GD HN: Tâm lý học đại cương- csTLHC

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 08/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: GD HN: Tâm lý học đại cương- csTLHC thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

1
Học viện Hành chính
Quốc Gia
Bộ môn Khoa học Hành chính – Văn bản
Công nghệ Hành chính
GV. Nguyễn Thị Minh
2
Tâm lí học đại cương
Thời lượng: 45 tiết
Đối tượng: cử nhân hành chính, các lớp tại chức văn bằng 1.
3
Các phần của tâm lí học đại cương
Phần I: Những vấn đề chung của tâm lí học
Phần II: Các quá trình nhận thức
Phần III: Nhân cách và sự hình thành nhân cách
Phần IV: Sự sai lệch hành vi cá nhân và hành vi xã hội
4
Phần I: Những vấn đề chung của tâm lí học
Chương 1: Tâm lí học là một khoa học
Chương 2: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người
Chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lí ý thức
5
Phần II: Các quá trình nhận thức
Chương V: Tư duy và tưởng tượng
Chương VI: Trí nhớ
Chương IV: Cảm giác và tri giác
Chương VII: Ngôn ngữ và nhận thức
6
Phần III
Nhân cách và
sự hình thành nhân cách
7
Phần IV: Sự sai lệch hành vi cá nhân và hành vi xã hội
Sự sai lệch hành vi cá nhân
Sự sai lệch hành vi xã hội
8
Chương I: Tâm lí học là một khoa học

I. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học
II. Bản chất chức năng phân loại các hiện tượng tâm lí
III. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu
9
Chương II: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người

I. Cơ sở tự nhiên của tâm lí người
II. Cơ sở xã hội của tâm lí người
10
Chương III: Sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức

I. Sự hình thành và phát triển tâm lí
II. Sự hình thành và phát triển ý thức
11


I. Cảm giác
II. Tri giác

Chương IV: Cảm giác và tri giác
12
Chương V: Tư duy và
tưởng tượng

Tư duy
Tưởng tượng

13
Chương VI: Trí nhớ

I. Khái niệm chung về trí nhớ
II. Các loại trí nhớ
III. Các quá trình của trí nhớ
IV. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ
14
Chương VII: Ngôn ngữ và nhận thức

Khái niệm chung về ngôn ngữ
Phân loại ngôn ngữ
Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức
15
Phần III: Nhân cách và sự hình thành nhân cách
Khái niệm chung về nhân cách
Cấu trúc tâm lí của nhân cách
Các phẩm chất tâm lí nhân cách
Những thuộc tính tâm lí nhân cách
Sự hình thành và phát triển nhân cách

16
Phần IV. Sự sai lệch hành vi cá nhân và hành vi xã hội
A. Sự sai lệch hành vi cá nhân
I. Khái niệm hành vi
II. Chuẩn hành vi
III. Các loại sai lệch chuẩn mực hành vi cá nhân
17
Phần IV. Sự sai lệch hành vi cá nhân và hành vi xã hội (tiếp theo)
B. Hành vi xã hội và sự sai lệch hành vi xã hội
Hành vi xã hội
Chuẩn mực
Sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội
Hậu quả của sự sai lệch
Khắc phục sự sai lệch chuẩn mực hành vi xã hội
18
Chương 1: Tâm lí học là một khoa học
Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học
Tâm lí và tâm lí học
Lịch sử hình thành và phát triển tâm lí học
Các quan điểm cơ bản trong tâm lí học hiện đại
Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lí học
Vị trí, ý nghĩa của tâm lí học
19
1. Tâm lí và tâm lí học

Tâm lí: Là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con ngừơi.
(Hiện tượng tâm lí là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội.)
20
Tâm lí học
Là khoa học về các hiện tượng tâm lí. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lí trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người
21
2. Lịch sử hình thành và phát
triển tâm lí học
2.1. Quan niệm về tâm lí con người trong hệ tư tưởng triết học duy tâm
2.2.Quan niệm về tâm lí con người trong hệ tư tưởng triết học duy vật
2.3. Quan niệm về tâm lí con người của thuyết nhị nguyên luận
2.4. Tâm lí học trở thành một khoa học độc lập
22
2.1. Quan niệm về tâm lí con người trong hệ tư tưởng triết học duy tâm

Theo các nhà duy tâm thì tâm lí con người là “ linh hồn”- do các lực lượng siêu nhiên như Thượng Đế, Trời, Phật tạo ra. “Linh hồn” là cái có trước, thế giới vật chất là cái thứ hai, có sau.
Đại diện tiêu biểu: Platôn(427 – 347 trcn),Becơli (1685-1753),Hium.
23
Tiếp theo
Platôn:
- Tâm hồn trí tuệ nằm ở đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô
- Tâm hồn dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc
- Tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ
24
2.2.Quan niệm về tâm lí con người trong hệ tư tưởng triết học duy vật

