GD HN: PT nông nghiệp hiện đại ở Trung Quốc

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: GD HN: PT nông nghiệp hiện đại ở Trung Quốc thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC
GS. Tăng Diễm Hoa
KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
VIỆN THƯƠNG MẠI – ĐẠI HỌC QUẢNG TÂY
Ngày 13 – 6 -2010
( Nguồn: http://www.hua.edu.vn/khoa/ktptnt/index.php?option=com_docman&task=cat_view&gid=35&Itemid=34&limitstart=5 ).
Lời mở đầu

Hiện nay, Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, cải tạo nền nông nghiệp truyền thống. Phát triển nông nghiệp hiện đại – là một nhiệm vụ quan trọng và là nội dung công việc cụ thể của thời kỳ lịch sử.
Trong văn kiện số 1 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 2007, một số ý kiến của Quốc vụ viện TW Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc tích cực phát triển hiện đại nông nghiệp, đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã xác định rõ “Phát triển một nền nông nghiệp hiện đại là nhiệm vụ quan trọng to lớn, đẩy mạnh xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa”
Lời mở đầu
Nền nông nghiệp hiện đại là nền nông nghiệp được trang bị bằng kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật tổ chức, kỹ thuật kinh doanh kỹ thuật quản lý, kỹ thuật khoa học tiên tiến, hiện đại.
Có những đặc điểm sau:

1、Khoa học hóa kỹ thuật sản xuất
2、Thị trường hóa cơ chế vận hành
3、Sản nghiệp hóa hình thức kinh doanh
4、Ưu lượng hóa môi trường sinh thái
5、Thông tin hóa phát triển sản nghiệp   
6、Cơ giới hóa phương thức thao tác   
7、Tiêu chuẩn hóa sản xuất nông sản phẩm
8、Đa dạng hóa chức năng xã hội kinh tế
9、Xã hội hóa hệ thống phục vụ

Hạt nhân của nông nghiệp hiện đại Trung Quốc là khoa học hóa. Đặc điểm là thương phẩm hóa, phương hướng là tập trung cao độ, mục tiêu là sản nghiệp hóa.
Nội dung trình bày
1. Đặc điểm và tình hình phát triển nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc
2. Loại hình chủ yếu trong phát triển nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc
3. Yếu tố hạn chế đến phát triển nông nghiệp hiện đại ở Trung Quốc
4. Biện pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một nước có dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao và tham gia nhiều vào sản xuất nông nghiệp.
Năm 2008, dân số Trung Quốc là trên 1,3 tỉ dân, trong đó số người sống ở nông thôn là 0,721 tỉ, chiếm 54,3% dân số. Ở nông thôn, số người làm nông nghiệp là 472 triệu dân, trong đó người chuyên làm nông nghiệp là 306 triệu, chiếm 64,8%.

