GD HN: Nhập môn thuế
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
74
Chia sẻ tài liệu: GD HN: Nhập môn thuế thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
NHẬP MÔN THUẾ
BÀI 1:
NHẬP MÔN THUẾ
KHÁI NIỆM - VAI TRÒ - CHỨC NĂNG CỦA THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Khái niệm - phân loại thuế với lệ phí, phí
Chức năng - vai trò của thuế
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH THUẾ TRONG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chế định thuế dưới thời phong kiến
Chế định thuế dưới thời Pháp thuộc
Chế định thuế thời kỳ sau CMT8 năm 1945 đến năm 1975
PHÂN LOẠI THUẾ
Căn cứ để phân loại thuế
Các loại thuế cơ bản áp dụng ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT LUẬT THUẾ
Tên gọi của luật thuế
Những qui định chung
Căn cứ tính thuế
Chế độ kê khai nộp thuế, thu thuế
Chế độ miển, giảm thuế
Chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ
Quá trình hình thành và phát triển bộ máy quản lý nhà nước về thuế ở Việt Nam
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế hiện nay
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm, phân biệt thuế với lệ phí, phí.
Top
1.1 Khái niệm:
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật.
Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Trong điều kiện có các giai cấp, tồn tại chế độ tư hữu cùng với phạm vi hoạt động của Nhà nước ngày càng mở rộng thì chế độ đóng góp theo phương thức tự nguyện của dân cư trong chế độ cộng sản nguyên thủy không còn phù hợp nữa. Ðể có được lượng của cải cần thiết, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước. Ban đầu những của cải vật chất này được thu nộp dưới hình thức hiện vật, dần dần thuế được chuyển sang hình thức tiền tệ. Ðồng thời với việc ấn định nghĩa vụ thu nộp của cải vật chất đối với dân cư, Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ đó bằng bộ máy cuỡng chế của Nhà nước.
Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu để thuế tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan, thuế ra đời xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không tách rời quyền lực Nhà nước.
Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành.
ở các quốc gia, do vai trò quan trọng của thuế đối với việc hình thành qũy ngân sách Nhà nước và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội nên thẩm quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các Luật thuế đều thuộc cơ quan lập pháp. Ðây là nguyên tắc sớm được ghi nhận trong pháp luật của các nước. Chẳng hạn ở nước Anh đạo Luật về dân quyền năm 1688 quy định: cấm mọi sự thu thuế để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước nếu không được Quốc hội chấp thuận. ở Pháp, Quốc hội Pháp quy định: bất cứ một khoản thuế nào nếu không được Quốc hội chấp thuận thì không được áp dụng. Hiến pháp của nước Cộng hòa Pháp năm 1791 quy định Quốc hội Pháp có quyền biểu quyết và định đoạt các Luật thuế.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế. Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho Uớy ban Thường vụ Quốc hội quy định,
BÀI 1:
NHẬP MÔN THUẾ
KHÁI NIỆM - VAI TRÒ - CHỨC NĂNG CỦA THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Khái niệm - phân loại thuế với lệ phí, phí
Chức năng - vai trò của thuế
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỊNH THUẾ TRONG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chế định thuế dưới thời phong kiến
Chế định thuế dưới thời Pháp thuộc
Chế định thuế thời kỳ sau CMT8 năm 1945 đến năm 1975
PHÂN LOẠI THUẾ
Căn cứ để phân loại thuế
Các loại thuế cơ bản áp dụng ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT LUẬT THUẾ
Tên gọi của luật thuế
Những qui định chung
Căn cứ tính thuế
Chế độ kê khai nộp thuế, thu thuế
Chế độ miển, giảm thuế
Chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ
Quá trình hình thành và phát triển bộ máy quản lý nhà nước về thuế ở Việt Nam
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế hiện nay
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm, phân biệt thuế với lệ phí, phí.
Top
1.1 Khái niệm:
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật.
Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Trong điều kiện có các giai cấp, tồn tại chế độ tư hữu cùng với phạm vi hoạt động của Nhà nước ngày càng mở rộng thì chế độ đóng góp theo phương thức tự nguyện của dân cư trong chế độ cộng sản nguyên thủy không còn phù hợp nữa. Ðể có được lượng của cải cần thiết, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước. Ban đầu những của cải vật chất này được thu nộp dưới hình thức hiện vật, dần dần thuế được chuyển sang hình thức tiền tệ. Ðồng thời với việc ấn định nghĩa vụ thu nộp của cải vật chất đối với dân cư, Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ đó bằng bộ máy cuỡng chế của Nhà nước.
Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu để thuế tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan, thuế ra đời xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không tách rời quyền lực Nhà nước.
Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành.
ở các quốc gia, do vai trò quan trọng của thuế đối với việc hình thành qũy ngân sách Nhà nước và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội nên thẩm quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các Luật thuế đều thuộc cơ quan lập pháp. Ðây là nguyên tắc sớm được ghi nhận trong pháp luật của các nước. Chẳng hạn ở nước Anh đạo Luật về dân quyền năm 1688 quy định: cấm mọi sự thu thuế để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước nếu không được Quốc hội chấp thuận. ở Pháp, Quốc hội Pháp quy định: bất cứ một khoản thuế nào nếu không được Quốc hội chấp thuận thì không được áp dụng. Hiến pháp của nước Cộng hòa Pháp năm 1791 quy định Quốc hội Pháp có quyền biểu quyết và định đoạt các Luật thuế.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế. Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho Uớy ban Thường vụ Quốc hội quy định,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)