GD HN: Quản lý học đại cương
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: GD HN: Quản lý học đại cương thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
TS HỒ VĂN LIÊN
( Nguồn:http://gvth.net/index.php?option=com_docman&task=cat_view&gid=106&Itemid=484&limitstart=10 ).
BÀI GIẢNG
ĐẠI CƯƠNG
VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
TP.HCM-2010
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
1.1.VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG KHOA HỌC QUẢN LÍ
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, lý thuyết hệ thống đã trở thành cơ sở quan trong cho việc nghiên cứu khoa học quản lý (QL). Lý thuyết hệ thống được xem xét với nhiều cách tiếp cận: Toán học, Sinh học, Ngôn ngữ học, Triết học… Sau đây là cách tiếp cận Triết học để nghiên cứu khoa học quản lý.
1.1.1. Vấn đề
Mâu thuẫn được con người ý thức, có nhu cầu giải quyết và có thể giải quyết được là vấn đề. Muốn quản lý thành công cần nghiên cứu và phát hiện vấn đề. Xem xét vấn đề nên quan tâm đến các lưu ý sau:
-Phát hiện mâu thuẫn và ý thức được mâu thuẫn,
-Việc giải quyết mâu thuẫn là vừa sức với khả năng và điều kiện thực tế,
-Vấn đề xuất hiện khách quan chứ không phải hoàn toàn theo ý muốn chủ quan của con người.
1.1.2.Hệ thống là tập hợp của nhiều phần tử có những đặc điểm giống nhau, quan hệ với nhau, bị chi phối theo một quy tắc nào đó để trở thành một chỉnh thể, từ đó làm nên những thuộc tính mới của hệ thống và có cùng xu hướng vận động.
Các phần tử là các yếu tố có tính độc lập tương đối và quan hệ mật thiết với nhau tạo nên hệ thống. Ví dụ: Hệ thống giáo dục bao gồm nhiều bậc học, cấp học, nhiều đơn vị giáo dục (trường học, các cơ sở giáo dục…) có quan hệ với nhau; được phân chia theo tầng bậc với cơ cấu tổ chức hợp lý.
1.1.3.Môi trường của hệ thống là tập hợp của nhiều hệ thống tạo nên hoàn cảnh, điều kiện cho sự vận động của một hệ thống nhất định. Trong quá trình vận động của một hệ thống nào đó chịu sự chi phối của các hệ thống khác và bản thân hệ thống đó cũng ảnh hưởng, tương tác với các hệ thống khác (bị môi trường tác động hay tác động đến môi trường).
Một trường học muốn hoạt động tốt cần gắn kết với môi trường kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ (KT-XH, KH-CN), phải tăng cường các mối quan hệ để thích ứng hay đáp ứng được các yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của người học.
1.1.4.Đầu vào của hệ thống là các loại tác động có thể có từ môi trường lên hệ thống.
Hệ thống giáo dục có các đầu vào như:
-Yêu cầu, nhu cầu giáo dục và đào tạo xuất hiện do sự phát triển của môi trường KT-XH, KH-CN ( thể hiện ở việc tuyển sinh...),
-Các nguồn tài lực, vật lực và nhân lực,
-Thị trường sử dụng kết quả GD-ĐT,
-Thông tin, thời cơ và các lực cản…
1.1.5.Đầu ra của hệ thống là các phản ứng trở lại của hệ thống đối với môi trường.
Đối với hệ thống giáo dục đầu ra bao gồm:
-Mở rộng hay thu hẹp việc tuyển sinh,
-Tái sản xuất nguồn nhân lực, cung cấp nhân lực, nhân tài,
-Sử dụng các nguồn lực,
-Yêu cầu đầu tư các nguồn lực,
-Bảo vệ và xây dựng, phát triển môi trường KT-XH, KH-CN,
- Nâng cao dân trí và phát triển văn hóa, đạo đức…
1.1.6.Trạng thái của hệ thống là khả năng kết hợp giữa các đầu vào và đầu ra của hệ thống xét ở một thời điểm nhất định (điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các nguồn lực, thành công và hạn chế…); ở thời điểm hiện tại được gọi là thực trạng; trạng thái tương lai phản ánh mục tiêu của hệ thống (là trạng thái mong đợi cần có của hệ thống sau một thời gian nhất định).
