GD HN: Nghiệp vụ sư phạm

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: GD HN: Nghiệp vụ sư phạm thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA GIÁO DỤC

Chuyên đề: Tâm lý học dạy học.
(2 tín chỉ hp)




Ths. Lê Thị Thủy
Tài liệu tham khảo:
1. TLH dạy học – Hồ Ngọc Đại- NXBGD- 1983.
2. TLH lứa tuổi và TLH sư phạm- Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn văn Thàng- NXB ĐHQGHN.
3. TLH lứa tuổi và TLH sư phạm- PGS.TSKH Nguyễn kế Hào (chủ biên); GS.TS Nguyễn Quang Uẩn- NXB ĐHSP.
4. Giáo trình TLH ĐC- Nguyễn Xuân Thức- NXBĐHSP…
Cấu trúc môn học:
Chương 1. Khái quát về TLHDH
Chương 2. Bản chất của hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập.
Chương 3. Sự lĩnh hội khái niệm
Chương 4. Sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo học tập.
Chương 5. Dạy học và sự phát triển trí tuệ.
Chương 1. Khái quát về TLH dạy học.
Kiểm tra đầu vào:
- Nhắc lại khái niệm TLH
- Nêu cấu trúc hoạt động của A.N.Lêonchiev



1. Định nghĩa, đối tượng của TLHDH


1.1. Định nghĩa:
TLHDH là một chuyên ngành của khoa học Tâm lý, nghiên cứu bản chất, quy luật cuả hđ giảng dạy và hđ học tập và mối quan hệ giữa chúng, giúp cho người dạy, người học tổ chức 2 hđ này một cách hiệu quả nhằm đạt được mục đích của dạy học.
Vd: TLH DH nghiên cứu bản chất của hoạt động dạy, hoạt động học…
1.2. Đối tượng của TLH DH
- Chủ thể của TLHDH là con người
- Đối tượng của TLH DH:
+ Sự lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học…
+ Ngiên cứu quá trình học tập trong những hình thức khác nhau của nó…
Cụ thể: sự giác ngộ mục đích học tập của hs, thể hiện trong nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập; vốn kinh nghiệm, tri thức và trình độ phát triển trí tuệ, trình độ phát triển những kỹ năng học tập đã và đang hình thành ở HS
3. Mối quan hệ của TLHDH với các KH và chuyên ngành KH khác.