Các đại diện tiêu biểu:
- Arixtot(348-322trcn)- tâm hồn gắn liền với thể xác và có ba loại:
+ Tâm hồn thực vật: có chung ở cả người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (tâm hồn dinh dưỡng)
+ Tâm hồn động vật: có chung ở cả người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động(tâm hồn cảm giác)
+ Tâm hồn trí tuệ: chỉ có ở người (tâm hồn suy nghĩ)
25
Tiếp theo
- Anaximen(TkV trcn), Heraclit(TK VII-VI trcn) –tâm hồn cấu tạo từ vật chất gồm nước, lửa, không khí, đất
- Đêmôcrit(460 -370 trcn)- tâm hồn được cấu tạo từ nguyên tử rất tinh vi
26
Tiếp theo
- Xôcrát (469 – 399 trcn) “hãy tự biết mình”tự nhận thức,ý thức về mình.
-Spinôda(1632- 1667) coi tất cả đều có tư duy
-L. phơbách(1804-1872) – tâm lí không tách rời khỏi não người, nó là sản phẩm của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não. Tâm lí là hình ảnh của thế giới khách quan.

27
2.3. Quan niệm về tâm lí con người của thuyết nhị nguyên luận

- Các nhà tâm lí học này cho rằng cơ sở tồn tại khách quan được cấu tạo bởi hai thực thể vật chất và tinh thần. Hai thực thể này tồn tại độc lập với nhau và phủ định lẫn nhau.
- Đại diện tiêu biểu: R. Đêcac(1596-1650). “tôi tư duy là tôi tồn tại”. Tư duy- thông hiểu, mong muốn, tinh thần, ý thức. J.Locke (1632-1704). “tâm lý học kinh nghiệm”.
28
2.4. Tâm lí học trở thành một khoa học độc lập

Các sự kiện có ảnh hưởng đến sự ra đời của TLH để nó trở thành một khoa học độc lập:
Thuyết tiến hoá của S. Đacuyn (1809-1894) nhà duy vật Anh
Thuyết tâm sinh lí học giác quan của HemHôn (1821-1894) người Đức
29
Tiếp theo
- Thuyết tâm sinh lí học của Phecne(1801 -1887) và Vê-Be(1795- 1878) người Đức
Tâm lí học phát sinh của Gantôn(1822-1911) người Anh
Các công trình nghiên cứu về Tâm thần học của bác sỹ Saccô(1875- 1893) người Pháp.
30
Tiếp theo
Năm 1897 nhà TLH Đức v. Vuntơ (1832-1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm TLH đầu tiên cuả thế giới tại TP. Laixic.
-> Từ vương quốc chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ quan là đối tượng của TLH và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát Vuntơ đã bắt đầu dần chuyển sang nghiên cứu TL ý thức một cách khách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc.
31
3. Các quan điểm cơ bản trong tâm lí học hiện đại
3.1. Tâm lí học hành vi
3.2. Phân tâm học
3.3. Tâm lí học Gestalt
3.4. Tâm lí học nhân văn
3.5. Tâm lí học nhận thức
3.6. Tâm lí học liên tưởng
3.7. Tâm lí học hoạt động
32
3.1. Tâm lí học hành vi

- Đại diện tiêu biểu: Nhà tâm lí học Mỹ J. Oátsơn (1878- 1958). Đối tượng nghiên cứu là hành vi của con người và động vật, không tính đến các yếu tố nội tâm. --- Toàn bộ hành vi, phản ứng của con người và động vật phản ánh bằng công thức: S(kích thích) – R(phản ứng).
33
Tiếp theo
- Đánh giá:
+ Ưu điểm: - coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “Thử - Sai”
+ Nhược điểm: - quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đánh đồng hành vi của con người và con vật
34
3.2. Phân tâm học

Người sáng lập ra PTH S. Frued (1859-1939) là bác sỹ người Áo.
Vô thức là yếu tố quyết định nhất trong tâm lí con người và nhân cách của con người gồm ba phần: vô thức(cái ấy), ý thức(cái tôi), siêu thức(siêu tôi)
35
Tiếp theo
Đánh giá:
+ Ưu điểm: Đã cố gắng đưa TLH đi theo hướng khách quan, góp phần trong việc giải thích giấc mơ.
+ Nhược điểm: Đề cao quá đáng cái bản năng vô thức-> phủ nhận ý thức, bản chất xã hội,lịch sử của tâm lí con người, đồng nhất tâm lí người với tâm lí của con vật.
36
3.3. Tâm lí học Gestalt(TLH Cấu trúc)


