GD HN: ST TLTH GVCN THCS

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: GD HN: ST TLTH GVCN THCS thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ TẬP HUẤN CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG THCS
( Nguồn: http://www.gdtrhdongnai.edu.vn/Detail.aspx?id=988&NCat=21&name=Tai-lieu-tap-huan-ve-cong-tac-giao-vien-chu-nhiem-trong-truong-THCS-THPT ).






GVTB: ĐOÀN THỊ PHƯƠNG THẢO
Trong lớp có 1 HS tên là Minh,trùng tên với thầy giáo dạy môn toán.Một lần thầy đang giảng bài,Minh ngồi không yên,cứ quay lên quay xuống nói chuyện ,làm ồn.Thầy giáo bực lắm,đi thẳng xuống,xách tai cậu ta đứng lên,hỏi:”Tại sao em làm ồn trong giờ học?”.Không ngờ cậu đáp ngay:”Thưa thầy,tại bạn Tĩnh chửi em là tiên sư thằng Minh”.
Mặt đỏ bừng,ngay lập tức,thầy cho 1 cái tát như trời giáng,hằn 5 ngón tay lên má và đuổi cậu ra khỏi lớp
Nếu thầy,cô ở trong tình huống như thầy dạy toán trong mẫu chuyện trên thì sẽ giải quyết như thế nào?
(Thầy giáo đó xử lý như vậy có đúng không?)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
MODULE

KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC



MỤC TIÊU MODULE
PH -PHÁT BIỂU được quy luật phát triển tâm lý ở lứa tuổi HSTH,làm cơ sở để tổ chức tìm hiểu đặc điểm TLHS phù hơp
-KỂ được nguyên tắc,quy trình chung và những điều kiện cần thiết trong việc tổ chức tìm hiểu TLHS
-SỬ DỤNG được 1 số phương pháp,kĩ thuật đơn giản,Ứng dụng vào tìm hiểu HS,TỰ ĐƯA RA cách thức phù hợp
-Có thái độ KHÁCH QUAN,KHOA HỌC,THẬN TRONG đối với việc tìm hiểu,đánh giá TLHS và có ý thức TỰ RÈN
LUYỆN thường xuyên nâng cao trình độ kĩ năng THHS
1. Nội dung cơ bản của Module:
- Một số khái niệm cơ bản: “Tìm hiểu tâm lí học sinh”, “Cấu trúc nhân cách”; “Đặc điểm tâm lí”.
- Nguyên tắc, các bước tiến hành, các điều kiện cần thiết để tìm hiểu tâm lí học sinh.
- Các phương pháp, kĩ thuật, cách thức tìm hiểu tâm lí học sinh đơn giản, phù hợp, mang tính khách quan, khoa học.
2. Phương pháp học tập module: “Động não”, “Thực hành”, “Chia sẻ kinh nghiệm”
HĐ 1: QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ Ở LỨA TUỔI HS THCS
MỤC TIÊU:
Xác định được quy luật chung trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh THCS
- Liên hệ được với thực tiễn học sinh ở nhà trường THCS hiện nay;
- Xác định được các mặt phát triển tâm lí của học sinh THCS.
1/ Thầy/Cô hãy giải thích hiện tượng dưới đây dựa vào kiến thức sinh lí học lứa tuổi và tâm lí học tuổi thiếu niên.
“Hai bà mẹ tâm sự với nhau. Một bà mẹ nói:
- “Đứa con gái nhà tôi mới 13 tuổi mà đã cao gần bằng mẹ. Cháu ăn được, ngủ thì sét đánh ngang tai chẳng dậy. Nhưng sao trông nó còm còm thế nào ấy”.
Bà mẹ thứ hai hưởng ứng ngay:
“Con bé nhà tôi cũng thế. Nó cùng tuổi với con Hà nhà chị đấy. Nó cao vổng lên, chân tay thì dài ngẵng ra, làm gì thì “hậu đậu” ơi là “hậu đậu”. Rửa bát thì vỡ bát, cắt bìa đậu thì nát cả đậu…”.
2/ Nhà tâm lí học Hung-Ga-Ri – Gôiôsơ Êlêna, ví tuổi thiếu niên như một “xứ sở kì lạ”. “…Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kì quặc: khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao giờ cũng tuần tự nối tiếp nhau. Vả lại, lắm khi mùa đông lại đột nhập vào giữa mùa hạ, còn mùa thu đôi khi lại nhảy vào giữa mùa xuân. Cư dân ở xứ sở này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm ngâm lặng lẽ; khi có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối; Khi quá tự tin kiêu ngạo, lúc lại khiêm tốn và kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng và trâng tráo. Trong xứ sở kì lạ này không có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn...”.
Thầy/Cô cho biết đoạn văn trên thể hiện quy luật phát triển tâm lí nào ở lứa tuổi học sinh THCS? Đâu là đặc tính tâm lí nổi bật của lứa tuổi này?
Câu hỏi thảo luận
Thầy/cô nhìn thấy gì?(Kể ra tất cả những gì nhìn thấy ở trên cây)
Thầy /cô giải thích như thế nào về những gì mình đã nhìn thấy?Chúng ta có thể tạo ra những trái táo to chín đều nhau hay không?
Thầy/cô có thấy mối liên hệ nào giữa hình ảnh cái cây với HS của mình không?Chúng ta có thể tạo ra những thế hệ HS trưởng thành hoàn hảo giống nhau không?
Nêu các biểu hiện tâm lý của hs mình và những khó khăn mà gv gặp phải trong công tác chủ nhiệm lớp?
Mục đích cuối cùng của việc tìm hiểu tâm lý HS là để GV có thể giúp đỡ,hỗ trợ giáo dục hs tốt hơn chứ không phải là để đánh giá,phân loại HS

