C tách ra phần chất lắng, sấy khô và cân.
- Độ cứng (hardness): độ cứng của nước do sự hiện diện của các muối canxi (Ca) và magiê (Mg) trong nước gây ra. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi chứa các muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca, Mg gây ra, loại nước này khi đun sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3 và sẽ bớt cứng. Độ cứng vĩnh cửu của nước do các muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg gây ra, độ cứng vĩnh cửu thường rất khó loại trừ.
- Độ dẫn điện (electric conductivity): độ dẫn điện của nước có liên quan đến sự hiện diện của các ion kim loại của một số như NaCl, KCl, Na2SO4, KNO3 ... trong nước. Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các loại ion trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện.
- Độ pH: độ pH của nước được xác định theo công thức: pH= - lg?H+?
Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi lượng ion H+ nhiều hơn ion OH- nước có tính axit và pH < 7, khi lượng ion OH- nhiều hơn ion H+ nước có tính bazơ và pH >7.
- Ôxy tự do hoà tan trong nước (dissolved oxygen - DO).
Lượng ôxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật sinh sống trong môi trường nước. Ôxy thường được tạo ra do sự hoà tan ôxy từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ bão hoà ôxy hoà tan trong nước sạch ở 0C là 14-15 ppm (hay mg/l). Thông thường nước ít khi bão hoà ôxy mà chỉ có khoảng 70-80% so với mức bão hoà, oxi hoà tan trong nước, phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của rong, tảo, độ sâu của nước. Khi DO thấp, các loại sinh vật sống trong nước sẽ giảm hoặc chết vì vậy DO là chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm của nước.
- Nhu cầu oxi hoá học (COD: Chemical Oxygen Demand)
COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hoá hoá học các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O.
COD là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước.
Chỉ số COD biểu thị cả lượng chất hữu cơ không thể oxi hoá bằng vi sinh vật. Do đó, giá trị của COD bao giờ cũng cao hơn giá trị BOD. Đối với nhiều loại nước thải, giữa COD và BOD có mối tương quan nhất định. Vì vậy, nếu thiết lập được mối quan hệ tương quan này có thể dùng phép đo COD để vận hành, kiểm tra hoạt động của nhà máy xử lý nước thải.
Nhu cầu oxi sinh hoá (BOD: Biochemical Oxygen Demand):
- Nhu cầu oxi sinh hoá là lượng oxi mà vi sinh vật cần dùng để oxi hoá các chất hữu cơ có trong nước theo phương trình phản ứng:Vi khuẩn

Chất hữu cơ + O2 ? CO2 + H2O + Tế bào mới + Sản phẩm trung gian
-Trong môi trường nước, khi quá trình oxi hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng cả oxi hoà tan. Quá trình oxi hoá sinh học xảy ra rất chậm và kéo dài. Trong thực tế người ta không thể xác định lượng oxi cần thiết để vi sinh vật oxi hoá hoàn toàn chất hữu cơ trong nước, mà chỉ cần xác định lượng oxi cần thiết ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày ở phòng tối để tránh quá trình quang hợp khoảng 70 - 80% nhu cầu oxi được sử dụng và kết quả được biểu thị bằng BOD5 (5 ngày ủ).
2. Các tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước
Tác nhân hoá học gây ô nhiễm nước gồm: các kim loại nặng, các anion: nitrat, sunfat, photphat... và thuốc bảo vệ thực vật...
+ Kim loại nặng: như Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Zn... có trong nước với nồng độ lớn đều làm cho nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá và thường tích luỹ lại trong cơ thể sinh vật, vì vậy chúng là các chất độc hại đối với sinh vật. Kim loại nặng có mặt trong môi trường nước từ nhiều nguồn như nước thải công nghiệp hoá chất và sinh hoạt, từ đường giao thông, y tế, nông nghiệp, khai thác khoáng sản. Một số nguyên tố như: Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật kể cả ở nồng độ thấp. Do vậy, tiêu chuẩn chất lượng nước, nồng độ các nguyên tố kim loại nặng được quan tâm hàng đầu. Để xác định nồng độ kim loại nặng trong nước người ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như phân tích hoá học hoặc phân quang phổ hấp thụ nguyên tử, phương pháp cực phổ...