Dòng phái này ra đời ở Đức, các đại diện tiêu biểu như: Vecthainơ(1880-1943), Côlơ(1887-1967), Côpca(1886-1947).
.
37
Tiếp theo
Đánh giá:
Họ đã đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật” bừng sáng” của tư duy.
Nhược điểm: ít chú ý đến vai trò của kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử
38
3.4. Tâm lí học nhân văn

Bản chất con người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năng kỳ diệu.
Đại diện tiêu biểu: Rôgiơ (1902- 1987) và H. Maxlâu.
39
Sơ đồ về nhu cầu
của Maxlâu
Nhu cầu sinh lí cơ bản
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu về quan hệ xã hội
Nhu cầu được kính nể,
ngưỡng mộ
Nhu cầu
thành đạt,
40
Tiếp theo
Đánh giá:
+Ưu điểm: Hướng con người đến một xã hội tốt đẹp
+ Nhược điểm: quá đề cao những cảm nghiệm, thể nghiệm của bản thân, tách con người ra khỏi những mối quan hệ xã hội. Thiếu tính thực tiễn
41

3.5. Tâm lí học nhận thức


Coi hoạt động nhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình
Hai đại biểu nổi tiếng là G. Piagiê(Thuỵ Sỹ) và Brunơ.
42

Đánh giá:

+Ưu:- Nghiên cứu tâm lí con người, nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trường, với cơ thể và với não bộ
Xây dựng đựơc nhiều phương pháp nghiên cứu tâm lí
+Nhược: - Coi nhận thức của con người như là sự nỗ lực của ý chí. Chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, thực tiễn của hoạt động nhận thức
43
3.6. Tâm lí học liên tưởng
Đại diện tiêu biểu Milơ (1806 – 1873), Spenxơ(1820 – 1903),Bert(1818- 1903).
Theo họ cần gắn tâm lí học với sinh lí học, và thuyết tiến hoá xây dựng tâm lí học theo mô hình của các khoa học tự nhiên
44

3.7. Tâm lí học hoạt động

Do các nhà tâm lí học Xô viết sáng lập như L.X. Vưgôtxki, rubinstêin, Lêônchiev,luria..
Lấy triết học Mác – Lênin là cơ sở phương pháp luận, dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Nt coi tâm lí là hoạt động
+ Nt gián tiếp
+ Nt lịch sử và nguồn gốc xã hội của các chức năng tâm lí
+ Nt tâm lí là chức năng của não
45
4. Đối tượng, nhiệm vụ
nghiên cứu của tâm lí học
4.1. Đối tượng của tâm lí học
4.2. Nhiệm vụ của tâm lí học
46

4.1. Đối tượng của tâm lí học


Là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí
47

4.2. Nhiệm vụ của tâm lí học


Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lượng và chất lượng
Phát hiện các quy luật hình thành và phát triển tâm lí
Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí
-> áp dụng tâm lí một cách có hiệu quả nhất
48
5. Vị trí, ý nghĩa của tâm lí học
Vị trí
Ý nghĩa
49

Vị trí

Tâm lí học và triết học
Tâm lí học có quan hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên
Tâm lí học có quan hệ gắn bó hữu cơ với các khoa học xã hội và nhân văn.
50


Ý nghĩa

ý nghĩa cơ bản về mặt lí luận, góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại các quan điểm phản khoa học về tâm lí người
Phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp giáo dục
Giải thích một cách khoa học những hiện tượng tâm lí như tình cảm, trí nhớ…
Có ý nghĩa thực tiễn với nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, như văn học, y học, hình sự, lao động…
51
II. Bản chất chức năng phân loại các hiện tượng tâm lí
I. Bản chất của tâm lí người
1.1. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể.
1.2. Tâm lí người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử
52

1.1. Tâm lí người là sự phản ánh HTKQ vào não người thông qua chủ thể.

Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt:
+ sự tác động vào hệ thần kinh, não bộ- tổ chức cao nhất của vật chất
+Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo
+ Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân
53
1.2. Tâm lí người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử

Có nguồn gốc thế giới khách quan trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định
Sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
Kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp
TL hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử của dân tộc và cộng đồng
54
Tiếp theo
Kết luận:
Cần phải nghiên cứu hoàn cảnh, điều kiện sống của con người
Cần chú ý nguyên tắc sát đối tượng
Tổ chức các hoạt động và giao tiếp
55