1.7.Quỹ đạo của hệ thống là chuỗi các trạng thái nối hệ thống từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối trong một khoảng thời gian nhất định. Sự vận động của hệ thống theo thời gian được chúng
TS HỒ VĂN LIÊN
( Nguồn:http://gvth.net/index.php?option=com_docman&task=cat_view&gid=106&Itemid=484&limitstart=10 ).
BÀI GIẢNG
ĐẠI CƯƠNG
VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
TP.HCM-2010
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ
1.1.VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG KHOA HỌC QUẢN LÍ
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, lý thuyết hệ thống đã trở thành cơ sở quan trong cho việc nghiên cứu khoa học quản lý (QL). Lý thuyết hệ thống được xem xét với nhiều cách tiếp cận: Toán học, Sinh học, Ngôn ngữ học, Triết học… Sau đây là cách tiếp cận Triết học để nghiên cứu khoa học quản lý.
1.1.1. Vấn đề
Mâu thuẫn được con người ý thức, có nhu cầu giải quyết và có thể giải quyết được là vấn đề. Muốn quản lý thành công cần nghiên cứu và phát hiện vấn đề. Xem xét vấn đề nên quan tâm đến các lưu ý sau:
-Phát hiện mâu thuẫn và ý thức được mâu thuẫn,
-Việc giải quyết mâu thuẫn là vừa sức với khả năng và điều kiện thực tế,
-Vấn đề xuất hiện khách quan chứ không phải hoàn toàn theo ý muốn chủ quan của con người.
1.1.2.Hệ thống là tập hợp của nhiều phần tử có những đặc điểm giống nhau, quan hệ với nhau, bị chi phối theo một quy tắc nào đó để trở thành một chỉnh thể, từ đó làm nên những thuộc tính mới của hệ thống và có cùng xu hướng vận động.
Các phần tử là các yếu tố có tính độc lập tương đối và quan hệ mật thiết với nhau tạo nên hệ thống. Ví dụ: Hệ thống giáo dục bao gồm nhiều bậc học, cấp học, nhiều đơn vị giáo dục (trường học, các cơ sở giáo dục…) có quan hệ với nhau; được phân chia theo tầng bậc với cơ cấu tổ chức hợp lý.
1.1.3.Môi trường của hệ thống là tập hợp của nhiều hệ thống tạo nên hoàn cảnh, điều kiện cho sự vận động của một hệ thống nhất định. Trong quá trình vận động của một hệ thống nào đó chịu sự chi phối của các hệ thống khác và bản thân hệ thống đó cũng ảnh hưởng, tương tác với các hệ thống khác (bị môi trường tác động hay tác động đến môi trường).
Một trường học muốn hoạt động tốt cần gắn kết với môi trường kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ (KT-XH, KH-CN), phải tăng cường các mối quan hệ để thích ứng hay đáp ứng được các yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của người học.
1.1.4.Đầu vào của hệ thống là các loại tác động có thể có từ môi trường lên hệ thống.
Hệ thống giáo dục có các đầu vào như:
-Yêu cầu, nhu cầu giáo dục và đào tạo xuất hiện do sự phát triển của môi trường KT-XH, KH-CN ( thể hiện ở việc tuyển sinh...),
-Các nguồn tài lực, vật lực và nhân lực,
-Thị trường sử dụng kết quả GD-ĐT,
-Thông tin, thời cơ và các lực cản…
1.1.5.Đầu ra của hệ thống là các phản ứng trở lại của hệ thống đối với môi trường.
Đối với hệ thống giáo dục đầu ra bao gồm:
-Mở rộng hay thu hẹp việc tuyển sinh,
-Tái sản xuất nguồn nhân lực, cung cấp nhân lực, nhân tài,
-Sử dụng các nguồn lực,
-Yêu cầu đầu tư các nguồn lực,
-Bảo vệ và xây dựng, phát triển môi trường KT-XH, KH-CN,
- Nâng cao dân trí và phát triển văn hóa, đạo đức…
1.1.6.Trạng thái của hệ thống là khả năng kết hợp giữa các đầu vào và đầu ra của hệ thống xét ở một thời điểm nhất định (điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các nguồn lực, thành công và hạn chế…); ở thời điểm hiện tại được gọi là thực trạng; trạng thái tương lai phản ánh mục tiêu của hệ thống (là trạng thái mong đợi cần có của hệ thống sau một thời gian nhất định).
1.7.Quỹ đạo của hệ thống là chuỗi các trạng thái nối hệ thống từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối trong một khoảng thời gian nhất định. Sự vận động của hệ thống theo thời gian được chúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)