KẾT LUẬN HĐ 1:
- Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn (THCS) và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển (THCS và THPT) thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách: trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhg đó lại là Tính độc đáo.
- Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi).
KẾT LUẬN HĐ 1 (TIẾP)
Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.
Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.
HĐ 2: CÁC NGUYÊN TẮC, CÁC BƯỚC, CÁC ĐIỀU KIỆN, CÁC MẶT CẦN TÌM HIỂU
Mục tiêu:
- Xác định được các nguyên tắc chung trong tìm hiểu tâm lí học sinh;
- Xác định được các bước tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh một cách phù hợp;
- Xác định được các mặt phát triển tâm lí cần tìm hiểu ở học sinh phù hợp theo lứa tuổi;

- Xác định được các điều kiện cần thiết để tìm hiểu học sinh phù hợp lứa tuổi.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Các thầy cô tìm hiểu hs mình vào những thời điểm nào?
Các thầy cô tìm hiểu cái gì ở hs mình?
Các thầy cô tìm hiểu HS mình bằng cách nào?
Các thầy cô tìm hiểu ,lưu giữ những thông tin mình có được bằng cách nào?
*Qua 4 sản phẩm trình bày có điểm chung nào?
( rút ra các nguyên tắc, phương pháp,các bước tìm hiểu tâm lý HS)
Hoàn cảnh sống của từng học sinh: hoàn cảnh sống gia đình, lối xóm, bạn bè tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách, lối sống của học sinh. Nắm chắc những điều trên giúp GVCN biết được nguyên nhân, những yếu tố tích cực hay tiêu cực, những thuận lợi, khó khăn tác động đến hs để tư vấn, phối hợp với cha mẹ giáo dục hs
Những đặc điểm về thể chất sinh lý của từng học sinh: thể lực, chiều cao cân nặng…khuyết tật, bệnh tật…từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp: sắp xếp chỗ ngồi…
GVCN cần tìm hiểu những gì ở hs?