TLHDH với triết học
TLHDH với SLHTK
TLHDH với TLH ĐC
TLHDH với LLDH và LLGD
4. Sơ lược về lịch sử hình thành TLHDH
5. Vai trò của TLH DH.
(SV tự nghiên cứu)
6. Giới thiệu về một số lý thuyết về TLHDH.
6.1. Thuyết liên tưởng
* Quan điểm của lý thuyết:
Các sv, ht có liên quan chặt chẽ với nhau trong không gian, thời gian.
Sự nhớ lại một sv, ht nào đó thường dẫn đến nhớ lại sv, ht khác gọi là liên tưởng
Do vậy dạy học phải dựa vào các liên tưởng
Các loại liên tưởng trong day học.
* Liên tưởng khu vực:
Loại này tương đối cô lập chưa có mối liên hệ qua lại với nhau, chỉ có những kiến thức riêng lẻ.
Vd: Thủ đô VN là HN, dân số thế giới là 5,7 tỷ người, book là quyển sách…
* Liên tưởng biệt hệ:
Đã có mối liên hệ giữa các liên tưởng, song các liên tưởng đó đóng khung trong một phạm vi hẹp, chẳng hạn kiến thức trong một chương, một phần của một tài liệu nào đó
Vd: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng trong chương hoạt động nhận thức…
* Liên tưởng nội hệ:
Chỉ các mối liên tưởng trong một khoa học hay một ngành nghề, chúng có mối liên hệ riêng, có tác dụng lớn trong việc hình thành kiến thức khái niệm, phạm trù trong một khoa học nhất định.
Vd: Những kiến thức trong TLH: Hoạt động- nhân cách; sự hình thành nhân cách, các giai đoạn phát triển tâm lý…
* Liên tưởng liên môn
Là kiến thức có cơ sở liên tưởng liên quan giữa các ngành khoa học. Loại này cần để hoàn chỉnh một học vấn chuyên môn, một trình độ uyên thâm, là loại liên tưởng cần được hình thành cuối cùng.
Vd: Khái niệm phản ánh được xem xét dưới các quan điểm khác nhau: triết học, TLH….
* Nhận xét thuyết liên tưởng:
- Ưu: phân loại được các liên tưởng hình thành trong ý thức, trong vốn hiểu biết. Thấy được mối liên quan giữa các liên tưởng.
- Hạn chế: chưa vạch ra được các cơ chế, giai đoạn hình thành liên tưởng. Không đánh giá đúng mức vai trò của chủ thể trong sự hình thành các liên tưởng.
6.2. Thuyết hành vi.
Sự ra đời và quan điểm của LT
Hành vi: Behaviour
TLH HV không mô tả giảng gải các trạng thái ý thức mà chỉ muốn nghiên cứu những ứng xử hay hành vi có thể đứng ngoài quan sát như bất kỳ một hiện tượng thiên nhiên nào.
- HV là tổng số các cử động bên ngoài, được nảy sinh để đáp lại một kích thích nào đó, theo cơ chế KT- Phản ứng
Công thức: S->R (KT- Phản ứng)
- Thí nghiệm điều kiện hóa của J.Watson, E.L.Thorndike, Skiner
S->R->P
- Điều kiện hóa trong thuyết hành vi đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, giáo dục, kể cả hình thành nhân cách
* Nhận xét:
Đóng góp
- Xác định được một phạm trù cơ bản trong nghiên cứu TL.
- Đã tìm ra cơ chế, cấu trúc của sự lĩnh hội, trong đó xác định rõ vai trò, chức năng kích thích
Hạn chế
Vấn đề TL chưa được đề cập thỏa đáng, nhất là trong lĩnh vực học tập như:
- Không đề cập đúng mức hđ tự giác của con người
- Phủ nhận sự gia công trí tuệ của chủ thể nhận thức
6.3. Thuyết hoạt động.
Sự ra đời và quan điểm của lý thuyết.
Đ.nghĩa HĐ, Theo AN.Leonchiev:
Là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, bao gồm quá trình khách thể hóa(chuyển năng lực của con người vào sản phẩm hoạt động), quá trình chủ thể hóa khách thể (nghĩa là trong quá trình đó con người phản ánh vật thể chuyển thành tâm lý, ý thức năng lực… của mình)
* Đặc điểm của Hđ:
Hđ bao giờ cũng là Hđ có đối tượng
Hđ bao giờ cũng do chủ thể tiến hành
Hđ vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
Hđ bao giờ cũng có mục đích nhất định, mục đích thường là tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với việc nhu cầu của chủ thể.
.










