GD HN: Quản lý CSVC trường mầm non
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 03/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: GD HN: Quản lý CSVC trường mầm non thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG:
QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
http://phuctuy.violet.vn/present/show/entry_id/388203
Phạm Phúc Tuy
Khoa CBQL & Nghiệp vụ
Trường CĐSP Bình Dương
1. Khái niệm cơ sở vật chất của trường mầm non:
Cơ sở vật chất của trường mầm non là hệ thống các phương tiện cần thiết được sử dụng vào các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Cơ sở vật chất của trường mầm non bao gồm:
+ Trường sở: Hệ thống phòng, lớp, sân chơi, vườn trường
+ Trang thiết bị chăm sóc-giáo dục trẻ: đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng;đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác giáo dục trẻ.
2. Ý nghĩa của cơ sở vật chất:
+ Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc-giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học. Không thể chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng.
+ Cơ sở vật chất là một trong những tiền đề để đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ.Việc cho trẻ hoạt động một cách tích cực đòi hỏi phải xây dựng được môi trường GD phù hợp về diện tích, đồ dùng, đồ chơi cũng như cách bố trí, sắp xếp chúng.
Tuy nhiên hiệu quả của cơ sở vật chất đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ em phụ thuộc nhiều vào:
- Khả năng khai thác và sử dụng của giáo viên ,
- Vào phương hướng chỉ đạo của nhà quản lý.
3. Nội dung cơ sở vật chất của trường mầm non:
3.1 Quy mô trường, lớp:
Quy mô trường lớp phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn của địa phương. Số trẻ trong mỗi nhóm được quy định trong điều 13 – Điều lệ trường mầm non ( 2008 ). Cụ thể như sau:
a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.
c) Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định trên thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
d) Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp được giảm 5 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá 2 trẻ cùng một loại tật.
3.2 Địa điểm:
Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1 km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km.
Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ.
Biển tên lớp mẫu giáo, nhóm trẻ độc lập được quy định như sau:
- Góc trên bên trái: Uỷ ban nhân dân xã/ phường, thị trấn và tên riêng của xã phường, thị trấn đó;
- Ở giữa: Lớp mẫu giáo, nhóm trẻ và tên riêng của lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Không ghi loại hình lớp mẫu giáo, nhóm trẻ công lập, dân lập hay tư thục.
- Cuối cùng: Địa chỉ, số điện thoại, số quyết định thành lập hoặc số giấy phép thành lập của lớp mẫu giáo, nhóm trẻ.
3.3 Diện tích mặt bằng:
QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
http://phuctuy.violet.vn/present/show/entry_id/388203
Phạm Phúc Tuy
Khoa CBQL & Nghiệp vụ
Trường CĐSP Bình Dương
1. Khái niệm cơ sở vật chất của trường mầm non:
Cơ sở vật chất của trường mầm non là hệ thống các phương tiện cần thiết được sử dụng vào các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Cơ sở vật chất của trường mầm non bao gồm:
+ Trường sở: Hệ thống phòng, lớp, sân chơi, vườn trường
+ Trang thiết bị chăm sóc-giáo dục trẻ: đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng;đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác giáo dục trẻ.
2. Ý nghĩa của cơ sở vật chất:
+ Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc-giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học. Không thể chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng.
+ Cơ sở vật chất là một trong những tiền đề để đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục trẻ.Việc cho trẻ hoạt động một cách tích cực đòi hỏi phải xây dựng được môi trường GD phù hợp về diện tích, đồ dùng, đồ chơi cũng như cách bố trí, sắp xếp chúng.
Tuy nhiên hiệu quả của cơ sở vật chất đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ em phụ thuộc nhiều vào:
- Khả năng khai thác và sử dụng của giáo viên ,
- Vào phương hướng chỉ đạo của nhà quản lý.
3. Nội dung cơ sở vật chất của trường mầm non:
3.1 Quy mô trường, lớp:
Quy mô trường lớp phụ thuộc vào nhu cầu thực tiễn của địa phương. Số trẻ trong mỗi nhóm được quy định trong điều 13 – Điều lệ trường mầm non ( 2008 ). Cụ thể như sau:
a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.
c) Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định trên thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
d) Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp được giảm 5 trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá 2 trẻ cùng một loại tật.
3.2 Địa điểm:
Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1 km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km.
Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ.
Biển tên lớp mẫu giáo, nhóm trẻ độc lập được quy định như sau:
- Góc trên bên trái: Uỷ ban nhân dân xã/ phường, thị trấn và tên riêng của xã phường, thị trấn đó;
- Ở giữa: Lớp mẫu giáo, nhóm trẻ và tên riêng của lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Không ghi loại hình lớp mẫu giáo, nhóm trẻ công lập, dân lập hay tư thục.
- Cuối cùng: Địa chỉ, số điện thoại, số quyết định thành lập hoặc số giấy phép thành lập của lớp mẫu giáo, nhóm trẻ.
3.3 Diện tích mặt bằng:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)