GD HN: ST quy trình dạy học theo tín chỉ.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: GD HN: ST quy trình dạy học theo tín chỉ. thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Quy trình dạy học trong học chế tín chỉ
GS. Nguyễn Đức Chính - Trường Đại học Giáo dục
Nội dung
Phân tích nhu cầu
Xác định mục tiêu môn học, bài học
Lập kế hoạch dạy học/đề cương môn học
Xây dựng mục tiêu bài dạy
Lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học
Lựa chọn HTTCDH, PP, PT, công cụ dạy - học, hình thức – phương pháp KTĐG
Đánh giá kết quả học tập
Lưu trữ hồ sơ tài liệu
Lập kế hoạch đánh giá cải tiến sau 1 bài, 1 học kì, 1 năm học
Các thuật ngữ
Dạy – Dạy là một quá trình tích cực, trong đó người dạy chia sẻ thông tin với người học, nhằm cung cấp và giúp họ xử lý thông tin để đạt tới mục tiêu là thay đổi hành vi của họ.
Học – Học là quá trình đồng hoá thông tin nhằm thay đổi hành vi một cách tổng hợp.
Quy trình dạy - học - Quy trình dạy - học là một quá trình tương tác có chủ định giữa các yếu tố cấu thành nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi của người học, hướng tới những mục tiêu giáo dục cao hơn.
Quy trình dạy học trong học chế tín chỉ
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
1
Xác định vị trí môn học (đang dạy) trong chương trình của bậc học hay cấp học.
3
Nghiên cứu điều kiện vật chất – kĩ thuật hỗ trợ việc dạy – học môn học (có trong và ngoài trường).
2
Điều tra đối tượng dạy học.
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
Điều tra
đối tượng dạy học
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
(1)
Kiểm tra kiến thức nền
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
(2)
Điều tra phong cách học
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
(2)
Điều tra phong cách học
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
(2)
Điều tra phong cách học
Người học bằng thị giác
thích được nhìn thấy các thông tin mới (powerpoint, tranh ảnh, video clip, v.v) và học tốt với sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn.
Người học bằng thính giác
mong muốn được nghe những thông tin mới (bài giảng, video clip) và học tốt với sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn (băng, đĩa v.v).
Người học bằng xúc giác
mong muốn được trải nghiệm thực sự, học tốt trong các hoạt động hấp dẫn như mô phỏng, đóng vai, trình diễn.
Người học bằng vận động
học thông qua làm (learning by doing) và học tốt trong các giờ đóng vai, đố vui, kịch ngắn, và những hoạt động có sử dụng biểu bảng lớn.
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
(2)
Điều tra phong cách học
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
(2)
Điều tra phong cách học
Chuẩn bị - Phân tích nhu cầu
(3)
Điều tra hứng thú đối với môn học
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
Nêu vị trí, vai trò của môn học
Những ưu tiên trong quá trình DH
Nêu những yêu cầu riêng
Những ĐK đặc thù để học tốt môn học
Những chính sách khen thưởng, …
(1)
Tuyên bố triết lý dạy - học môn học
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
(2)
Xác định mục tiêu MT môn học
MT
môn học
là những gì SV hoàn thành được sau khi học xong môn học về kiến thức, kĩ năng, thái độ.
MT
môn học
được xác định dưới dạng hành vi, có thể quan sát được, chỉ rõ những hành vi mà SV phải thực hiện để chứng tỏ mục tiêu học tập đã hoàn thành.
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
(2)
Xác định mục tiêu MT môn học
Sau khi học xong môn học, sinh viên có thể
Về kiến thức
- Hiểu và giải thích được …
- Phân biệt được …
Về kĩ năng
- Sử dụng được …
- Vận dụng được …
- Phân tích được …
- Đánh giá được …
- Tổ chức được …
Về thái độ
- Nhận ra được …
- Chấp nhận được …
Các kĩ năng khác
- Có kĩ năng làm việc nhóm
- Có kĩ năng giải quyết vấn đề
- Có kĩ năng nói trước cử toạ
- ...
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
(3)
3 lĩnh vực của MT dạy - học
Mỗi bậc nhận thức đòi hỏi có HTTCDH, phương pháp DH và KTĐG tương ứng.