Hoạt động
Hành động
Thao tác
Phương tiện
Mục đích
Động cơ
Về mặt chủ quan của chủ thể
Về mặt đối tượng của hoạt động
Sản phẩm
Cấu trúc chung của hoạt động theo A.N.Lêonchev
b. Phương pháp tiếp cận Hđ và vận dụng vào DH
- KN: PP tiếp cận Hđ là vận dụng lý thyết Hđ vào nghiên cứu, lý giải sự hình thành, phát triển TL người
Nguyên tắc PP tiếp cận Hđ:
+ TL cũng như yt được nảy sinh, hình thành và phát triển bởi hoạt động.
+ Nguyên tắc thống nhất giữa yt và Hđ
+ Tất cả các QT TL, chức năng TL kể cả YT, NC phải được nghiên cứu trong cấu trúc của hoạt động.
Theo lý thuyết hoạt động, cuộc đời con người là một dòng Hđ, trong đó có Hđ dạy và học.
-> cả 2 Hđ dạy và học đều thực hiện cơ chế di sản xã hội. Hay 2 Hđ này gắn bó với nhau
Vậy vận dụng PP tiếp cận Hđ vào dạy học phải làm sao để cả trò lẫn thầy cùng phải thực sự trở thành chủ thể Hđ. Cùng hiểu được mục đích của DH: hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ.
Chương 2. Bản chất của hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập.
1. Bản chất của hoạt động dạy.
1.1. Khái niệm về hoạt động dạy.
Hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền VHXH, tạo ra sự phát triển TL, hình thành nhân cách của chúng.
1.2. Mục đích của hoạt động dạy.
Giúp trẻ lĩnh hội nền VHXH, phát triển TL, hình thành NC
Cụ thể: - Sự lớn lên của trẻ diễn ra đồng thời với quá trình xã hội hóa. Trong quá trình đó, một mặt trẻ nhập vào các quan hệ XH, mặt khác lĩnh hội nền VHXH, biến năng lực của loài người thành năng lực của bản thân, tạo ra những cơ sở trọng yếu hình thành nhân cách của bản thân.
- Sự giúp đỡ của người lớn để trẻ lĩnh hội nền VHXH, thúc đẩy sự phát triển TL, tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cách của trẻ là mục đích của hoạt động dạy.
1.3. Những việc làm của GV trong hoạt động dạy.
- Đưa ra mục đích, yêu cầu…VD?
- Cung cấp phương tiện, điều kiện cho hs thực hiện hành động, vd?
- Vạch ra trình tự thực hiện các hành động, các thao tác và những quy định…, vd?
- Chỉ dẫn học sinh làm theo quy trình, quy phạm; đồng thời theo dõi, giúp đỡ học sinh…vd?
- Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá...vd?
Phương pháp dạy học:
Theo L.X.Vưgotxki, xét về bản chất của PP dạy học có 2 kiểu dh ứng với 2 kiểu định hướng sau:
- DH hướng vào vùng phát triển hiện có.
DH hướng vào vùng phát triển gần nhất
TL: Hoạt động dạy của gv được cấu thành bởi 3 yếu tố chính: nội dung; phương pháp; tổ chức…
Sơ đồ cấu trúc vĩ mô và quy trình giảng dạy ( theo 3 tác giả: n.Ph Tađưina; A.N.Lêonchiev; NHL)
Chủ thể Hđ giảng dạy (GV) Khách thể Hđ giảng dạy(sv,hs,..)
Hđ giảng dạy Động cơ g.dạy (Mđ khái quát)

Các hành động g.dạy Các mục đích g.dạy
1.Đ.hướng (TH nêu vđ) 1. Biến cái chưa biết-> cần tìm
2. Kiểm tra đầu vào 2. Tìm cái đã biết, liên quan
3. Thực hiện( giải quyết vđ) 3. Từ cái đã biết -> cái cần tìm
4. Kiểm tra đàu ra 4. giúpHS hình thành KN, thái độ

Các thao tác Các phương tiện, điều kiện học

Kết quả
Kết quả phía chủ thể gv: Kết quả khách thể hs
-Nâng cao năng lực sáng tạo nghề - Hình thành k.thức,p.triển TD
Và lương tâm nghề nghiệp - Hình thành và phát triển NC
Thực hành
1. Tổ chức soạn và dạy học một tiết học chuyên môn, qua đó thể hiện được quy trình của hoạt động dạy hoc.
2. Đọc nội dung, pp giảng dạy của GS. Hồ Ngọc Đại