2. Chức năng của tâm lí

Định hướng
Động lực
Điều khiển, kiểm tra
Điều chỉnh
56

3. Phân loại hiện tượng tâm lí

Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các HTTL
Căn cứ sự có ý thức hay chưa được ý thức của các HTTL
Phân biệt HTTL tiềm tàng và HTTL sống động
Hiện tượng tâm lí cá nhân và hiện tượng tâm lí xã hội
57


a. Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các HTTL


Các quá trình tâm lí
Các trạng thái tâm lí
Các thuộc tính tâm lí
58

Các quá trình tâm lí

- Khái niệm: Là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn có mở đầu, có diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
Phân biệt thành ba quá trình tâm lí: các quá trình nhận thức, quá trình cảm xúc, quá trình hành động ý chí
59



Các trạng thái tâm lí


Khái niệm: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu kết thúc không rõ ràng
60


Các thuộc tính tâm lí
Khái niệm: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của mỗi nhân cách.
61



b.Căn cứ sự có ý thức hay chưa được ý thức của các HTTL



Hiện tượng tâm lí có ý thức
Hiện tượng tâm lí chưa đựơc ý thức
62
c. Phân biệt HTTL tiềm tàng và HTTL sống động
Hiện tượng tâm lí sống động thể hiện trong hành vi hoạt động
Hiện tượng tâm lí tiềm tàng tích đọng trong sản phẩm của hoạt động
63
d. Hiện tượng tâm lí cá nhân và hiện tượng tâm lí xã hội

Hiện tượng tâm lí cá nhân như cảm giác tri giác, tư duy…
Hiện tượng tâm lí xã hội như phong tục, tập quán, tin đồn, dư luận
64
III. Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu
1. Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lí học
1.1. NT quyết định luận duy vật biện chứng
1.2. NT thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động
1.3. NT nghiên cứu các HTTL trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng
65
Nguyên tắc(tiếp theo)
1.4. NT nghiên cứu các HTTL trong MQH B/C giữa chúng với nhau và các hiện tượng khác
1.5. NT nghiên cứu tâm lí trong một con người cụ thể, một nhóm người cụ thể và hoạt động trong xã hội nhất định.
66
2. Các phương pháp
nghiên cứu tâm lí
2.1. Phương pháp quan sát
2.2. Phương pháp thực nghiệm
2.3. Test(trắc nghiệm)
2.4. Phương pháp đàm thoại
2.5. phương pháp điều tra
2.6. Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
2.7. Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
67
Phương pháp quan sát
Khái niệm: Quan sát là tri giác có chủ định, có kế hoạch, có sử dụng những phương tiện cần thiết nhằm thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu qua một số biểu hiện như hành động, cử chỉ, cách nói năng, nét mặt…của con người
- Các hình thức quan sát: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm, trực tiếp hay gián tiếp.
68
Các yêu cầu khi quan sát:
Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát
Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
Tiến hành quan sát một cách cẩn thận và có hệ thống
Ghi chép tài liệu trung thực, khách quan
69
Phương pháp thực nghiệm
KN: là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.
70
Hai loại thực nghiệm cơ bản:
TN trong phòng thí nghiệm: Khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, người làm thí nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triêrn một hiện tượng tl cần đo.
TN tự nhiên: tiến hành trong điều kiện bình thường
71
test
Kn:Test là một phép thử để “đo lường” tâm lí đã được chuẩn hóa trên một số lượng người đủ tiêu biểu.
Test trọn bộ bao gồm bốn phần:
+ Văn bản test
+ Hướng dẫn quy trình tiến hành
+ Hướng dẫn đánh giá
+ Bản chuẩn hóa
72
Đánh giá
Ưu:
+ có khả năng làm cho httl cần đo được trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test
+ Có khả năng tiến hành nhanh, tương đối đơn giản
+ Có khả năng lượng hóa, chuẩn hóa chỉ tiêu tâm lí cần đo
73
Đánh giá (tiếp)
Nhược:
+ Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hóa
+ chủ yếu cho biết kết quả, ít bộ lộ quá trình suy nghĩ
74
Phương pháp đàm thoại
Đó là cách đặt câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm, nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
Nhược: độ tin cậy không cao.
75
Phương pháp đàm thoại(tiếp)
Muốn đàm thoại tốt:
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tránh câu hỏi rắc rối, khó hiểu.
Xác định rõ mục đích yêu cầu
Tìm hiểu trứơc thông tin về đối tựơng với một số đặc điểm của họ
Có một kế hoạch trước để “lái hướng”câu chuyện; linh hoạt lái hướng.
Quá trình nói chuyện phải tự nhiên, thân mật không gò ép
76
Phương pháp điều tra
+ Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một số vấn đề nào đó.
+ Câu hỏi: đóng hoặc mở
77
Câu hỏi đóng
Anh(chị) thường dùng những biện pháp tránh thai nào?
Dùng bao cao su
Đặt vòng tránh thai
Uống thuốc tránh thai
78
Phương pháp điều tra (tiếp)
Đánh giá:
+ Ưu: thời gian ngắn có thể thu thập được một lượng lớn ý kiến
+Nhược: Đó là ý kiến chủ quan của người được nghiên cứu
79
Phương pháp điều tra
Muốn điều tra tốt nên:
Câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của đối tượng
Soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên
Khi xử lí cần sử dụng các biện pháp toán xác suất thống kê
80
Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động
Là dựa vào kết quả vật chất tức là sản phẩm của hoạt động để nghiên cứu gián tiếp các quá trình, các thuộc tính tâm lí của cá nhân, bởi trong sản phẩm mang dấu vết của người tạo ra nó.
81
Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
Là phương pháp nghiên cứu tâm lí dựa trên cơ sở tài liệu lịch sử của đối tượng nghiên cứu
Ví dụ: nhân viên, hay thủ trưởng mới chuyển công tác thì có nhiều điểm chưa tương đồng, tương thích.
82
Kết luận
Muốn nghiên cứu tâm lí một cách khoa học, chính xác, khách quan cần phải:
+ sử dụng phương pháp nghiên cứu một cách thích hợp với vấn đề nghiên cứu
+ Sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp.
83
Chương II. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người.
I. Cơ sở tự nhiên của tâm lí người
II. Cơ sở xã hội của tâm lí người
84
1. Não và tâm lí
Quan điểm tâm lí- vật lí song song
Quan điểm đồng nhất tâm lí với sinh lí
Quan điểm duy vật
85
Quan điểm tâm lí- vật lí song song:
Coi quá trình tâm lí và sinh lí song song diễn ra trong não người không phụ thuộc vào nhau trong đó tâm lí được coi là hiện tượng phụ
Đại diện tiêu biểu:
86
Quan điểm đồng nhất tâm lí với sinh lí:
Tư tưởng do não tiết ra giống như gan tiết mật
Đại diện tiêu biểu: Búcsơne, phôtxtơ, Mêlôsốt
87
Quan điểm duy vật