 
Nông nghiệp Trung Quốc gánh trên vai một nhiệm vụ rất nặng nề. Đất canh tác chiếm không đầy 10% của thế giới, nhưng phải nuôi sống số người chiếm 20% dân số thế giới.
      Khai thác nông nghiệp hiện đại là Trung Quốc cần nâng tỷ lệ sử dụng tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đây là con đường tất yếu của nông nghiệp Trung Quốc.
(1) Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Tổng giá trị sản xuất của nông lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản tăng dần từng năm
Năm 2008, tổng giá trị sản xuất của nông – lâm – chăn nuôi – thủy sản của toàn Trung Quốc đạt 58002 tỉ.
Cơ cấu các ngành:
Nông nghiệp (TT): 48,4%; Lâm nghiệp: 3,7%;
Chăn nuôi: 35,5%; Thủy sản: 9,0%.
Cơ cấu các ngành nông – lâm – chăn nuôi – thủy sản ngày càng được chuyển dịch hợp lý (xem bảng 1)                   
Bảng 1: Tổng giá trị sản xuất của nông – lâm – chăn nuôi – thủy sản của Trung Quốc qua các năm
(Tính theo giá hiện hành)
2. Nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
Năm 2008, tổng giá trị sản xuất trong nước đạt 30.067 tỉ NDT, trong đó tổng giá trị sản xuất của nông nghiệp đạt 34.000 tỉ NDT, chiếm 11,3% tổng giá trị sản xuất trong nước.
Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm trong tổng giá trị sản xuất trong nước tuy giảm xuống hàng năm, nhưng nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế quốc dân của Trung Quốc.
(Xem chi tiết bảng 2)             
Bảng 2: Tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất trong nước của Trung Quốc qua các năm
3. Nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập quan trọng của nông dân
Năm 2008, thu nhập trung bình của nông dân là 4761 NDT, so với năm trước tăng 621 tệ, tăng 15%, nếu loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố giá cả thì thực tế tăng 8%.
Nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân vẫn là thu nhập từ tiền lương và thu nhập kinh doanh gia đình. Năm 2008, thu nhập từ tiền lương chiếm 38,94% trong thu nhập thuần, thu nhập kiểu kinh doanh gia đình chiếm 51,16%, trong đó thu nhập thuần nông trung bình người là 1946 NDT chiếm 78,9% thu nhập từ kinh doanh gia đình, chiếm 40,87% thu nhập trung bình của người nông dân (Xem bảng 3).
Bảng 3: Thu nhập trung bình của người Trung Quốc sống ở nông thôn qua các năm (ĐVT: %)
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG SẢN PHẨM CHỦ YẾU
1. Sản lượng nông sản phẩm chủ yếu tăng lên rõ rệt
(1) Sản xuất lương thực
(2) Sản xuất mía đường, nguyên liệu dầu, bông vải
(3) Sản xuất ngành chăn nuôi
(4) Sản xuất thủy sản
(5) Sản xuất rau quả
(6) Sản xuất lâm sản phẩm
Xem bảng 4, bảng 5 và đồ thị 1
Bảng 4: Sản lượng nông sản phẩm chủ yếu của Trung Quốc qua các năm
Đồ thị 1: Tình hình sản lượng nông sản phẩm chủ yếu của Trung Quốc qua các năm (ĐVT: Vạn tấn)
Nguồn tài liệu: Niên giám thống kê nông thôn Trung Quốc năm 2009
Bảng 5: Số lượng nông sản phẩm chính bình quân đầu người Trung Quốc (ĐVT: kg/người)
2. Tỷ lệ thương phẩm của nông sản phẩm
chủ yếu nâng cao
Cùng với việc phát triển kinh tế thị trường, sản xuất nông sản phẩm của Trung Quốc đã phá vỡ được tính hạn chế của tự cung, tự cấp của nông nghiệp truyền thống khép kín kém hiệu quả. Ưu thế của tài nguyên và vị trí khu vực được phát huy, thực hiện chuyên môn hóa phát huy lợi thế của vùng, tỷ lệ thương phẩm, nông sản phẩm chủ yếu được nâng cao; kết cấu và cách thức đa nguyên hóa của chủ thể thị trường nông sản phẩm và hệ thống thị trường nông sản phẩm được hình thành. Phương thức trao đổi buôn bán nông sản phẩm đa dạng; hệ thống dịch vụ thị trường được tăng cường hoàn thiện. Thị trường nông sản phẩm trong và ngoài nước đi dần vào quĩ đạo. Mức độ mở cửa thị trường nông sản phẩm không ngừng được nâng cao; Thực hiện được buôn bán, tiêu thụ nông sản phẩm tới cả vùng sâu, vùng xa “Mua toàn quốc, bán toàn quốc” (xem bảng 6)     
Bảng 6 Tỷ lệ thương phẩm của nông sản phẩm chủ yếu của Trung Quốc (ĐVT: %)
3. Nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích của cây trồng chủ yếu
Bảng 7 – Biểu đồ 2
Bảng 7: Năng suất trên đơn vị diện tích của cây trồng chủ yếu qua các năm (ĐVT: kg/ha, %)
Đồ thị 2: Năng suất trên đơn vị diện tích của cây trồng chủ yếu của Trung Quốc (ĐVT: kg/ha)
(3) Phương thức sản xuất nông nghiệp từ thô sơ
tiến tới thực hiện thâm canh
1. Hình thành các khu vực chuyên môn hóa các nông sản mang tính đặc thù và là lợi thế của vùng
(1) Ngành trồng trọt: Tập trung khu vực lợi thế cho các cây như: lúa 86%, lúa mì 92%, ngô 62%, đậu tương 53%, bông vải 97%, dầu nguyên liệu 85%, mía 89%, táo 88%, cam quýt 80%.
(2) Ngành chăn nuôi: có 13 tỉnh chủ yếu sản xuất thịt lợn chiếm 77% của toàn quốc. 8 tỉnh chủ yếu sản xuất thịt trâu bò chiếm hơn 65% của toàn quốc, 15 tỉnh chủ yếu sản xuất thịt dê chiếm hơn 82%, 7 tỉnh chủ yếu sản xuất sữa bò chiếm 62% lượng sữa bò toàn quốc, 11 tỉnh chủ yếu sản xuất trứng gà chiếm hơn 83% của toàn quốc.
(3)Nghề cá: phát triển ở các vùng có lợi thế, mở rộng diện tích, đưa mô hình chất lượng tốt, hiệu quả cao, đảm bảo môi trường sinh thái an toàn, xây dựng các khu mẫu nuôi trồng hiệu quả cao, an toàn ở các huyện, trang trại
2. Tăng cường một bước năng lực để nắm vững khoa học kỹ thuật
Tỉ lệ giống tốt của cây lương thực chiếm trên 98%. Bông chống sây trên cơ bản đã được sản xuất cả nước. Diện tích mở rộng >70%, xây dựng các vườn cây ăn quả, đồi chè đến vùng cây con giống tốt kháng virus và dòng vô tính.

3. Tỷ lệ sử dụng phân bón vào nông nghiệp được cải thiện
Các phương pháp phối trộn phân bón đã triển khai toàn quốc, làm cho tỉ lệ sử dụng phân hóa học nâng lên 5%.

4. Tình hình an toàn chất lượng sản phẩm tươi sống trong nông nghiệp được cải thiện một bước
Hoàn thiện các qui trình kiểm tra giám sát trách nhiệm quản lý, cấp giấy chứng nhận sản phẩm, các qui định trong truy cứu trách nhiệm về chất lượng, dư lượng thuốc trừ sâu nông dược đối với sản phẩm vườn đồi như cây ăn quả, chè và rau đã được kiểm soát một cách hiệu quả. Tỷ lệ đạt yêu cầu >98%.
5. Tăng nhanh tốc độ công nghiệp hóa trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi từ lương thực (phối hợp với thức ăn chăn nuôi công nghiệp, thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp .v.v.). Công nghiệp thức ăn chăn nuôi tăng trưởng với tốc độ nhanh, công suất chế biến ngô đạt trên 4000 vạn tấn.

