GD HN: ST MS KN, PP soạn thảo văn bản của Đoàn Tr.H

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: GD HN: ST MS KN, PP soạn thảo văn bản của Đoàn Tr.H thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Phương pháp và Kỹ năng soạn thảo văn bản
( Nguồn: http://pvu.edu.vn:8080/web/vietnamese/ky-nang-cong-tac-doan/-/asset_publisher/Ac77/content/phuong-phap-va-ky-nang-soan-thao-van-ban;jsessionid=296B980F960B83317405CC941634AB62?redirect=http%3A%2F%2Fpvu.edu.vn%3A8080%2Fweb%2Fvietnamese%2Fky-nang-cong-tac-doan%3Bjsessionid%3D296B980F960B83317405CC941634AB62%3Fp_p_id%3D101_INSTANCE_Ac77%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_p_col_id%3Dcolumn-2%26p_p_col_count%3D1 ).
I. Khái niệm:
 Văn bản của Đoàn là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết đề ghi lại hoạt động của các tổ chức Đoàn, do các cấp bộ Đoàn tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Đoàn ban hành theo quy định của Điều lệ Đoàn và của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
Hệ thống văn bản của Đoàn gồm toàn bộ các loại văn bản của Đoàn được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức Đoàn từ Trung ương đến cơ sở.
 II- Các loại văn bản thường được sử dụng
Thể loại văn bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và mục đích ban hành của văn bản.
1. Các văn bản có tính pháp quy
 1.1. Nghị quyết:
 Là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua tại đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo Đoàn về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
1.2. Quyết định:
Quyết định có tính lãnh đạo, chỉ đạo như nghị quyết nhưng thể hiện thành các điều khoản cụ thể và có khi được dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của tổ chức, cơ quan Đoàn.
1.3. Chỉ thị:
Là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp bộ Đoàn, tổ chức cơ quan Đoàn cấp dưới thực hiện các chủ trương, công tác hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
1.4. Thông tri:
Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích hướng dẫn các cấp bộ Đoàn, tổ chức cơ quan Đoàn cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị … của cấp bộ Đoàn cấp trên, của Đảng, Nhà nước hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
1.5. Quy định:
Là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định cả cấp bộ Đoàn, tổ chức, cơ quan lãnh đạo Đoàn hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ.
1.6. Quy chế:
Là văn bản xác định các nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của tổ chức cơ quan lãnh đạo Đoàn.
1.7. Thể lệ:
Là văn bản quy định về chế độ, quyền hạn, nghĩa vụ, phương thức tổ chức của một bộ phận trong tổ chức Đoàn, Hội (Thể lệ cuộc thi tìm hiểu...) thường được ban hành độc lập hoặc kèm theo sau một quyết định sau khi đã được thỏa thuận, thống nhất.
2. Các văn bản hành chính thông thường
2.1. Thông báo:
Là văn bản truyền đạt kịp thời một quyết định hoặc kết quả sự việc đã được tiến hành.
2.2. Báo cáo:
Là văn bản phản ánh toàn bộ hoạt động và những kiến nghị của mình hoặc tường trình về một vấn đề, một công việc cụ thể nào đó hoặc xin ý kiến chỉ đạo.
2.3. Chương trình:
Là văn bản để xác định trọng tâm, nội dung, giải pháp trong một khoảng thời gian nhất định và công tác tổ chức thực hiện của cấp bộ Đoàn về một chủ trương công tác của Đoàn.
2.4. Hướng dẫn:
Là văn bản giải quyết chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản hoặc chủ trương của cấp bộ Đoàn hoặc của cơ quan lãnh đạo Đoàn cấp trên.
2.5. Kế hoạch:
Là văn bản dùng để xác định mục đích yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
2.6. Tờ trình:
Là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)