- Coi tâm lí và sinh lí có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí cơ sở vật chất là hoạt động của não bộ, nhưng tâm lí không song song hay đồng nhất với sinh lí
- Phơbách(1804- 1872): tinh thần, ý thức không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của vật chất đã được phát triển tới mức độ cao nhất là não bộ
88
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tâm lí là chức năng của bão: bộ não nhận tác động của thế giới dưới các dạng xung động thần kinh cũng những biến đổi lí hoá ở từng nơron, từng xi náp,các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ não và vỏ não, làm cho não bộ trở nên hoạt động theo quy luật thần kinh tạo nên hiện tượng tâm lí này hay hiện tượng tâm lí kia theo cơ chế phản xạ.
89
90
91
92
Sự tăng tương đối trọng lượng não trên các bậc thang kế tiếp nhau của chủng loài phát sinh

93
Tương quan các số lượng nơ- ron thần kinh với một sợi dây thần kinh trong từng tổ chức não riêng lẻ trên các bậc thang tiến hoá
94
3.Phản xạ có điều kiện và tâm lí

I.M Xêtrênov nhà sinh lí học người Nga cho rằng: tất cả các hiện tượng tâm lí, kể cả có ý thức lẫn vô thức, về nguồn gốc đều là phản xạ.
95
2. Vấn đề khu chức năng trong não

-TK V trước công nguyên: lí trí khu trú ở trong đầu, tình cảm ở ngực, đam mê ở bụng
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Mỗi chức năng tâm lí được định khu trong não
Theo khoa học: Trên vỏ não có các miền(vùng, thuỳ). Mỗi miền có thể tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau.
96
Phản xạ có ba khâu:
Nhận kích thích bên ngoài, biến thành hưng phấn theo đường hướng tâm đi vào
Quá trình thần kinh trên não và tạo ra hoạt động tâm lí
Dẫn truyền thần kinh từ trung ương theo đường li tâm gây nên phản ứng của cơ thể
97
Palốp: sáng lập ra học thuyết phản xạ có điều kiện
Khái niệm:
98
Đặc điểm của phản xạ có điều kiện:
+ Là phản xạ tự tạo
+ Cơ sở giải phẫu sinh lí là vỏ não và
hoạt động bình thường của vỏ não
+ Là qúa trình thành lập đường liên hệ tạm thời
+ Thành lập với kích thích bất kỳ, đặc biệt là tiếng nói
+ Báo hiệu gián tiếp kích thích không điều kiện sẽ tác động vào cơ thể
99
4. Quy luật hoạt động thần kinh cấp cao và tâm lí(4 quy luật)