(IV) Đầu tư vào nông nghiệp tăng mạnh
Ngân sách quốc gia dùng để đầu tư hỗ trợ cho 4 hạng mục: lương thực, vật tư nông nghiệp, giống tốt, máy móc nông nghiệp và chi cho phát triển sự nghiệp xã hội của nông thôn tăng nhanh rõ rệt.
Ngân sách quốc gia cho nông nghiệp năm 2008 là 5955,5 tỉ NDT, chiếm 9,5% tổng ngân sách quốc gia. Trong đó chi cho phát triển sự nghiệp xã hội nông thôn là 37,95%, chi phí cho sự nghiệp nông nghiệp là 17,3%, và chi cho 4 hạng mục là 34,8%. Tỷ lệ tăng trưởng các hạng mục kể trên là: 25,4%, 100% và 46,4%.
Tỷ trọng ngân sách quốc gia chi cho nông nghiệp được thể hiện ở Bảng 8        
Bảng 8: Tài chính quốc gia chi cho nông nghiệp năm 2007-2008
(Đơn vị: 100 triệu NDT, %)
(V)KHOA HỌC KỲ THUẬT NÔNG NGHIỆP

1. Đề xuất phương hướng và mục tiêu khoa học kỹ thuật nông nghiệp:

Kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật trung – dài hạn của Trung Quốc (2006 – 2020): “Quy hoạch phát triển khoa học nông nghiệp (2006-2010)” hướng tới nền nông nghiệp Trung Quốc được tăng cường và chủ động sáng tạo về khoa học kỹ thuật. Gắn khoa học cơ bản với thực tiễn, đi trước một bước để đạt được thành quả KHKT có tầm ảnh hưởng, xứng với tầm cỡ của một quốc gia đứng trong tốp đầu thế giới. Phấn đấu đưa tỷ lệ đóng góp của tiến bộ KHKT nông nghiệp đạt 63% trong tăng trưởng của nông nghiệp.
2. Thúc đẩy “Chương trình hành động cho phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện chương trình hành động cho phát triển KHKT nông nghiệp. Tăng cường vị thế cạnh tranh và và vai trò chủ đạo của KHKT nông nghiệp là điểm cốt lõi để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản làm mục tiêu cơ bản, thúc đẩy tiến bộ KHKT, đổi mới sáng tạo, tự chủ, mở rộng kỹ thuật, coi trọng ứng dụng kỹ thuật đơn lẻ từng hạng mục sang ứng dụng kỹ thuật tập trung; hệ thống bồi dưỡng nông dân chuyển biến từ số lượng sang chất lượng.
Triển khai KHKT nông nghiệp trọng điểm tới tận hộ nông dân, bồi dưỡng KHKT cho nông dân có tư duy mới, sáng tạo mới về KHKT nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, đẩy mạnh công nghệ thông tin trong nông nghiệp
3. Thực hiện “ Khoa học kỹ thuật nông nghiệp vượt mức kế hoạch”
Theo nguyên tắc “hoàn thiện hệ thống kỹ thuật, tạo nên thương hiệu KHKT, thúc đẩy tăng thu nhập của nông dân, nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Xoay quanh nhiệm vụ an toàn lương thực, an toàn sinh thái và tăng thu nhập cho nông dân, chọn lựa các nghiên cứu ứng dụng có triển vọng tốt, thúc đẩy KHKT thực tiễn, triển khai kỹ thuật đã được kiểm định tốt trong thực nghiệm, tổ chức sản xuất thử nghiệm, đẩy nhanh tốc độ áp dụng thành quả KHKT nông nghiệp.

4. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu phát triển KHKT nông nghiệp
(1) Xây dựng các trung tâm và chi nhánh trung tâm về cải tạo cây trồng nông nghiệp.
(2) Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật mở rộng quy mô nhân giống nguyên chủng của cây trồng nông nghiệp.
(3) Xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm Bộ Nông nghiệp.
(4) Xây dựng các trung tâm sáng tạo mới về kỹ thuật khu vực.
5. Nhập nội những kỹ thuật KHKT nông nghiệp tiên tiến của quốc tế
6. Triển khai khai thác nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp

(1) Kỹ thuật ngành trồng trọt
(2) Kỹ thuật ngành nuôi trồng
(3) Kỹ thuật bảo vệ thực vật
(4) kỹ thuật y học động vật
(5) Kỹ thuật cơ khí nông nghiệp
(6)Kỹ thuật thông tin nông nghiệp
(7)Kỹ thuật sinh vật nông nghiệp
(8) Kỹ thuật quản lý kinh doanh nông nghiệp
(9)Kỹ thuật sản phẩm không độc hại
(10) Kỹ thuật khác
7. Thực hiện hành động kiểm tra đất và bón phân
8. Xây dựng khu vườn nông nghiệp hiện đại
Khu nông nghiệp hiện đại là nơi tập trung kỹ thuật có đặc điểm và nội dung chủ yếu là để khai thác KHKT, mẫu điển hình, và nhân rộng để thúc đẩy sự điều chỉnh cơ cấu khu vực nông nghiệp và phát triển sản xuất.
Các khu vườn nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc được xây dựng vào đầu năm 90 của thế kỷ 20. Hiện nay trên toàn quốc đều có các khu vườn nông nghiệp hiện đại. Đây là nơi triển lãm nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc. Vườn trưng bày giống, kỹ thuật, tin tức nông nghiệp hiện đại, cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn kiểu sinh thái, máy ấp trứng là những thành quả KHKT nông nghiệp chuyển hóa theo hướng đi của Trung Quốc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn và thu nhập của nông dân.
Theo yêu cầu công tác “liên kết trên dưới hướng tới hộ nông dân ở nông thôn”. Khi triển khai KHKT đi vào hộ cần chú trọng: 4 loại cây trồng, lợn, bò sữa, nông thôn, nghề cá. Toàn quốc chọn huyện làm hình mẫu, mở rộng giới thiệu giống chủ đạo, giới thiệu kỹ thuật, bồi dưỡng KHKT cho hộ hình mẫu.