Có 2 hình thức tổ chức dạy học cơ bản:
- Đối diện (Face to face), bao gồm các hình thức như: lớp đông, nhóm nhỏ, tại phòng thí nghiệm, xemina, đi dã ngoại v.v.
- Tự học có hướng dẫn và kiểm tra đánh giá.

Mỗi HTTCDH đều có các PPDH tương ứng.

GV có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp: thuyết giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, xemina, kết hợp các trò chơi, đóng vai v.v
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
Thang bậc nhận thức theo Bloom
Biết (Nhớ): kể tên, nêu lại, vẽ lại một sự vật hiện tượng…
Hiểu: giải thích một sự vật, hiện tượng, tóm tắt được một nội dung lý thuyết …
Áp dụng: có thể sử dụng được kiến thức để giải quyết 1 tình huống cụ thể.
Tổng hợp: có khả năng tạo ra 1 chỉnh thể mới về chất, như 1 kế hoạch, 1 đề án v.v.
Phân tích: xác định được những thành tố trong 1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Đánh giá: phát biểu được ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về 1 sự vật hay hiện tượng nào đó.
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, các nhà giáo dục đã đưa 6 bậc nhận thức của Bloom về 3 bậc:
Bậc 1: Biết (Nhớ)
(Với các động từ: Liệt kê, phát biểu, gọi tên, nêu lại v.v).
Bậc 2: Hiểu, vận dụng
(Với các động từ: giải thích, phân biệt, vận dụng, sắp xếp lại v.v).
Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá
(Với các động từ: so sánh, phân tích, bình luận, phán xét, lập kế hoạch, tổ chức v.v).
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
Lĩnh vực tâm vận bao gồm các kĩ năng vận động, phát triển, đòi hỏi có sự tích hợp các hoạt động tinh thần và cơ bắp. Các kĩ năng trong lĩnh vực tâm vận được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp.

Các chiến lược dạy – học nhằm rèn luyện các kĩ năng vận động có thể bao gồm các hoạt động, như thực hành ngoài trời, trình diễn, làm thí nghiệm, đóng vai, kịch ngắn v.v.
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
Vận động phản xạ (vận động cơ bắp)
Vận động cơ bản (đi, chạy, nhảy v.v)
Hoạt động của các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác)
Hoạt động thể chất (độ mềm dẻo, khéo léo trong các hoạt động thể chất)
Hoạt động kĩ năng (các trò chơi, điệu nhảy, nhào lộn)
Giao tiếp mạch lạc (điệu bộ, nét mặt, các động tác tay chân kết hợp)
Các động từ
Tổ chức, đo đạc, tính toán, sắp xếp, trình diễn, sáng tác, lắp ráp v.v.
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
Lĩnh vực tình cảm liên quan tới cảm xúc, tình cảm, ấn tượng, bao gồm sự chấp nhận những ý kiến, giá trị hay đặc tính.
Chiến lược dạy – học: giải quyết vấn đề (Case Study), mô phỏng, đóng vai, thảo luận…
Các bậc trong mục tiêu tình cảm theo David Krathwohl gồm:
- Tiếp nhận, chấp nhận
- Hồi đáp
- Tạo giá trị
- Tổ chức lại
- Đặc trưng, khái quát hoá
Các động từ: lựa chọn, chia sẻ, tham gia, đề xướng, chứng minh v.v.
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
(4)
Viết
MT chi tiết bài học
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
(4)
Viết
MT chi tiết bài học
Bước 1: Xác định các điều kiện
Việc đầu tiên ND phải xác định được các điều kiện, hoàn cảnh, phương hướng, yêu cầu để NH thực hiện hành vi.
Phần “điều kiện” trong mục tiêu thường được bắt đầu như sau:
Vận dụng (công thức, sơ đồ, những điều kiện nhất định ...) SV ...
Căn cứ (điều kiện, số liệu, dữ kiện …) SV …

Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
(4)
Viết
MT chi tiết bài học
Bước 2: Chọn 1 động từ chỉ hành động tương ứng. Động từ chỉ 1 hành động quan sát được và nằm trong lĩnh vực mục tiêu mong đợi.
Trong lĩnh vực nhận thức:
Bậc 1: Liệt kê, lựa chọn, gọi tên, nêu, phát biểu, chỉ ra, mô tả v.v.
Bậc 2: Phân loại, giải thích, phân biệt, tóm tắt, tính toán, áp dụng, giải quyết, sắp xếp lại v.v.
Bậc 3: Phân tích, so sánh, phê phán, phân biệt, trình diễn, thiết kế, tổ chức, biên soạn, đánh giá, bảo vệ, phán xét, bình luận v.v.
Trong lĩnh vực tâm vận: trình diễn, tác nghiệp, thao tác, vận hành, điều phối.
Trong lĩnh vực tình cảm: chấp nhận, bảo vệ, chia sẻ, hỗ trợ, tham gia, tranh luận v.v.
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
(4)
Viết
MT chi tiết bài học
Bước 3: Tiêu chí
Tiêu chí là các từ miêu tả mức độ thực hiện hành vi có thể thoả mãn nội dung của hành vi đó. Thông thường, tiêu chí được diễn tả dưới dạng con số tối thiểu, hoặc 1 hành động nào đó được xem là tối thiểu.
Chuẩn bị - Xác định MT môn học, bài học
(4)
Viết
MT chi tiết bài học
Sắp xếp 3 phần với nhau
Chuẩn bị - Xây dựng kế hoạch dạy - học
Trên cơ sở các thông tin thu được từ khâu phân tích nhu cầu, căn cứ mục tiêu chung của môn học và mục tiêu chi tiết của từng bài học, GV xây dựng kế hoạch dạy – học cho từng bài học trong suốt 1 học kì hay năm học.
Kế hoạch dạy – học là lịch trình cho 1 học kì/năm học, chi tiết tới từng bài học với dự kiến về HTTCDH (ở nhà, trên lớp, làm việc nhóm, thí nghiệm v.v.), các PP, PT, công cụ cần chuẩn bị (máy chiếu, đồ thí nghiệm, phiếu học tập, câu hỏi v.v.), các hình thức KTĐG có thể (TNKQ, câu đố v.v.) ứng với từng bài học.
Phần cuối của kế hoạch dạy – học là kế hoạch kiểm tra đánh giá với các hình thức khác nhau vào các thời điểm khác nhau.
Chuẩn bị - Tổ chức tài liệu dạy – học
Căn cứ các thông tin thu được, nhất là trong phần xác định mục tiêu môn học và mục tiêu chi tiết cho từng bài học, giáo viên lựa chọn, sắp xếp và tổ chức tài liệu học tập cho phù hợp.
Ngoài giáo trình là các tài liệu học tập chính, GV có thể chuẩn bị các loại tài liệu tham khảo, tranh ảnh, hiện vật, băng hình, băng tiếng, các trang web học tập liên quan v.v.
Các tài liệu này được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu của từng bài học và các hình thức tổ chức dạy – học đã được ghi trong kế hoạch dạy – học.
Để dễ sử dụng, GV tổ chức các tài liệu học tập theo bài, có ghi chú để dễ tìm kiếm khi cần.
Chuẩn bị - Chuẩn bị các HTTCDH, phương pháp dạy - học
HTTCDH có mặt thầy có thể sử dụng PP…
Thảo luận nhóm
Thuyết giảng
Mô phỏng
Đóng vai
Các trò chơi, đố vui
Case Study
………….
Chuẩn bị - Chuẩn bị các HTTCDH, phương pháp dạy - học
GV cần sử dụng HTTCDH dưới dạng tự học có hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của thầy như một HTTCDH chính thức.