4.1. Quy luật hoạt động theo hệ thống
4.2. Quy luật lan tỏa và tập trung
4.3. Quy luật cảm ứng qua lại
4.4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ của kích thích.
100
4.1. Quy luật hoạt động theo hệ thống
Phối hợp nhiều trung khu cùng hoạt động để tập hợp các loại kích thích riêng rẽ, thành nhóm, thành bộ hoàn chỉnh(hoạt động theo hệ thống).
Biểu hiện: hoạt động động hình
Ý nghĩa: vỏ não đỡ tốn năng lượng và phản ứng với ngoại giới linh hoạt, chính xác hơn.
101
Tiếp theo
Ý nghĩa:
Nhờ hưng phấn lan tỏa mà có thể thành lập liên hệ thần kinh, có thể từ một sự việc này liên tưởng sự việc khác, có thể nhớ vật này - nhớ đến vật khác…( ví dụ:Khi người ta phẫn nỗ)
Nhờ ức chế lan tỏa mà có trạng thái thôi miên, ngủ.
Ức chế lan tỏa đến tập trung đưa thần kinh từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức. Hưng phấn tập trung giúp phân tích sâu, kỹ một mặt của sự vật, hay một sự vật.
102
tiếp theo
Các loại cảm ứng:
Cảm ứng tích cực: hưng phấn làm cho ức chế sâu hơn,hay ức chế làm cho hưng phấn ở điểm kia trở nên mạnh hơn. VD: im không nói để nhìn kỹ hơn
Cảm ứng tiêu cực: Hưng phấn gây ra ức chế, ức chế làm giảm hưng phấn, làm giảm ức chế. VD: buồn ngủ làm cho khả năng tập trung thấp.
103
4.3. Quy luật cảm ứng qua lại
Khi hưng phấn nảy sinh ở một điểm trong bán cầu đại não tạo ra ức chế ở các điểm khác lân cận, hay ngược lại ức chế nảy sinh ở một điểm trong bán cầu đại não có thể tạo ra hưng phấn các điểm lân cận.
VD: Tập trung nhìn một bức tranh mà không nghe một tiếng động, lời nói bình thường xảy ra bên cạnh
104
Tiếp theo
Cảm ứng qua lại đồng thời:VD: học sinh nghe suốt một tiết các trung khu vận động điều khiển chân tay ít nhiều bị giảm hoạt động hoặc ức chế hoàn toàn, đến lúc ra chơi phần lớn các em thích chạy nhảy và chạy nhảy rất hăng
Cảm ứng qua lại tiếp diễn( cảm ứng qua lại trong một trung khu): hưng phấn ở một điểm chuyển sang ức chế chính ở điểm đó.VD: khi bị quở mắng quá nhiều, cấm đoán vô lý, người ta dễ phát khùng, có phản ứng không tốt, đôi khi quá đáng.
105
4.4. Quy luật phụ thuộc vào cường độ
Trong trạng thái bình thường của vỏ não độ lớn của phản ứng tỷ lệ thuận với cường độ của kích thích.(kích thích phù hợp, còn nếu kích thích quá lớn hoặc quá bé thì không xảy ra theo quy luật trên). Ngoài ra ở người còn phụ thuộc vào ngôn ngữ
106
5. Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lí

1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất (có ở cả người và động vật)
2. Hệ thống tín hiệu thứ hai (chỉ có ở người)
107
1. Hệ thống tín hiệu thứ nhất
Tác động ngoại giới trừ ngữ ngôn được nghe và nhìn thấy, kích thích vào não động vật và người để lại các dấu vết của các kích thích ấy trong các bán cầu. Đó là hệ thống tín hiệu thứ nhất của hiện thực.
Sự vật và hiện tượng khách quan và thuộc tính của chúng chính là những tín hiệu. Những tín hiệu đó cùng với những hình ảnh do các tín hiệu đó để lại trong não hợp thành hệ thống tín hiệu thứ nhất.
108
Tiếp theo
Vai trò:
- Cơ sở sinh lý của hoạt động cảm tính, trực quan của người cũng như của động vật.
- Cơ sở sinh lý của những mầm mống tư duy (ta gọi là tư duy cụ thể của động vật).
109
2. Hệ thống tín hiệu thứ 2
Ngôn ngữ hay ngữ ngôn là phản ánh sự vật, hiện tượng , thuộc tính của sự vật, bản chất của hiện tượng, sự vật một cách khái quát.
Tiếng nói, chữ viết là một kích thích có nhiều tác dụng và tác dụng mạnh( nếu dùng đúng chỗ, đúng lúc, hợp lý, hợp tình) đối với não người.
110
Tiếp theo
Tiếng nói, chữ viết tác động vào não người tạo ra hình ảnh về sự vật, hiện tượng, thuộc tính của sự vật, hiện tượng mà từ đó dùng để chỉ chúng.
Ngoài ta nó tạo nên những hình ảnh về mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật kia.

