GD HN: ST GT Kinh tế công nghiệp

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: GD HN: ST GT Kinh tế công nghiệp thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:


Giáo trình kinh tế công nghiệp và quản lý chất lượng.

CHƯƠNG I- PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TÊ QUỐC DÂN
(Nguồn: http://kinhte.caothang.edu.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=143&Itemid=422 ).

I. Vị trí, vai trò sản xuất công nghiệp.
1.Khái niệm: Là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất -một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, là mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng của xã hội, của thị trường. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Ba hoạt động chủ yếu sản xuất công nghiệp:
+ Khai thác tài nguyên khoáng sản, (than, đá , sắt, dầu khí…)
+ Chế biến, chế tạo (kể cả chế biến thực phẩm, gỗ)
+ Hoạt động dịch vụ sửa chữa , bảo trì …các sản phẩm công nghiệp, hoạt động công nghiệp…
- Công nghiệp hóa (CNH):là quá trình chuyển đổi các hoạt động sản xuất-kinh doanh, quản lý-quản trị kinh tế-xã hội từ dựa vào lao động thủ công sang dựa vào lao động kết hợp các phương tiện, phương thức kỹ thuật tiên tiến-hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao.
2. Vị trí: Công nghiệp là thành phần chủ yếu của khu vực thứ hai của nền kinh tế. Việc xếp chung công nghiệp chế biến với xây dựng, lắp đặt vào khu vực thứ hai này là do đặc thù hoạt động khá giống nhau . cơ cấu nền kinh tế bao gồm:
- xuất công nghiệp- xây dựng: 45%-48% ( đến năm 2020)
- Sản xuất Nông nghiệp: 12%-15%
- Hoạt động Dịch vụ: 40%-43%
Phát triển công nghiệp là yếu tố quyết định thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước.
3. Vai trò:
a- Chủ đạo của CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân.
- Bảo đảm cho sự tự chủ của nền kinh tế quôc dân trong quá trình phát triển.
- Bảo đảm tư liệu lao động cho các ngành kinh tế quốc dân.
- Bảo đảm nhu cầu tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Định hướng về tổ chức, quản lý – quản trị cho các ngành kinh tế.
- Góp phần giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế –xã hội: tạo việc làm, xóa bỏ sự cách biệt
Thành thị-nông thôn, miền xuôi-miền ngược.
b- Giải quyết các quan hệ về kinh tế-xã hội:
- Quan hệ công nghiệp – nông nghiệp.
- Quan hệ tích lũy – tiêu dùng.
- Quan hệ kinh tế – quốc phòng.
- Quan hệ cơ sở kinh tế- kiến trúc thượng tầng xã hội (hoàn tiện nhà nước XHCN).
Ngày nay Nước công nghiệp là các quốc gia có tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội từ các hoạt động công nghiệp cao hơn một ngưỡng nhất định. Ở những nước công nghiệp mức thu nhập bình quân đầu người thường cao so với những nước nông nghiệp. Điều này khiến nhiều nước muốn thực hiện công nghiệp hóa, tức là phát triển công nghiệp. Các nước công nghiệp cũng thường có Chỉ số phát triển con người (HDI) cao, Thế giới có các nước công nghiệp (IMF gọi là các nước tiên tiến). ngoài bảy nước tiên tiến lớn, đó là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Canada, , Ý, hơn hai mươi hai nước và lãnh thổ còn lại gồm: Úc, Síp, Đan Mạch, Hồng Kông, Iceland, Israel, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Áo, Bỉ, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. quốc, ấn độ, Nga, Brazin.. Tham khảo số liệu năm 2006
II. Các chiến lược phát triển công nghiệp.
1- Chiến lược phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu.
a- Khái niệm: Tập trung khai thác các nguồn lực trong nước để sản xuất, mở rộng thị trường, tạo công ăn việc làm, tiết kiệm ngoại tệ.
b- Mục tiêu: trọng tâm là thị trường trong nước, sản xuất hàng hóa thay thế cho nhập khẩu.
c- Nội dung:
- Xác định tổng cầu các loại hàng hóa…
- Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư, phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)