9. Triển khai KHKT nông nghiệp tới tận hộ nông dân
10. Quản lý an toàn sinh vật chuyển gen
(1) Kiện toàn quy định quản lý và quy phạm kỹ thuật
Điều lệ quản lý an toàn sinh vật chuyển gen, Biện pháp xem xét phê duyệt gia công sinh vật chuyển gen nông nghiệp
(2 Tăng cường nghiên cứu chiến lược phát triển vĩ mô
(3) Thúc đẩy việc đánh giá an toàn của sinh học, vật chuyển cấy gen
(4) Tăng cường xây dựng hệ thống bảo hộ kỹ thuật
(5) Triển khai bồi dưỡng tuyên truyền pháp chế và chuyển giao kỹ thuật     
11. Tăng cường công tác quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp, thực hiện pháp chế bảo hộ quyền tác giả về giống, bảo hộ giống cây trồng mới

12. Tăng cường phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Nhân rộng mô hình lúa siêu chủng, phát triển kỹ thuật trồng trọt, nhân rộng mô hình kỹ thuật trọng điểm với các nông sản phẩm ưu thế.
13. Triển khai tập huấn đào tạo nông nghiệp

(1) “Tập huấn KHKT cho thanh niên nông dân bước qua thế kỷ”
(2) “Kế hoạch tập huấn (bồi dưỡng) nhân tài nông nghiệp phía tây”
(3) “Bồi dưỡng, đào tạo cấp giấy nhận “xanh”
(4) “Công trình ánh sáng mặt trời”
(5) Bồi dưỡng KHKT cho nông dân kiểu mới
(6)Phát huy khả năng nghiên cứu khoa học của nông dân
(7) Nhà sách KHKT của nông dân
VI. THƯƠNG MẠI HÓA NÔNG NGHIỆP
  Sản nghiệp hoá nông nghiệp lấy thị trường làm huớng chỉ đạo, lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm, lấy sản xuất làm chủ đạo, sản phẩm làm trọng tâm, tối ưu hoá tổ hợp các yếu tố đầu vào theo các khu vực chuyên môn hóa, xây dựng quy mô hoá gia công hàng loạt hoá, phục vụ xã hội hoá, quản lý xí nghiệp hoá, hình thành phuơng thức kinh doanh hiện đại hoá và hình thức sản nghiệp của các hệ thống kinh doanh nhất thể hoá. Nuôi trồng – Gia công, sản xuất - cung ứng - tiêu thụ, mậu dịch – công nghiệp - nông nghiệp, công – nông - thuơng; nông – khoa học – giáo dục
THƯƠNG MẠI HÓA NÔNG NGHIỆP
1. Tăng cuờng năng lực doanh nghiệp đầu đàn
2. Đẩy nhanh phát triển tổ chức dịch vụ
3. Nâng cao năng lực sản xuất tổng hợp của cơ sở
4. Từng buớc hoàn chỉnh phuơng thức liên kết lợi ích

VII. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản
1. Từng bước tối ưu hoá cơ cấu công nghiệp chế biến nông sản
2. Dần dần cơ cấu khu vực chế biến nông sản phẩm hợp lý hơn

 

VIII. Thủy lợi hóa nông nghiệp đã thu được những thành tích đáng kể
1. Xác định quy hoạch phát triển
Mấy năm gần đây, Nhà nuớc đã ban hành nhiều tài liệu quy hoạch với nhiều hạng mục.
“ Quy hoạch tưới tiêu tiết kiệm nuớc cho toàn quốc” - - Quy hoạch 115 “ Cải tạo tiết kiệm nuớc với việc phối hợp xây dựng khu tưới tiêu quy mô lớn toàn quốc”
“ Quy hoạch công trình thuỷ lợi đồng ruộng quy mô nhỏ toàn quốc”.
=>Đã trở thành trọng điểm về phát triển thuỷ lợi nông nghiệp của Trung Quốc
2. Thuỷ lợi kiểu nhỏ “Nhà nuớc và nhân dân cùng làm”
3. Thực hiện tưới tiêu tiết kiệm nước
1、 Phát triển công tác khí tuợng
(1) Triển khai phục vụ khí tuợng quan trọng
   (2) Thực hiện xây dựng hệ thống ứng cấp khí tuợng
  (3) Làm vững mạnh hơn đối với công tác biến đổi khí hậu, thực hiện việc mở rộng sử dụng tài nguyên khí tuợng
  (4) Xây dựng hệ thống quan trắc tổng hợp
2、 Công trình vệ sinh nông thôn
IX. Từng bước tối ưu hóa môi trường sinh thái nông nghiệp
3. Kiểm dịch
(1) Tăng cường quản lý cung ứng
(2) Thực hiện hành động trừ hại diệt hại của “10 tỉnh 100 huyện”
(3) Nâng cao năng lực cảnh báo, quan trắc giám sát
(4) Triển khai rộng rãi phòng trừ tuyên truyền bồi duỡng tập huấn
      
