GD HN: Tài liệu nghiệp vụ tuyên giáo
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 26/04/2019 |
107
Chia sẻ tài liệu: GD HN: Tài liệu nghiệp vụ tuyên giáo thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Công tác Tuyên truyền và hoạt động Tuyên truyền miệng – (TL. nghiệp vụ ).
( Nguồn:http://tuyengiao.haiduong.org.vn/ThongTinCTTG/Nghiepvu ).
- Khái niệm chung về công tác tuyên truyền; vị trí, vai trò, nội dung và những nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng;
- Hoạt động tuyên truyền miệng là gì; chức năng, nhiệm vụ của báo cáo viên và phương châm của hoạt động tuyên truyền miệng.
- Vai trò của Ban tuyên giáo đối với công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng, liên hệ với tỉnh ta.
I- Khái niệm chung về công tác tuyên truyền; vị trí, vai trò, nội dung và những nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng.
1- Khái niệm:
“Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”.
2- Vị trí, vai trò công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng:
2.1- Vị trí công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng:
-Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng. Khi xem xét công tác tư tưởng như một quá trình liên tục, V.I. Lênin khẳng định công tác tư tưởng có ba hình thái: công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động (có nhiều người gọi là ba bộ phận). Ba hình thái đó tương ứng với các quá trình tư tưởng gồm: sản xuất ra hệ tư tưởng; phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng; cổ vũ, động viên quần chúng thực hiện.
- Công tác tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lý luận, nhằm phổ biến, truyền bá các nguyên lý lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách vào quần chúng. Mục đích cao nhất của tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởng chiếm địa vị thống trị trong xã hội.
2.2- Vai trò công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng:
- Tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân. Tuyên truyền gắn liền với cổ động, nên tuyên truyền còn là sự cổ vũ, động viên, thúc đẩy quần chúng hăng hái tham gia các phong trào, biến nhận thức, niềm tin thành nhiệt huyết của quảng đại quần chúng, thành hành động cách mạng.
- Công tác tuyên truyền uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
- Tuyên truyền góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống; bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
2.3- Những nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền.
Cùng với việc thực hiện các nguyên tắc của công tác tư tưởng, trong công tác tuyên truyền cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Tính đảng, tính giai cấp: Tuyên truyền vô sản phải phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tính đảng, tính giai cấp đòi hỏi khi trình bày, giải thích mọi hiện tượng và sự việc xảy ra trong thực tiễn đều phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, trên lợi ích của giai cấp và của dân tộc.
- Tính khoa học và thực tiễn: Tính khoa học, thực tiễn yêu cầu khi tuyên truyền phải dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn để nhìn nhận, phân tích sự việc, hiện tượng, từ đó mà thuyết phục, cảm hoá đối tượng tuyên truyền
- Tính khoa học và thực tiễn: Tính khoa học, thực tiễn yêu cầu khi tuyên truyền phải dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn để nhìn nhận, phân tích sự việc, hiện tượng, từ đó mà thuyết phục, cảm hoá đối tượng tuyên truyền- Phản ánh đúng đắn tâm tư, nguyện vọng của quần chúng trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách
( Nguồn:http://tuyengiao.haiduong.org.vn/ThongTinCTTG/Nghiepvu ).
- Khái niệm chung về công tác tuyên truyền; vị trí, vai trò, nội dung và những nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng;
- Hoạt động tuyên truyền miệng là gì; chức năng, nhiệm vụ của báo cáo viên và phương châm của hoạt động tuyên truyền miệng.
- Vai trò của Ban tuyên giáo đối với công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng, liên hệ với tỉnh ta.
I- Khái niệm chung về công tác tuyên truyền; vị trí, vai trò, nội dung và những nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng.
1- Khái niệm:
“Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”.
2- Vị trí, vai trò công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng:
2.1- Vị trí công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng:
-Tuyên truyền là một bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng. Khi xem xét công tác tư tưởng như một quá trình liên tục, V.I. Lênin khẳng định công tác tư tưởng có ba hình thái: công tác lý luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động (có nhiều người gọi là ba bộ phận). Ba hình thái đó tương ứng với các quá trình tư tưởng gồm: sản xuất ra hệ tư tưởng; phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng; cổ vũ, động viên quần chúng thực hiện.
- Công tác tuyên truyền là hoạt động tiếp nối công tác lý luận, nhằm phổ biến, truyền bá các nguyên lý lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách vào quần chúng. Mục đích cao nhất của tuyên truyền là làm cho hệ tư tưởng chiếm địa vị thống trị trong xã hội.
2.2- Vai trò công tác tuyên truyền trong công tác tư tưởng:
- Tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân. Tuyên truyền gắn liền với cổ động, nên tuyên truyền còn là sự cổ vũ, động viên, thúc đẩy quần chúng hăng hái tham gia các phong trào, biến nhận thức, niềm tin thành nhiệt huyết của quảng đại quần chúng, thành hành động cách mạng.
- Công tác tuyên truyền uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
- Tuyên truyền góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống; bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng hành động cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
2.3- Những nguyên tắc cơ bản của công tác tuyên truyền.
Cùng với việc thực hiện các nguyên tắc của công tác tư tưởng, trong công tác tuyên truyền cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Tính đảng, tính giai cấp: Tuyên truyền vô sản phải phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tính đảng, tính giai cấp đòi hỏi khi trình bày, giải thích mọi hiện tượng và sự việc xảy ra trong thực tiễn đều phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, trên lợi ích của giai cấp và của dân tộc.
- Tính khoa học và thực tiễn: Tính khoa học, thực tiễn yêu cầu khi tuyên truyền phải dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn để nhìn nhận, phân tích sự việc, hiện tượng, từ đó mà thuyết phục, cảm hoá đối tượng tuyên truyền
- Tính khoa học và thực tiễn: Tính khoa học, thực tiễn yêu cầu khi tuyên truyền phải dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn để nhìn nhận, phân tích sự việc, hiện tượng, từ đó mà thuyết phục, cảm hoá đối tượng tuyên truyền- Phản ánh đúng đắn tâm tư, nguyện vọng của quần chúng trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)