2. Bản chất hoạt động học.

2.1. Khái niệm hoạt động học.

- Phân biệt: học k chủ định và học có chủ định?
* Học một cách ngẫu nhiên (học k chủ định):
- Là việc nắm được tri thức, kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, cũng như các phương thức hành vi khác thông qua việc thực hiện một hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Kết quả của cách học này:
+ Những k.nghiệm lĩnh hội được không trùng hợp với những mục tiêu trực tiếp của chính hoạt động hay h.vi
+ Chỉ lĩnh hội những gì liên quan trực tiếp với các n.cầu, hứng thú, các n.vụ trước mắt, những cái khác thì bỏ qua
+ Chỉ đưa lại cho con người những tri thưc khoa học ngẫu nhiên, rời rạc không hệ thống.
+ Chỉ hình thành những năng lực thực tiễn do kinh nghiệm hàng ngày trực tiếp mang lại.
* Khái niệm Hđ học có chủ định
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị.
-> Khả năng này chỉ được bắt đầu vào lúc 5-6 tuổi. Chỉ có thông qua hoạt động này mới hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học cũng như cấu trúc tương ứng của hoạt động TL, sự phát triển toàn diện nhân cách của người học.
- Các cách thức học: học nhờ trải nghiệm; học theo phương pháp nhà trường và tự học.
2.2. Bản chất của hoạt động học.
2.2.1. Đặc điểm của Hđ học
- Hoạt động học là hoạt động chiếm lĩnh. Hay là Hđ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với tri thức đó. Nghiã là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là đối tượng của hoạt động học.
Hs thực hiện Hđ học cũng chính là chiếm lĩnh tri thức, KN,KX mới. Trong quá trình này, các chức năng TL của HS được vận hành tích cực.
Vd: Hoạt động học toán của trẻ lớp1là trẻ tích cực hoạt động để chiếm lĩnh kỹ năng, kỹ xảo làm toán....
2.2.1. Đặc điểm của Hđ học (tiếp)
- Hoạt động học tập làm thay đổi chính chủ thể. Bằng Hđ học, mỗi chủ thể lĩnh hội được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, do đó phát triển TL người học (phát triển về nhận thức, phẩm chất của nhân cách…). Hoạt động học tạo ra sự biến đổi ở chính người học, hình thành nhân cách HS
Vd: Thông qua môn học đạo đức, hình thành các em những phẩm chất đạo đức tốt -> hình thành nhân cách ở HS…
2.2.1. Đặc điểm của Hđ học (tiếp)
- Hoạt động chủ đạo: cuộc sống con người gồm nhiều Hđ, Hđ học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi HS THCS. Hđ này không chỉ hướng hs lĩnh hội nội dung học tập mà còn lĩnh hội phương thức của chính hoạt động
-> Nhờ đó hs k phải học lỏm, mò mẫm như khi chưa hình thành được hoạt động học, đồng thời có sự phát triển TL của bản thân mình.
2.2.1. Đặc điểm của Hđ học (tiếp)
- Nội dung của Hđ học chính là đối tượng mà hs cần chiếm lĩnh, đó là hệ thống tri thức về các môn học và hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Trong thực tiễn GD, nội dung của hs THCS được thể hiện qua nội dung chương trình từng môn học thuộc khoa học tự nhiên, XH- nhân văn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghệ thuật, đạo đức thì đơn vị kiến thức và kỹ năng mới chỉ là cái đối tượng bám vào chứ chưa phải là đối tượng đích thực. Mà đối tượng đích thực phải là hành động thực tiễn của các em.