IX. Từng bước tối ưu hóa môi trường sinh thái nông nghiệp
(1) Quy định về quản lý bảo vệ tài nguyên cây hoang dại
(2) Triển khai điều tra tài nguyên thực vật hoang dại
(3) Triển khai bảo tồn và giám định tài nguyên thực vật hoang dại quan trọng
(4) Đẩy mạnh xây dựng điểm bảo vệ tài nguyên thực vật hoang và chức năng quản lý
4. Bảo tồn giống cây hoang dại
5. Bảo vệ nguồn đất nông nghiệp và kiểm soát chất luợng đất canh tác
(1) Nghiêm cấm việc lấn chiếm sử dụng diện tích đất nông nghiệp.
(2) Tiến hành điều tra đất canh tác và đánh giá chất luợng đất
(3) Canh tác đảm bảo “ruộng đất màu mỡ”
6. Thực hiện canh tác bền vững

7. Cải tạo nguồn nước - đất
(1) Sửa “ Pháp lệnh về cải tạo nuớc - đất”
(2) Giám sát và tăng cường công tác cải tạo nguồn trì nước - đất
(3) Triển khai quản lý tổng hợp cải tạo nuớc - đất. Chủ yếu triển khai ở khu vực thuợng lưu và trung lưu sông Hoàng Hà, Truờng Giang
(4) Thúc đẩy công tác cải tạo hệ sinh thái và cải thiện nguồn nuớc - đất
(5) Tăng cuờng mạng luới quan trắc giám sát và xây dựng hệ thống thông tin. Triển khai đối với công trình trọng điểm, hạng mục trọng điểm và khu vực trọng điểm
8. Bảo vệ và xây dựng thảo nguyên

10. Công trình giảm tác động của chăn nuôi tới đồng cỏ

11. Tài nguyên thủy sản và bảo vệ môi trường
12. Xây dựng khu bảo tồn tự nhiên
VII. Tăng cường thông tin hóa nông nghiệp
1. Hệ thống “Kim Nông”
2. Phục vụ thông tin tổng hợp nông nghiệp “ Tam đoạn hợp nhất”
Bộ Nông nghiệp trong phạm vi cả nước triển khai hạng mục xây dựng nền phục vụ thông tin tổng hợp nông nghiệp: telephone, tivi và vi tính. Phục vụ thông tin sản xuất nông nghiệp của “Tam nông”, cách làm chủ yếu sau:
(1) Thống nhất quy phạm tiêu chuẩn, thúc đẩy chia sẻ tài nguyên thông tin.
(2) Xây dựng đội ngũ làm việc, nâng cao phạm vi phục vụ.
(3) Triển khai kênh thông tin hiện có, mở rộng diện phủ sóng
(4) Đổi mới hình thức phục vụ thông tin, nâng cao tỷ lệ hộ tiếp cận thông tin.
(5) Thông qua lực lượng xã hội, thúc đẩy xây dựng thông tin
VIII. Cơ giới hóa
1. Không ngừng tăng số lượng trang thiết bị máy móc nông nghiệp.
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng máy nông nghiệp.
3. Tổ chức khai thác, sử dụng máy nông nghiệp theo hướng xã hội hóa phục vụ.
4. Tăng cường việc quản lý giám sát chất lượng máy nông nghiệp và quản lý đảm bảo an toàn lao động.
IX. Tiêu chuẩn hóa nông sản
1. Đề nghị hệ thống tiêu chuẩn hóa nông nghiệp
(1). Xây dựng quy tắc pháp chế kiện toàn, đẩy mạnh quản lý theo pháp luật.
(2). Xác định 1 loạt tiêu chuẩn trọng điểm, tăng cường bảo đảm nhu cầu.
(3). Quản lý rủi ro, tăng cường KHKT.
(4). Tham gia hoạt động quốc tế hóa về tiêu chuẩn
2. Nông sản phẩm vô hại chung, thực phẩm xanh và chứng chỉ nông sản phẩm hữu cơ.
3. Mở rộng sự quản lý và giám sát.
4. Xây dựng huyện (nông trường) kiểu mẫu tiêu chuẩn hóa nông nghiệp cấp quốc gia
X. Xã hội hóa hệ thống phục vụ nông nghiệp
Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng cơ cấu phục vụ công cộng như gửi và tổ chức kinh tế hợp tác làm cơ sở, xí nghiệp đầu đàn làm nòng cốt, các lực lượng xã hội khác thì bổ sung, cung cấp nhiều kiểu phục vụ kinh doanh sản xuất như sự kết hợp giữa phục vụ công ích với phục vụ kinh doanh, hệ thống phục vụ xã hội hóa nông nghiệp kiểu mới, điều hòa giữa phục vụ chuyên ngành và phục vụ tổng hợp, ủng hộ hợp tác xã cung tiêu, công ty phục vụ chuyên nghiệp, hiệp hội hành nghề, người môi giới nông dân, xí nghiệp đầu đàn .v.v.
XI. Thúc đẩy hiện đại hóa quản lý nông nghiệp
1. Đi sâu hơn cải cách thể chế quản lý hành chính nông nghiệp.
2. Từng bước cải cách đơn vị sự nghiệp.
3. Thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các tổ chức cấp xã
XII. Xã hội hóa kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa
Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển theo hướng đa dạng hóa, không chỉ là chức năng cung cấp sản phẩm nông nghiệp, nghỉ ngơi du lịch .v.v. mà còn có chức năng xã hội, chức năng văn hóa, bảo tồn văn minh truyền thống, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an toàn thực phẩm