111
Tiếp theo
Nếu gọi những sự vật hiện tượng và những thuộc tính của sự vật và hiện tượng và các “dấu vết” của chúng trong các đại bán cầu là những tín hiệu thứ nhất, thì ngôn ngữ, ngữ ngôn là những “tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất” hay còn gọi là tín hiệu của tín hiệu. Tòan bộ những tín hiệu của những tín hiệu thứ nhất hợp lại thành hệ thống tín hiệu thứ hai.
112
Tiếp theo
Vai trò: là cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng của loài người.
113
II. Cơ sở xã hội của tâm lí người
Quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội và tâm lí con người
Hoạt động và tâm lí
Giao tiếp và tâm lí
114
1. Quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội và tâm lý con người
Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người.
Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lí con người là cơ chế lĩnh hội nền văn hóa xã hội
115
Hoa khôi của lớp KS7- TC42
MỸ HƯƠNG -04
NGỌC BÍCH- 01
TRUNG NGHĨA 02
NGỌC HÙNG -03
116
2. Hoạt động và tâm lí
2.1. Khái niệm hoạt động
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới cả về phía con người.
117
Tiếp theo
2.2. Đặc điểm của hoạt động
Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng
Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể
Hoạt động bao giờ cũng có mục đích
Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
118
2.3. Các loại hoạt động
- Xét về phương diện cá thể
- Xét về phương diện sản phẩm
- Còn có cách phân loại khác chia hoạt động thành bốn loại
119
Xét về phương diện cá thể
Vui chơi
Học tập
Lao động
Hoạt động xã hội
120
Xét về phương diện sản phẩm
Hoạt động thực tiễn
Hoạt động lý luận
121
Còn có cách phân loại khác chia hoạt động thành bốn loại

Hoạt động biến đổi
Hoạt động nhận thức
Hoạt động định hướng giá trị
Hoạt động giao tiếp
122
2.4. Cấu trúc của hoạt động
Dòng các hoạt động
Chủ thể Khách thể

Hoạt động Động cơ

Hành động Mục đích

Thao tác Phương tiện

Sản phẩm
123
3. Giao tiếp và tâm lí
3.1.Khái niệm: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác
124
3.2.Chức năng của giao tiếp

Chức năng thông tin
Chức năng cảm xúc: Bộc lộ cảm xúc và còn tạo ra những ấn tượng, cảm xúc mới
Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau
Chức năng điều chỉnh hành vi
Chức năng phối hợp hoạt động
125
3.3. Phân loại giao tiếp

Căn cứ vào phương tiện giao tiếp: giao tiếp bằng vật chất, giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ
Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp: trực tiếp, gián tiếp
Căn cứ vào quy cách và nội dung giao tiếp: chính thức và không chính thức
126
3.4. Giao tiếp và sự phát triển tâm lí
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và của xã hội, là một nhu cầu xuất hiện sớm nhất của con người
Qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hoá xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội
->Qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức
127
Chương III: Sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức
I. Sự hình thành và phát triển tâm lí
1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lí về phương diện loài người
1.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí
1.2. Các thời kỳ phát triển tâm lí
2. Các giai đoạn phát triển tâm lí về phương diện cá thể(6 giai đoạn)
128
1.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí

Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lí đầu tiên dưới hình thức nhạy cảm hay gọi là tính cảm ứng, xuất hiện ở sinh vật có hệ thần kinh hạch.
Tính nhạy cảm xuất hiện cách đây 600 triệu năm
129



1.2. Các thời kỳ phát triển tâm lí

* Xét theo mức độ phản ánh:
+ Thời kỳ cảm giác
+ Thời kỳ tri giác
+ Thời kỳ tư duy
* Xét về nguồn gốc nảy sinh:
+ Thời kỳ bản năng
+ Thời kỳ kỹ xảo
+ Thời kỳ hành vi trí tuệ
130
2. Các giai đoạn phát triển tâm lí về phương diện cá thể(6 giai đoạn)