Những đặc điểm về trí tuệ và phong cách của mỗi hs: khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em
( thông minh, nhanh nhẹn, chậm chạp) trong học tập, vui chơi giao tiếp. Tác phong hoạt bát hay chậm chạp. Hứng thú hoạt động, sở thích, nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em( thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lỳ, ít nói, ưu tư), tính cẩn thận, chín chắn trong học tập, sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, hiền dịu hay nóng nảy.
Nắm vững tính cách, lối sống của từng học sinh như chăm hay lười học, sở thích khiêm tốn hay ba hoa, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hâu vị tha hay ích kỷ với mọi người, có tính tự lập hay ỷ lại, biết tự trọng, có ý thức xây dựng, bảo vệ danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức, vô kỷ luật; biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật hay là sống buông thả, cách ứng xử của hs…


GVCN tìm hiểu HS bằng cách nào?
Nghiên cứu tư liệu, hồ sơ của học sinh đã có từ những năm trước. GVCN nghiên cứu học bạ, GVCN tìm hiểu thông qua GVCN cũ….
Phiếu trưng cầu ý kiến do GVCN tự soạn.
Bản thân của GV sẽ tham vấn cho HSTrò chuyện với hs trước và sau buổi học.
Cùng tham gia vào các hoạt động của hs
Tìm hiểu hs thông qua đối tượng khác: cha mẹ, gv bộ môn….
Qua 4 sản phẩm trình bày có điểm chung nào?Nêu các nguyên tắc,các bước tìm hiểu tâm lý HS?
Nguyên tắc:Giáo dục phải đi trước sự phát triển,có nghĩa là kéo theo sự phát triển chứ không phải chạy theo sự phát triển của trẻ
Phương pháp:Phôi hợp với các lực lượng khác:Đoàn đội,PHHS,đều có lưu giữ thông tin,quan sát trao đổi với HS
Các bước:Thời điểm,hướng đến những nét,khả năng HS(sở trường,năng khiếu,trình độ nhận thức)GV tham khảo phân nhóm HS thông qua các phiếu thăm dò để biết các em muốn gì?Xác định rõ mục đích tìm hiểu TLHS,Các cách thức tìm hiểu đa dạng phong phú,phù hợp,phôi hợp các lực lượng,biết lưu giữ thông tin,sử dụng ,khai thác thông tin cho mình về sau
KẾT LUẬN HĐ 2:
Hiện tượng tâm lí không thể được đo đạc một cách trực tiếp nhưng có thể đánh giá gián tiếp thông qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp.
Đối với lứa tuổi học sinh trung học, đó là hoạt động học tập, các hoạt động chung khác của HS, giao tiếp của HS với người lớn (trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội) và với bạn cùng lứa.
Điều này thể hiện nguyên tắc gián tiếp, khách quan, xã hội – lịch sử trong nghiên cứu TLH. Các nguyên tắc này cần được quán triệt trong tổ chức tìm hiểu tâm lí HS để đảm bảo thu được tư liệu một cách tin cậy nhất. Ngoài ra, từ phía GVCN cần tránh sự định kiến, nóng vội đối với HS.
KẾT LUẬN HĐ 2 (TIẾP)

- Việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh cần tuân thủ các bước: xác định mục đích; thời gian; phạm vi; cách thức; điều kiện tìm hiểu; hướng phối hợp xử lí thông tin; hướng lưu trữ, khai thác thông tin về học sinh.

- Nội dung tìm hiểu tùy theo mục đích và bám vào cấu trúc nhân cách học sinh.
HĐ 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU HỌC SINH THEO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP,KỸ THUẬT KHÁCH QUAN
Mục tiêu:
- Học viên thực hành sử dụng một số phương pháp tìm hiểu tập thể học sinh và đặc điểm tâm lí cá nhân học sinh vào tìm hiểu học sinh.
- Học viên tự xây dựng cách thức riêng để tìm hiểu tâm lí học sinh.


*HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
Chia 4 nhóm:
-Nhóm 1 Làm phiếu điều tra lý lịch HS đầu năm học
-Nhóm 2 Lập phiếu quan sát trực tiếp HS
-Nhóm 3 Phiếu thăm dò ,trưng cầu ý kiến HS
-Nhóm 4 Phiếu đến thăm1 gia đình HS (xây dựng dàn ý trao đổi với phụ huynh tình hình của HS)
TRÂN TRỌNG
CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý VÀ THAM GIA
TÍCH CỰC CỦA quý THẦY/CÔ!
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE QUÝ THẦY CÔ

GVTB: ĐOÀN THỊ PHƯƠNG THẢO
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)