II. LOẠI HÌNH CHỦ YẾU CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC
  Con đường chủ yếu của phát triển nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc là thâm canh hóa, không ngừng nâng cao tỷ lệ sử dụng kỹ thuật, vật tư tài chính, đất đai trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nâng cao việc cung cấp nông sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu trong và ngoài nước.
Hiện nay, mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc là mô hình hướng ngoại, mô hình mở rộng nông nghiệp hiện đại của xí nghiệp đầu đàn dẫn đầu, mô hình KHKT nông nghiệp
 1. Nông nghiệp sinh thái
  Nông nghiệp sinh thái là một hệ thống phức hợp kinh tế sinh thái nông nghiệp, mang lại thống sinh thái nông nghiệp tổng hợp, cùng với hệ thống kinh tế nông nghiệp để thu được hiệu quả kinh tế sinh thái lớn nhất. Trọng tâm của nó dựa trên nguyên tắc là kinh tế nông nghiệp phát triển hài hòa với môi trường, thực hiện mục tiêu đa dạng hóa, phức hợp của sự phát triển bền vững và chất lượng cao, hiệu quả cao và năng suất cao, thực hiện được sự hài hòa giữa kinh tế, sinh thái và xã hội.
Ở Trung Quốc nông nghiệp sinh thái xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Trải qua hơn 30 năm phát triển trở thành phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững – không những bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho nông dân, có tác dụng to lớn, phát huy được nhiều mặt trong phát triển kinh tế nông thôn. Mặt khác nâng cao được chất lượng nông sản phẩm, thúc tiến xuất khẩu nông sản phẩm, cũng thể hiện rõ sức sống to lớn của nó
2. Nông nghiệp hữu cơ
  Ở Trung Quốc, nông nghiệp hữu cơ bắt đầu từ năm 90 thế kỷ trước. Thời kỳ trước, chủ yếu là do nhu cầu của mậu dịch xuất khẩu nông sản phẩm hữu cơ. Mấy năm gần đây, đã có sự phát triển nhanh chóng của thị trường nông sản phẩm hữu cơ trong nước. Năm 2006, diện tích nông nghiệp có chứng nhận hữu cơ của Trung Quốc đạt 230 vạn km2, nhảy lên vị trí thứ 2 của thế giới. Ngoài ra còn có hơn 200 vạn km2 diện tích cây tự nhiên cũng có chứng chỉ hữu cơ chuyển đổi vào đồng ruộng là 110 vạn km2. Năm 2008 diện tích nông nghiệp hữu cơ vượt lên 300 vạn km2.
3. Nông nghiệp đô thị
  Nông nghiệp đô thị được đề xướng ở Trung Quốc chưa đầy 10 năm, nhưng theo đó tiến bộ của kinh tế du lịch nông nghiệp đô thị mấy năm lại đây phát triển nhanh chóng như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thành đô Thâm Quyến, Quảng Châu .v.v. Thượng Hải là nơi đầu tiên đem nông nghiệp đô thị vào quy hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Về mặt thăm quan nông nghiệp, người dân thành thị, nông nghiệp trang trại... không có hiệu quả. Bắc Kinh xác định đem nông nghiệp ngoại ô Bắc Kinh xây thành nông nghiệp hiện đại, trong đó lấy việc thăm quan nghỉ ngơi là chức năng lớn nhất.
Thâm Quyến thích ứng nhu cầu xây dựng đô thị quốc tế hóa. Thăm quan nông nghiệp bước đầu đã tạo lập được thị trường.
Quảng Châu đã xuất hiện nhiều trang trại tham quan. Kinh tế trang trại đang khởi sắc
4. Tham quan nông nghiệp
 Năm 90 của thế kỷ 20 du lịch thăm quan TQ nhanh chóng phát triển ở thành phố vừa và lớn. Bây giờ đã mở rộng phát triển xuống thôn xóm. Tham quan nông nghiệp là chuyên ngành mới mở, là loại hình nông nghiệp truyền thống chuyển sang nông nghiệp hiện đại, giải quyết một số vấn đề phát triển nông nghiệp cũng có thể cung cấp nhiều cơ hội việc làm tại chỗ, giải quyết được lao động dôi dư và vấn đề thất nghiệp, còn có thể dẫn dắt nông thôn phát triển giáo dục, vệ sinh và giao thông, thay đổi được bộ mặt nông thôn trở thành một trong những động lực quan trọng tăng thu nhập cho nông dân.
Tỉnh Giang Tô có thêm 560 điểm cảnh quan nông nghiệp được thăm quan năm 2008, trong đó có 70 điểm mẫu du lịch nông nghiệp cấp quốc gia, đứng ở tốp đầu toàn quốc, cả năm tiếp trên 2400 vạn lượt du khách, thu nhập trên 4,5 tỷ NDT
5. Nông nghiệp số
  Nông nghiệp số là đem kỹ thuật mới, cao như cảm giác từ xa, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống định vị toàn cầu, kỹ thuật máy vi tính, thông tấn và kỹ thuật mạng, kỹ thuật tự động hóa…kết hợp hữu cơ với môn khoa học cơ sở như địa lý học, nông học, sinh thái học, sinh lý thực vật học, thổ nhưỡng học…thực hiện trong quá trình sản xuất nông nghiệp đối với cây trồng nông nghiệp, quan tâm theo dõi giám sát khi thực thi với thổ nhưỡng từ vĩ mô đến vi mô. Để thực hiện đối với sinh trưởng của cây trồng nông nghiệp, tình hình phát dục, sâu bệnh hại, tình hình phân bón, tưới tiêu và môi trường tương ứng. Tiến hành thu thập thông tin, đăng ký hệ thống thôn tin trung gian, đối với hiện tượng, quá trình trong sản xuất nông nghiệp tiến hành mô hình đạt tới mục đích là hợp lý sử dụng tài nguyên nông nghiệp, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái, cung cấp nông sản phẩm có chất lượng.
5. Nông nghiệp số
Nông nghiệp số của TQ chậm hơn so với nước ngoài. Bắt đầu ở thời gian “75” (1986 – 1990). Nông nghiệp số của TQ phát triển có tính khoa học, đặc biệt là tính hiệu quả sử dụng tài nguyên, tính chuẩn xác xử lý thông tin. Nông nghiệp số ở TQ đã có cơ sở nhất định. Tương lai, phương hướng phát triển nông nghiệp sở ở TQ là: xây dựng mô hình nông nghiệp chuẩn xác, làm cho nông nghiệp số phát triển thông minh hơn, xác định tiêu chuẩn, quy phạm thống nhất, tăng cường liên kết trong nông nghiệp, nâng cao năng lực quản lý lưu chuyển nông sản phẩm, năng lực giám sát và theo dõi chất lượng.