+ Các nhóm anion: NO3-, PO43-, SO42-, các nguyên tố nitơ, photpho, lưu huỳnh ở nồng độ thấp là các chất dinh dưỡng đối với tảo và các sinh vật dưới nước. Khi ở nồng độ cao, các chất này gây ra sự phú dưỡng, hoặc các biến đổi sinh hoá trong cơ thể sinh vật và người. Nước giàu NO3- có thể gây ra bệnh ung thư cho người.
+ Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dùng để phòng trừ các sinh vật có hại cho cây trồng và nông sản, có các tên gọi khác nhau: thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ... Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có một phần thuốc trực tiếp tác động đến côn trùng và sâu hại, còn lại rơi vào nước, đất và tích luỹ trong môi trường hoặc các sản phẩm của nông nghiệp.
Xác định nồng độ các chất bảo vệ thực vật trong môi trường, người ta dùng phương pháp sắc ký khí.
. Ô nhiễm môi trường nước mặt
Môi trường nước mặt bao gồm nước ở ao hồ, đồng ruộng, nước ở sông, suối, kênh rạch. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, khu công nghiệp và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung như thành phố, thị trấn, các hoạt động công nghiệp khai thác mỏ, thuỷ sản, sản xuất nhiệt điện, luyện kim, giao thông thuỷ và sản xuất nông nghiệp. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là các chất hữu cơ, vô cơ, các chất phú dưỡng, ô nhiễm kim loại nặng, hoá chất độc hại, ô nhiễm vi sinh vật và ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
a. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác, thường gặp ở các lưu vực nước gần khu công nghiệp, khu khai thác khoáng sản, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác có tác động rất trầm trọng tới các hoạt động sống của con người và sinh vật. Kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân huỷ sẽ tích luỹ theo chuỗi thức ăn của con và động vật, gây nên những bệnh nguy hiểm... Để hạn chế ô nhiễm kim loại nặng và tác hại của nó cần quản lý chặt chẽ nguồn thải, quản lý tốt nguồn thải, sản phẩm nuôi trồng trong môi trường ô nhiễm như cá rau xanh...

c. Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học là phổ biến ở cả khu thâm canh nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học bị đẩy vào khu vực nước ruộng, ao, đầm, hồ, sông. Chúng sẽ tích luỹ trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn.
3. Ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích, trong các khe nứt, hang cactơ dưới bề mặt Trái đất và có thể khai thác phục vụ cho hoạt động của con người.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ổ nhiều quốc gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống con người.
Các tác nhân gây ô nhiễm nước ngầm có thể là:
- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng cao của Fe, Mn, As và một số kim loại khác.
- Các tác nhân nhân tạo như các anion, các kim loại nặng và các vi sinh vật...
- Suy thoái nguồn nước như mất khả năng khai thác, hạ thấp mức nước...
.4. Ô nhiễm biển
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chát thải từ lục địa theo các dòng chảy sông, suối, các chất thải từ hoạt động của con người trên biển như khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong thời gian dài biển sâu còn là nơi đổ các chất độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ô nhiễm biển khá đa dạng có thể chia thành một số dạng sau:
- Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, hoá chất độc..
- Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ...
- Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, rừng ngập mặn,... Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển, giảm đa dạng sinh học biển.
- Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong sản phẩm lấy từ biển.

5. Suy thoái ô nhiễm đất
Bình thường hệ sinh thái đất luôn luôn tồn tại ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có mặt của một số chất và hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái sẽ mất cân bằng và môi trường đất bị suy thoái, ô nhiễm.
Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường đất có thể chia ra:
- Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do xâm nhập thuỷ triều, đất bị vùi lấp do cát bay.
- Nguồn gốc nhân sinh: ảnh hưởng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, giao thông và hoạt động nông nghiệp,...