Vd: Môn học đạo đức, lối sống, hs hiểu khái niệm thôi chưa đủ mà quan trọng là bản thân các em phải có thái độ hành động phù hợp.
2.2.1. Đặc điểm của Hđ học (tiếp)
- Phương thức học tập chủ đạo, để phân chia các cấp học:
* Bậc tiểu học: phương thức học chủ đạo là:HỌC –TẬP: Chủ yếu thực hành kỹ năng trên cơ sở lý thuyết. Vd: tập đọc, tập viết, tập làm văn…
* Bậc trung học (THSC, THPT): HỌC – HÀNH: Có lý thuyết + kỹ năng thực hành.(cao hơn so với bậc tiểu học
* Bậc đại học: -> Có lý thuyết và kỹ năng nghề nhưng chuyên sâu hơn.
+ Cử nhân: Tự học, tự nghiên cứu KH.
+ Thạc sỹ: Tự học- nghiên cứu KH.
+ Tiến sỹ: Nghiên cứu KH, tự học có người hướng dẫn.
+ TSKH: NCKH độc lập
2.2.2. Các thành phần cấu trúc của hoạt động học.
* Động cơ của hđ học: Chính là nhu cầu được mỗi hs nhận thức, trở thành động lực thôi thúc các em học. Hay là cái mà hs thực hiện hành động học.
-> Nhìn chung ở mỗi học hs đồng thời có nhiều động cơ khác nhau, nhưng chỉ có một động cơ chiếm ưu thế, động cơ đích thực, động cơ chân chính là động cơ xuất phát từ chính đối tượng của Hđ học, từ chính việc lĩnh hội nội dung học, đó cũng là động cơ đúng đắn.
-> Chú ý: trong quá trình DH, gv bao giờ cũng chú ý hình thành cho hs động cơ học tập đúng đắn, đó là động lực thúc đẩy các em thực hiện Hđ học một cách hứng thú và có hiệu quả.
* Nhiệm vụ của hđ học: (hay mục tiêu của từng tiết học)
- Là nội dung cụ thể mà mỗi hs phải thực hiện để có được sản phẩm nhất định.
Chính là đ.vị kiến thức và kỹ năng cụ thể (mục đích), cùng với phương tiện cần thiết tương ứng để hs có thể thực hiện các hành động học bằng hệ thống thao tác tương ứng dể đạt sản phẩm học theo quy định.
Mỗi tiết học, mỗi bài học có thể có nhiều nhiệm vụ, nhiệm vụ học tập khác với nhiệm vụ của các Hđ khác ở chỗ, nhiệm vụ học tập hướng vào việc tạo ra năng lực mới thể hiện ở kết quả học tập.
-> Nhiệm vụ học tập là nhân tố quan trọng của Hđ học tập, k có nó Hđ học k được cụ thể hóa, và như vậy sẽ không thể đạt tới kết quả.
* Hành động học
Là cách diễn ra của hoạt động học (cách thực hiện nhiệm vụ học), gồm:
+ hành động phân tích
+ Hành động mô hình hóa
+ Hành động cụ thể hóa
+ Hành động kiểm tra, đánh giá.
+ Hành động phân tích: Là hành động tiên quyết trong hoạt động lĩnh hội tri thức của HS THCS. Đó là cách tiếp cận tài liệu học gồm nội dung SGK, những thí nghiệm, thực hành tương ứng. Qua đó hs phát hiện được đối tượng cần chiếm lĩnh.
+ Hành động mô hình hóa. Sau khi đã phân tích, hs ghi lại kết quả dưới dạng các ký hiệu, mô hình. Mô hình hóa là quá trình hs xây dựng các mô hình của đối tượng học. Mô hình cũng có thể xem là như đối tượng đã được nhận dạng và ghi chép lại, hay sự diễn đạt logic khái niệm một cách trực quan, nhờ đó khái niệm được chuyển từ bên ngoài vào trí óc hs. QT đó diễn ra theo tiến trình sau:
Đối tượng (khái niệm bên ngoài) ->Mô hình-> Khái niệm (trong đầu)

