GD HN: Nội hàm văn hóa du lịch
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
87
Chia sẻ tài liệu: GD HN: Nội hàm văn hóa du lịch thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Về nội hàm Văn hoá du lịch
( Nguồn: http://huc.edu.vn/chi-tiet/1223/.html ).
1. Quan hệ giữa văn hoá và du lịch
Nhiều năm qua ở nước ta, có một bài học, một kinh nghiệm hết sức thuyết phục là văn hoá trong du lịch ở nước ta vừa như là mục tiêu mang tính định hướng, vừa như là một quan điểm khẳng định rằng, văn hoá là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch Việt Nam, tạo nên tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn nhất của các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.
Du lịch là một hoạt động thực tiễn xã hội của con người, nó được hình thành nhờ sự kết hợp hữu cơ giữa 3 yếu tố người du lịch, tài nguyên du lịch và môi giới du lịch. Người du lịch là chủ thể du lịch, tài nguyên du lịch là khách thể du lịch, ngành du lịch là môi giới cung cấp sự phục vụ cho người du lịch. Xét theo phạm trù văn hoá xã hội, du lịch là một hoạt động văn hoá cao cấp của con người. Bởi văn hoá là mục đích mà du lịch hướng tới, là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch. Dù người đi du lịch nhằm mục đích gì (thăm thân, tìm hiểu, nghiên cứu, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng…) hoặc theo phương thức nào (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không…) thì mục đích cuối cùng là nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân, để cảm nhận, thụ hưởng những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra ở một xứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Nói cách khác du lịch là hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ lợi ích cho họ và là hoạt động có lợi cho việc thúc đẩy phát triển trí tuệ của loài người.
Đó là nhận định mang tính tổng quát còn biểu hiện cụ thể của mối quan hệ mật thiết giữa văn hoá và du lịch được thể hiện qua các khía cạnh:
- Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu để hình thành lên hoạt động du lịch). Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu để hình thành lên hoạt động du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tượng hưởng thụ của du khách. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật thể là những sáng tạo của con người tồn tại, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, chẳng hạn những di tích lịch sử văn hoá, những mặt hàng thủ công, các công cụ trong sinh hạt, sản xuất, các món ăn dân tộc… Văn hoá phi vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp… Theo quan niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hoá vào tài nguyên nhân văn (đối lập với tài nguyên tự nhiên như biển, sông hồ, núi rừng, hang động…) cụ thể là: Các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm mang tính đặc thù dân tộc; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp; tín ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật.
Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và phát triển. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch khai thác và sử dụng. Sự khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên, việc xây dựng các khu điểm du lịch đều phản ánh trí tuệ và sức sáng tạo của loài người. Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương.
Di tích Ngọ Môn - Huế
Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá còn được biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạo đức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch. Thực chất của mối quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng (hay vai trò của văn hoá trong phát triển kinh
( Nguồn: http://huc.edu.vn/chi-tiet/1223/.html ).
1. Quan hệ giữa văn hoá và du lịch
Nhiều năm qua ở nước ta, có một bài học, một kinh nghiệm hết sức thuyết phục là văn hoá trong du lịch ở nước ta vừa như là mục tiêu mang tính định hướng, vừa như là một quan điểm khẳng định rằng, văn hoá là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch Việt Nam, tạo nên tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn nhất của các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần tạo dựng hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.
Du lịch là một hoạt động thực tiễn xã hội của con người, nó được hình thành nhờ sự kết hợp hữu cơ giữa 3 yếu tố người du lịch, tài nguyên du lịch và môi giới du lịch. Người du lịch là chủ thể du lịch, tài nguyên du lịch là khách thể du lịch, ngành du lịch là môi giới cung cấp sự phục vụ cho người du lịch. Xét theo phạm trù văn hoá xã hội, du lịch là một hoạt động văn hoá cao cấp của con người. Bởi văn hoá là mục đích mà du lịch hướng tới, là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch. Dù người đi du lịch nhằm mục đích gì (thăm thân, tìm hiểu, nghiên cứu, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng…) hoặc theo phương thức nào (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không…) thì mục đích cuối cùng là nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân, để cảm nhận, thụ hưởng những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra ở một xứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Nói cách khác du lịch là hành vi ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ lợi ích cho họ và là hoạt động có lợi cho việc thúc đẩy phát triển trí tuệ của loài người.
Đó là nhận định mang tính tổng quát còn biểu hiện cụ thể của mối quan hệ mật thiết giữa văn hoá và du lịch được thể hiện qua các khía cạnh:
- Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch (nguồn nguyên liệu để hình thành lên hoạt động du lịch). Khi nói văn hoá là nguồn nguyên liệu để hình thành lên hoạt động du lịch, tức là chúng ta nói đến vật hút / đối tượng hưởng thụ của du khách. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật thể là những sáng tạo của con người tồn tại, hiện hữu trong không gian mà có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, chẳng hạn những di tích lịch sử văn hoá, những mặt hàng thủ công, các công cụ trong sinh hạt, sản xuất, các món ăn dân tộc… Văn hoá phi vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp… Theo quan niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hoá vào tài nguyên nhân văn (đối lập với tài nguyên tự nhiên như biển, sông hồ, núi rừng, hang động…) cụ thể là: Các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm mang tính đặc thù dân tộc; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp; tín ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật.
Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và phát triển. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Giá trị của những di sản văn hoá: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch khai thác và sử dụng. Sự khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên, việc xây dựng các khu điểm du lịch đều phản ánh trí tuệ và sức sáng tạo của loài người. Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương.
Di tích Ngọ Môn - Huế
Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá còn được biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạo đức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch. Thực chất của mối quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng (hay vai trò của văn hoá trong phát triển kinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)