GD HN: ST HD chuẩn đoán & điều trị bệnh tay- chân- miệng

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: GD HN: ST HD chuẩn đoán & điều trị bệnh tay- chân- miệng thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng.
( Nguồn: http://www.nhp.org.vn/list.aspx?cat=041 ).
Sử dụng tạp chí y học điện tử springerlink
Để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh nhân, Ban giám đốc Bệnh viện và Ban quản lý dự án nâng cao nguồn nhân lực Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành mua 500 đầu tạp chí điện tử của nhà xuất bản Springer cho cán bộ, công nhân viên của Bệnh viện sử dụng. Hiện nay, tất cả các máy tính có nối mạng trong bệnh viện đều có thể truy cập vào trang web này và lấy bài báo toàn văn theo địa chỉ: ://www.springerlink.com Nếu cán bộ, công nhân viên nào có nhu cầu sử dụng tại nhà theo ID và PASSWORD riêng thì đóng phí 200.000đ Địa chỉ liên hệ: Cử nhân: Nguyễn Thị Bình Địa chỉ: Trung tâm học liệu ( thư viện) Thời gian: Sáng 8h30-11h30 Chiều 13h30-16h30 ( từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần) Điện thoại: 62738652/8652 0902225829

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng:

BỘ Y TẾ ------------
Số: 2554/QĐ-BYT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2011

  QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG
----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
 Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Xét biên bản họp ngày 16/6/2011của Hội đồng chuyên môn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng.
Điều 2. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng ban hành kèm theo Quyết định này thay thế Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1732/QĐ-BYT ngày 16/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng của Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ trưởng(để báo cáo); - Các Thứ trưởng (để biết); - Website Bộ Y tế; - Lưu: VT, KCB.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên


 HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 2554 /QĐ-BYT ngày 19 tháng 07 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
 
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
- Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)