Để sử dụng HTTCDH tự học, GV phải chọn các nội dung học tập chỉ được yêu cầu nhận thức ở bậc 1 (tái hiện, tái nhận).

Đối với các nội dung cần nhận thức ở các bậc cao hơn, căn cứ vào trình độ của SV, giáo viên có thể lựa chọn để dạy học sinh tự học. Nguyên tắc cơ bản của dạy tự học là sự hướng dẫn chi tiết theo từng bước (từ dễ đến khó) và sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên của GV.
Chuẩn bị - Chuẩn bị các phương tiện, công cụ dạy học
Những phương tiện kĩ thuật
Máy tính nối mạng
Đèn chiếu
Màn hình
Các dụng cụ thí nghiệm
Đồ dùng dạy học
Các phòng bộ môn.
Những công cụ
- Bảng các loại
- Các loại phiếu học tập
- Các loại công cụ tự nhiên hoá, tự tạo
Thực thi kế hoạch dạy - học
Chuẩn bị kế hoạch bài dạy
1
Chuẩn bị môi trường dạy - học
2
Thực thi kế hoạch dạy - học
Chuẩn bị kế hoạch bài dạy
1
Bắt đầu từ mục tiêu chi tiết của bài dạy đã được xây dựng từ đầu.
Mục tiêu dạy – học là căn cứ để GV lựa chọn và sắp xếp các nội dung dạy học cho 1 bài cụ thể (ứng với các mục tiêu bậc 1, 2, 3)
Mục tiêu dạy – học là căn cứ để lựa chọn HTTCDH, PP, PT, công cụ DH:
- Các nội dung ứng với các mục tiêu bậc 1: hình thức tự học, với sự hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của giáo viên.
- Các nội dung ứng với các mục tiêu bậc 2: dạy trên lớp (PP thuyết giảng kết hợp với vấn đáp, có sự hỗ trợ của giáo án điện tử, các phương tiện nghe nhìn khác).
- Các nội dung ứng với mục tiêu bậc 3: được dạy học với PP làm việc nhóm, xemina.
Thực thi kế hoạch dạy - học
Chuẩn bị kế hoạch bài dạy
1
Mục tiêu dạy học là căn cứ để GV thiết kế các hình thức kiểm tra - đánh giá:
Tuỳ từng bài học cụ thể, GV có thể chuẩn bị 1, 2 bài kiểm tra để đánh giá trong và sau giờ dạy làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoạt động dạy – học của thầy và trò.
Ngoài kiểm tra đánh giá thường xuyên, GV còn thực hiện các bài kiểm tra - đánh giá định kì (bài tập tuần, tháng, học kì).
Thực thi kế hoạch dạy - học
Chuẩn bị môi trường dạy - học
2
Một môi trường dạy học tối ưu bao gồm:
- Một phòng đủ rộng với chỗ ngồi thoải mái cho mỗi học sinh
- Ánh sáng tới từng chỗ ngồi
- Không quá nóng, quá lạnh
- Có đủ các phương tiện nghe nhìn
- Không có mùi vị khó chịu …
Đánh giá cải tiến
- Sau mỗi bài giảng, GV ghi chép lại cảm tưởng của mình, một nhận xét ngắn gọn, một đánh giá v.v. đều có giá trị như những tư liệu để GV có kế hoạch đánh giá cải tiến kĩ năng nghề nghiệp của mình.
- Sau 1 giai đoạn (học kì, năm học), GV tổng kết tư liệu thu được và lập kế hoạch cải tiến cho hoạt động nghề nghiệp của bản thân cho giai đoạn sau.
Những tư liệu làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đánh giá cải tiến có thể là:
- Thông tin phản hồi từ phía SV về hoạt động dạy – học
- Thông tin phản hồi từ các bài kiểm tra - đánh giá mà SV thực hiện trong năm học
- Kết quả học tập của SV sau 1 năm học
- Đánh giá của đồng nghiệp sau dự giờ
- Quan sát, đánh giá của chính GV
- Đánh giá của cán bộ quản lí tổ, trường.
Thank You !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)