+ Hành động cụ thể hóa: Chính là khâu Hành trong học hành, hay khâu Luyện tập trong học tập.
+ Hành động kiểm tra, đánh giá: sau khi thực hiện xong thì tiến hành kểm tra lại kết quả xem có đúng với mục đích, yêu cầu ban đầu đã đạtr ra hay k. Từ đó điều chỉnh khác phục kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện để giải quyết nhiệm vụ cụ thê đặt ra.Hành động kiểm tra, đánh giá đúng có thể là động lực thúc đẩy việc học của hs.
- Ngoài ra có thể phân chia thành các hành động như: Hành động định hướng; kiểm tra đầu vào; thực hiện; kiểm tra đánh giá.( theo N.Ph.Ta lưdina).
Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động học ( theo 3 tác giả: A.Ph Tađưina; A.N.Lêonchiev; NHL)
Chủ thể Hđ học (HS, SV...) Đối tượng Hđ học (môn học)
Hđ học(gồm 4 hành động) Động cơ học (Mđ khái quát)

Các hành động học Các mục đíc học
1.Hđ đ.hướng 1. Biết cái cần tìm
2. Kiểm tra đầu vào 2. Tìm cái đã biết
3. Thực hiện 3. Từ cái đã biết -> cái cần tìm
4. Kiểm tra, đánh giá 4. Kiểm tra cái tìm được

Các thao tác Các phương tiện, điều kiện học

Kết quả
Kết quả phía chủ thể: Kết quả phía đối tượng: Thực hiện được mục đích DH - Thay đổi như thế nào? - Phát hiện những kiến thức chưa hoàn thiện


Câu hỏi: Phân biệt bản chất của hoạt động học và hoạt động dạy?
- Đều là Hđ nên có những đặc điểm của hđ nói chung.
- Đều có mục đích cuối cùng nhằm thay đổi người học, hình thành nhân cách, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.
Hoạt động dạy
- Là quá trình tổ chức, điều khiển nhằm truyền đạt tri thức, K.nghiệm, KN, KX đến HS.
- Làm thay đổi chính bản thân người học (hình thành và phát triển nhân cách)
- Đối tượng là hs với hoạt động học của họ.
Hoạt động học
- Là hoạt động nhằm chiếm lĩnh, lĩnh hội mang tính chất tích cực, sáng tạo.
- Hđ học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện.

- Đối tượng là tri thức, KN,KX…
2.3. Hình thành hoạt động học.
TH: Một em HS lớp 1 rất ngại học, em rất sợ phải đến trường, Là giáo viên bạn giúp đỡ em HS đó như thế nào để em tích cực đi học?
- Xây dụng tình huống trên? Tiến hành tác động trực tiếp đến hs từ đó rút ra muốn hình thành họat động học cho HS cần hình thành những gì?
2.3.1. Hình thành động cơ học tập.
(học để biết, để làm, để tồn tại và để chung sống).
- Động cơ học của HS được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, giá trị chuẩn mực,…mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ.
- Có 2 loại động cơ: động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ bên trong) và động cơ quan hệ xã hội (động cơ bên ngoài).
2.3.1. Hình thành động cơ học tập.
+ Động cơ bên trong: là do sự hấp dẫn, lôi cuốn của của bản thân tri thức, cũng như phương pháp giành lấy tri thức đó.. Mỗi lần giành được cái mới ở đối tượng học thì các em cảm thấy nguyện vọng hoàn thiện tri thức của mình được thỏa mãn một phần.
Trong trường hợp này nguyện vọng hoàn thiện tri thức hiện thân ở đối tượng học. Do đó, gọi là “động cơ hoàn thiện tri thức”.
- Nhận xét: Loại động cơ này thường không xuất hiện những xung đột bên trong. Chủ thể hiatj động học tập thường không có những căng thẳng tâm lý. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này là tối ưu theo quan điểm sư phạm.
+ Động cơ bên ngoài- thuộc loại động cơ quan hệ xh (học để làm, để phục vụ xã hội, để chung sống): HS say sưa học tập nhưng vì sức hấp dẫn, lôi cuốn của một “cái khác” ở ngoài mục đích trực tiếp của việc học tập. Những cái đó lại chỉ đạt được trong điều kiện các em chiễm lĩnh được tri thức khoa học.
Vd: thưởng và phạt, đe dọa hay yêu cầu, thi đua hay áp lực…
- Trong trường hợp này, những mỗi quan hệ xh của cá nhân được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học tập. do vậy gọi là động cơ quan hệ xh.

