GD HN: ST Lịch sử báo chí CM VN

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: GD HN: ST Lịch sử báo chí CM VN thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:



PGS.TS. ĐÀO DUY QUÁT
GS.TS.ĐỖ QUANG HƯNG – PGS.TS.VŨ DUY THÔNG
(CHỦ BIÊN)
 
  
 
TỔNG QUAN
LỊCH SỬ BÁO CHÍ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM
(1925 – 2010)
 
 
 
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nội - 2010
 Hội đồng biên tập - xuất bản
( Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT191153521 ).
 
TS. NGUYỄN DUY HÙNG
Chủ tịch Hội đồng

PSG, TS. LÊ VĂN YÊN
Phó Chủ tịch Hội đồng

PGS, TS. ĐÀO DUY QUÁT
Uỷ viên

ThS. VŨ HỒNG THẤM
Thư ký

NGUYỄN VĂN CHUNG
Uỷ viên

  
Chủ biên
PGS, TS. ĐÀO DUY QUÁT
GS, TS. ĐỖ QUANG HƯNG
PGS, TS. VŨ DUY THÔNG
  Các thành viên tham gia
Nhà báo HỮU THỌ
Nhà báo PHAN QUANG
GS, TS. TẠ NGỌC TẤN
TS. ĐINH THẾ HUYNH
GS. HÀ MINH ĐỨC
Nhà nghiên cứu NGUYỄN THÀNH
Nhà báo ĐỖ KHẮC LIÊM
TS. NGÔ VĂN THẠO
TS. HỒ VĂN CHIỂU
TS. NGUYỄN THẾ KỶ
ThS. TRẦN THỊ HIỀN
Nhà báo ĐOÀN VĂN BÁU

LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Lịch sử của báo chí Việt Nam gắn liền với lịch sử cận hiện đại của dân tộc với bức tranh nhiều màu sắc của một dân tộc yêu nước, giàu truyền thống, bị áp bức, đói nghèo, trong đó lột tả cuộc đấu tranh giữa một nền báo chí thực dân và nô dịch với một nền báo chí yêu nước và cách mạng.
Báo chí cách mạng Việt Nam ra đời với dấu mốc là tờ Thanh niên ra mắt cách nay vừa tròn 85 năm. Người sáng lập tờ báo này là nhà báo vô sản Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ của báo chí cách mạng từ khi ra đời được cắt nghĩa đơn giản mà lớn lao: tuyên truyền để giai cấp biết mục đích (Án Nghị quyết ngay sau khi thành lập Đảng). Từ tuyên truyền để giai cấp biết mục đích, gắn với tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, rồi đấu tranh không khoan nhượng bảo vệ lý tưởng cộng sản. Chặng đường mà báo chí cách mạng đi qua gắn với những mốc son sáng chói của lịch sử cách mạng dân tộc: từ khi vận động thành lập Đảng, tới huấn luyện cán bộ, chuẩn bị cơ sở lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930, cổ vũ nhân dân làm nên cao trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào vận động dân chủ 1936 - 1939, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945, tiếp đó là vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận chính trị - tư tưởng, cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đi vào các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thu giang sơn về một mối, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Số lượng, hình thức báo chí trải qua gần một thế kỷ cũng thay đổi vượt bậc. Từ chỗ số lượng tờ báo ít ỏi với hình thức in thô sơ, nghèo nàn nay số lượng báo chí đã tăng lên rất nhiều với đủ mọi loại hình: báo viết, báo hình, báo mạng với hình thức phong phú, sinh động, khả năng cập nhật cao. Đội ngũ nhà báo ngày càng đông đảo, yêu nước, đam mê nghề nghiệp, dũng cảm và tài năng.
Đảng, Bác Hồ và nhân dân luôn theo sát bước tiến của báo chí. Những lời căn dặn của Bác đối với báo chí luôn là cẩm nang đối với mỗi tờ báo, mỗi nhà báo: ``Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ``, ``ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà``, ``cho nên phải có tính chất quần chúng``. “Một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng, thì không xứng đáng là một tờ báo``, và “không riêng gì viết sách viết báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân``.
Nhân kỷ niệm 85 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, để ghi nhận chặng đường lịch sử sáng ngời của báo chí cách mạng nước nhà và như một món quà ca ngợi, biết ơn tới công lao đóng góp to lớn của nhiều thế hệ các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)