Khái niệm: là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lí đạt tới chất lượng mới và diễn ra theo một quy luật đặc thù
131
Tiếp theo
+ Các giai đoạn phát triển tâm lí cá thể
Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi: hoạt động chủ đạo: giao tiếp cảm xúc trực tiếp
Giai đoạn trước tuổi học: hoạt động chủ đạo là chơi với đồ vật và vui chơi
Giai đoạn tuổi đi học: họat động chủ đạo là học tập, lao động và hoạt động xã hội
132
II. Sự hình thành và phát triển ý thức
Khái niệm chung về ý thức
1.1. Ý thức là gì?
1.2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức
1.3. Cấu trúc của ý thức
133
1.1. Ý thức là gì?
Khái niệm 1:
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu đựơc các tri thức mà con người đã tiếp thu được.
134
Khái niệm 2:
Hay ý thức là chức năng tâm lí cao cấp của con người. Con người nhờ ngôn ngữ đã biến hình ảnh tâm lí vừa mới được phản ánh thành đối tượng khách quan để tiếp tục phản ánh về nó tạo nên trong vỏ não hình ảnh tâm lí mới hơn, nhờ đó hoạt động của con người được định hướng cao hơn, tinh vi hơn, có mục đích rõ ràng hơn.
135
Khái niệm 3:
Ý thức là năng lực hiểu được các tri thức về thế giới khách quan và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản thân mình. Nhờ đó con người có thể cải tạo thế giới khách quan và hoàn thiện bản thân mình.
136
1.2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức
Năng lực nhận thức một cách khái quát và bản chất về hiện thực khách quan
Khả năng xác định thái độ đối với hiện thực khách quan
Khả năng sáng tạo
Khả năng nhận thức về mình và xác định thái độ đối với bản thân mình.
137
1.3. Cấu trúc của ý thức
Mặt nhận thức : nhận thức cảm tính là tầng bậc thấp, nhận thức lý tính là tầng bậc cao hơn
Mặt thái độ: thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới
Mặt năng động: Điều chỉnh, điều khiển hoạt động của con người làm cho hoạt động của con người có ý thức
138
2. Sự hình thành và phát triển ý thức của con người
2.1. Sự hình thành và phát triển tâm lí ý thức về phương diện loài người
2.2. sự hình thành ý thức và tự ý thức về phương diện cá nhân
139
2.1. Sự hình thành và phát triển tâm lí ý thức về phương diện loài người
Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức:
+ con người hình dung ra mô hình của sản phẩm trước khi làm ra(ví dụ về con ong và người kiến trúc sư).
+ ý thức được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động
+ con người có ý thức đối chiếu sản phẩm để hòan thiện sản phẩm
140
Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức

+ Là công cụ để con người xây dựng và hình dung ra mô hình tâm lí của sản phẩm và cái cách để làm ra nó.
+ Giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động
+Giúp con người phân tích, đối chiếu đánh giá sản phẩm
+Giúp con người trao đổi thông tin, thông báo cho nhau, phối hợp với nhau
+Giúp con người ý thức về bản thân mình, về người khác.
141
2.2. sự hình thành ý thức và tự ý thức về phương diện cá nhân
Hình thành trong hoạt động và thông qua sản phẩm hoạt động của cá nhân đó
Hình thành trong sự giao tiếp với người khác và nhận thức vê người khác
Hình thành bằng con đường tiếp thu ý thức xã hội, nền văn minh của dân tộc và nhân loại
Hình thành bằng con đường tự phân tích hành vi của mình và tự quan sát
142
3. Các cấp độ của ý thức
3.1. Cấp độ chưa ý thức
3.2. Cấp độ ý thức, tự ý thức
3.3. Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể
143
3.1. Cấp độ chưa ý thức
144
3.2. Cấp độ ý thức, tự ý thức
145
3.3. Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể

146
4. Chú ý- điều kiện của hoạt động có ý thức
4.1. Khái niệm
Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
147
4.2. Phân loại chú ý
4.2.1. Chú ý không chủ định
4.2.2. Chú ý có chủ định
4.2.3. Chú ý “ sau chủ định”
148
4.3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý
4.3.1. Sức tập trung của chú ý:mức độ chú ý ít hay nhiều
4.3.2. Sự bền vững của chú ý: thời gian chú ý
4.3.3. Sự phân phối chú ý: khả năng phân tán sức tập trung
4.3.4. Sự di chuyển chú ý
149
Phần II: Các quá trình nhận thức
Chương IV: Cảm giác và tri giác
Cảm giác
Khái niệm chung về cảm giác
1.1. Cảm giác là gì?
Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh
từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tuợng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
150









1.2. Đặc điểm của cảm giác

Là một quá trình tâm lí
Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ
Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
Phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể
151
1.3. Bản chất xã hội của cảm giác
Đối tượng phản ánh: thế giới tự nhiên và nhân tạo
Cơ chế sinh lí: hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai
Chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng tâm lí cấp cao khác
ảnh hưởng thông qua giáo dục và hoạt động
152
1.4 Vai trò của cảm giác

Là hình thức định hướng đầu tiên
Là nguồn cung cấp những nguyên vật liệu
Là điều kiện quan trọng đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não
Là con đường nhận thức hiện thực khách quan nhất là đối với người khuyết tật
153
2. Các loại cảm giác
2.1. Những cảm giác bên ngoài
Cảm giác nhìn
Cảm giác nghe
Cảm giác ngửi
Cảm giác nếm
C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)