6. Nông nghiệp chính xác
  Nông nghiệp chính xác của TQ đang ở giai đoạn nghiên cứu thăm dò, CP rất coi trọng công tác này. Trọng điểm KHKT của thời kỳ “15” của Nhà nước sẽ phát triển kỹ thuật nông nghiệp chính xác. Nâng cao mức độ sản xuất nông nghiệp là trọng điểm của kế hoạch 863 của Nhà nước. Toàn quốc có 20 tỉnh thành triển khai công trình mẫu về “thông minh hóa ứng dụng thông tin nông nghiệp”. Hiện nay TQ đã có nghiên cứu nông nghiệp chính xác chuyên thí nghiệm, định vị GPS, bộ cảm biến sản lượng hạ ngũ cốc, thí nghiệm kiểm tra nước của đất và nghiên cứu phân cấp bức tranh hoa quả….
7. Nông nghiệp nguồn năng lượng
Mở rộng sử dụng nguồn năng lượng sinh học kéo theo sự phát triển nông nghiệp nguồn năng lượng có ảnh hưởng nhất định đến kinh tế, xã hội TQ. Chính phủ TQ và những bộ phận hữu quan rất coi trọng sử dụng nguồn năng lượng sinh học trong 4 kế hoạch 5 năm liên tục đều đem hạng mục nguồn năng lượng sinh học là hạng mục KHKT trọng điểm.
8. Nông nghiệp năng lượng
Mở rộng sử dụng nguồn năng lượng sinh học nhờ sự phát triển nông nghiệp. Nguồn năng lượng có ảnh hưởng nhất định đến kinh tế, xã hội TQ. Chính phủ TQ và những bộ phận hữu quan rất coi trọng sử dụng nguồn năng lượng sinh học. Trong 4 kế hoạch 5 năm liên tục đều lấy hạng mục nguồn năng lượng sinh học là hạng mục KHKT trọng điểm.
Năm 2006 bắt đầu thực hiện “Phương pháp tái sinh nguồn năng lượng” trong pháp luật đã xác định rõ ràng vị trí của năng lượng tái sinh trong năng lượng hiện đại và đã cho ra một số chính sách ưu đãi cụ thể
  Chính phủ TQ đã khởi động kế hoạch cải thiện cây trồng có khả năng cung cấp năng lượng. Theo kế hoạch, cây trồng năng lượng chia ra bốn loại:
Loại 1: là những cây 1 năm hay nhiều năm, mục đích là chế tạo ra cồn như ngô, mía, cao lương ngọt, khoai lang, sắn….
Loại 2: là những cây sản xuất ra dầu nhiên liệu (dầu diezel sinh học, chất nhóm hidrocacbon ), như rau cải dầu, cây lục ngọc, liên mộc….
Loại 3: là cây nhiên liệu
Loại 4: là nhóm tảo hoặc cây khác lên men
III. NHỮNG HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆP ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC
Khu vực phát triển nông nghiệp hiện đại không cân bằng
Sức cạnh tranh của xí nghiệp nông nghiệp đầu đàn không đủ
Tố chất của nông dân tương đối thấp, năng lực phát triển bản thân tương đối yếu
Trình độ tổ chức hóa kinh doanh của nông hộ thấp
Xây dựng thiết bị cơ sở nông nghiệp lạc hậu
Dây chuyền từ sản xuất – chế biến- tiêu thụ nông sản phẩm kém
Thể chế kinh doanh nông nghiệp chưa hoàn thiện
IV. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI CỦA TRUNG QUỐC
IV. Biện pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại Trung Quốc
 Xây dựng nông nghiệp hiện đại cần nắm rõ những việc trọng điểm sau đây:
Khuyến khích đầu tư vào xây dựng nông nghiệp hiện đại.
Hội nghị công tác nông thôn TQ xác định: đề ra nguyên tắc “ba cái tiếp tục cao hơn”: tài chính, chi cho đầu tư và tiếp tục tăng cao hơn năm trước, đầu tư tài sản cố định cho nông thôn của Nhà nước phải tiếp tục cao hơn năm trước, thu nhập chuyển nhượng về đất đai cho xây dựng nông thôn tăng cao hơn năm trước, bộ phận tài chính phải kiên trì giúp đỡ, ủng hộ giải quyết vấn đề “tam nông”. Trọng điểm của công tác tài chính góp phần xúc tiến xây dựng nông nghiệp hiện đại.
1. Phương pháp làm
1. Mở rộng đầu tư cho “tam nông”
2. Kiện toàn chế độ phụ cấp cho nông nghiệp
3. Xây dựng cơ chế phòng ngừa rủi ro nông nghiệp
4. Khuyến khích người dân và lực lượng xã hội đầu tư vào nông nghiệp hiện đại
2. Coi trọng hơn nữa sản xuất lương thực
“Dân lấy ăn là trời, ăn lấy lương thực làm nguồn”. Duy trì tốt lĩnh vực của nông dân trồng cây lương thực và chính phủ địa phương năm tính tích cực sản xuất lương thực là sách lược cơ bản bảo đảm an toàn lương thực quốc gia.
Là nội dung quan trọng và cơ sở quan trọng của phát triển nông nghiệp hiện đại TQ
3. ĐẨY NHANH CƠ CẤU HỆ THỐNG SẢN NGHIỆP CỦA NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI
  Nắm chắc xây dựng 3 hệ thống lớn”
Một là, hệ thống sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sản xuất lương thực phát triển ổn định, đẩy nhanh phát triển các sản nghiệp bông vải, dầu nguyên liệu, chăn nuôi thủy sản, rau quả… bảo đảm an toàn lương thực quốc gia và cung cấp nông sản phẩm chủ yếu.
Hai là, hệ thống sản xuất đa chức năng, đồng thời với việc nông nghiệp cung cấp thực phẩm và và ngyên liệu chức năng, đẩy nhanh việc cải thiện và bảo vệ sinh thái, tham quan nghỉ ngơi, tuyên truyền văn hóa, nguồn năng lượng sinh học… Có liên quan mật thiết với nông nghiệp tuần hoàn, sản xuất đặc biệt, 2 – 3 sản xuất nông thôn, sản xuất nguồn năng lượng sinh học, ngành du lịch thôn xóm… phát huy đầy đủ đa chức năng của nông nghiệp, tăng thêm hiệu quả xã hội về kinh tế.
Ba là, hệ thống sản xuất hỗ trợ nông nghiệp hiện đại, đẩy nhanh phát triển khoa học kỹ thuật, xã hội hóa dịch vụ , chế biến nông sản phẩm, lưu thông thị trường, tư vấn thông tin… Nâng cao mức độ hiện đại hóa nông nghiệp và năng lực chống rủi ro của nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, duy trì, tiếp tục năng lực phát hiện.