3. Chất thải
Nguồn chất thải vào môi trường gồm 3 dạng chính: rắn, lỏng, khí. Chúng ta quan tâm chung là vấn đề chất thải rắn và các chất thải nguy hại
1. Chất thải rắn
1.1. Định nghĩa
Chất thải rắn được hiểu là bất kỳ vật liệu nào ở dạng rắn bị loại bỏ ra mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu.
Nguồn và loại chất thải rắn
Trên một địa bàn hay một khu nghiên cứu, người ta thường xác định các nguồn thải rác chính sau: Khu dân cư; Thương mại; Thành phố; Công nghiệp; Khu đất trống; Các nhà máy xử lí rác thải; Nông nghiệp

1.2. Các dạng chất thải rắn
-Chất thải rắn thực phẩm: Bao gồm phần thừa thãi, không sử dụng được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ nấu ăn...Đặc điểm quan trọng của các loại chất thải này là dễ phân huỷ. Quá trình phân huỷ thường gây ra mùi hôi thối khó chịu của mội số khí độc.
- Chất thải rắn bỏ đi: Bao gồm chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công sở hoạt động thương mại... như giấy, nhựa vải, cao su, da, gỗ... Chất thải không cháy như thuỷ tinh, vỏ hộp kim loại, nhôm...
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt trong sinh hoạt và trong công nghiệp.
- Chất thải rắn xây dựng từ các công trình XD sửa chữa nhà cửa.
- Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải từ các hệ thống xử lí nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
Chất thải rắn nông nghiệp: các vật chất bỏ đi từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật...
- Chất thải nguy hại, chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, động vật thực vật.
- Trong công nghiệp, các loại khối lượng chất thải rắn phụ thuốc nhiều vào các ngành công nghiệp, các công nghệ sản xuất và quy trình sản xuất. Nguồn chất thải rắn có thể khác nhau ở nơi này nơi khác, khác nhau về số lượng, về kích thước, phân bố không gian. ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải nông nghiệp thường cao hơn lượng chất thải công nghiệp, ở một số nước công nghiệp phát triển, tỷ trọng hai loại chất rắn trên có lúc xấp xỉ nhau (1/1).
Rác thải ở khắp nơi:ven đường quốc lộ, đường tàu...
Rác thải ở khắp nơi: đường tàu, dưới nước, khu du lịch..
Ch?t th?i sinh ho?t
D?u nh?n
Các phương hướng chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.
-Tập trung xử lí các nguồn nước thải sinh hoạt.
-Nhà máy, cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lí nước thải để tái sử dụng nước cho sản xuất hoặc thải ra hệ thống nước thải chung của thành phố.
-Nước rác rỉ ra từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cần được xử lí trước khi hoà lẫn với nước ngầm hoặc nước mặt.
-Sử dụng phân bón hoá học, chất bảo vệ thực vật hợp lí.
-Hướng dẫn, giáo dục, tuyên truyền nếp sống văn minh và ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân trong đời sống cũng như trong lao động sản xuất.
-Nước thải đã qua xử lí có thể dùng để tưới cây, rửa đường, sử dụng trong xây dựng hoặc trong các dây chuyền công nghệ có sử dụng nước nhằm mục đích làm nguội sản phẩm.
Ví dụ: sơ đồ dây chuyền công nghệ trạm xử lí nước thải thành phố.
Chương 2.gdmt thông qua dh hóa học
I. Quan niệm về giáo dục môi trường
Có nhiều định nghĩa GDMT. Tuy nhiên,trong khuôn khổ của việc GDMT thông qua các môn học ở nhà trường có thể hiểu GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm về môi trường và các vấn đề môi trường. GDMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường và ngăn chặn những vấn đề mới có thể xảy ra trong tương lai.
II. Mục đích của GDMT
1. GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học được trang bị
- Một ý thức trách nhiệm sâu sắc với sự phát triển bền vững của Trái đất.
- Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ma Ma Nữ
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)