4. Tập trung cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nông nghiệp hiện đại
1、Tăng cường công tác xây dựng thủy lợi ruộng đồng
2、Nâng cao chất lượng làm đất
3、Đẩy nhanh phát triển nguồn năng lượng làm sạch nông thôn
4、Phát hiện công nghiệp phục vụ nông nghiệp mới
5、Nâng cao năng lực phát triển bền vững của nông nghiệp
5. Phát triển không ngừng đội ngũ nhân tài và KHKT cho nông nghiệp hiện đại
Tăng cường xây dựng hệ thống sáng tạo mới KHKT nông nghiệp
Thúc đẩy các hộ nông dân áp dụng tiến bọ KHKT nông nghiệp
Đẩy mạnh hơn nữa kỹ thuật nông nghiệp tiết kiệm tài nguyên
Tích cực phát triển cơ giới hóa nông nghiệp
Đẩy nhanh xây dựng thông tin hóa nông nghiệp
Bồi dưỡng những người dân kiểu mới
6. Tăng cường hơn nữa hệ thống thị trường cho nông nghiệp hiện đại
 Đi sâu cải cách thể chế lưu thông nông thôn, đẩy nhanh xây dựng thị trường nông thôn khang trang, có trật tự, thống nhất mở cửa.
Nâng cao toàn diện hiệu suất lưu thông thị trường nông sản phẩm, không ngừng thích nghi với nhu cầu phát triển của nông nghiệp hiện đại

Tương lai phát triển của nông nghiệp
Trung Quốc
Dùng KHKT hiện đại cải tạo nông nghiệp, dùng hệ thống sản xuất hiện đại để phát đưa nông nghiệp tiến lên.
Dùng hình thức kinh doanh hiện đại để thúc đẩy nông nghiệp
Dùng quan niệm phát triển hiện đại để lãnh đạo nông nghiệp
DÙng bồi dưỡng nông dân mới để phát triển nông nghiệp
Nâng cao thủy lợi hóa nông nghiệp, cơ giới hóa với mức độ thông tin hóa
Nâng cao tỷ lệ sinh lợi của đất đai và năng suất lao động nông nghiệp tù đó nâng cao được tố chất, hiệu suất và sức cạnh tranh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)