Mối quan hệ 2 loại động cơ
Hai loại động cơ này tương ứng với nhau. Cả 2 loại động cơ này đều được hình thành ở HS, chúng làm thành một hệ thống được sắp xếp theo thứ bậc. Trong những điều kiện, hoàn cảnh nào đó thì động cơ nào được được hình thành mạnh mẽ hơn, nổi lên hàng đầu và chiếm địa vị ưu thế trong thứ bậc của hệ thống các động cơ.
+ Làm thế nào để động cơ hóa hoạt động học tập? Động cơ học tập k co sẵn cũng k thể áp đặt, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập dưới sự tổ chức, điều khiển của người thầy….
2.3.2. Hình thành mục đích học tập.
- MĐ được hình thành dần dần trong quá trình diễn ra hành động. M.đích chỉ thực sự có khi chủ thể bắt tay vào h.động,(khác với con vật). Thực ra ban đầu chưa phải là mục đích, nó mới chỉ là biểu tượng đầu tiên về m.đích đó, do trí tưởng tượng tạo ra để định hướng cho h.động.
- Thông qua từng hành động học tập, hs chiếm lĩnh từng mđ bộ phận, riêng rẽ và dần dần chiếm lĩnh toàn bộ đối tượng. Vậy, mỗi k.niệm của môn học thể hiện trong từng tiết, từng bài là mục đích của hoạt động học tập.
- Mục đích chỉ được hình thành khi chủ thể bắt tay vào hành động học tập. Lúc đó chủ thể thâm nhập vào đối tượng, n.dung của mục đích ngày càng được hiện hình, lại càng định hướng cho hành động và nhờ đó chủ thể chiếm lĩnh được tri thức mới, n.lực mới.
2.3.3. Hình thành hành động học tập.

Qúa trình tạo ra sự phát triển Tâm lý của chủ thể học tập chỉ có thể được thông qua các hành động học tập. Để làm sáng tỏ sự hình thành hành động học tập cần làm rõ các nội dung sau:
Hình thức tồn tại khái niệm
Hình thức tồn tại khái niệm
+ Hỡnh th?c v?t ch?t: ? dõy khỏi ni?m du?c khỏch quan húa, trỳ ng? trờn cỏc v?t ch?t hay v?t thay th?. Vd: Khỏi ni?m viờn ph?n: l�m b?ng th?ch cao.
Hình thức “mã hóa”: trong trường hợp này logic của khái niệm chuyển vào trú ngụ ở một vật liệu khác (kí hiệu, mô hình, sơ đồ, lời nói…).
Vd: “viên phấn”…
Hình thức tinh thần: cư ngụ trong tâm lý cá thể.
- Hình thức hành động học tập: có 3 hình thức (ứng với 3 hình thức tồn tại của khái niệm).
+ Hình thức hành động vật chất trên vật thật.(hay vật thay thế): chủ thể dùng những thao tác chân tay để tháo lắp, chuyển dời, sắp xếp…vật thật. Chính trong q.trình này làm cho logic k.niệm vốn trú ngụ trên vật thật được bộc lộ ra ngoài.(loại này cần cho trẻ nhỏ).
+ Hình thức hành động với lời nói và các hình thức “mã hóa” khác. Mục đích của hình thức này là dùng lời nói cũng như các hình thức mã hóa khác để chuyển logic của khái niệm đã phát hiện ở hành động vật chất vào trong tâm lý chủ thể hành động.
+ Hình thức hành động tinh thần. Đến đây logic của khái niệm được chuyển hẳn vào trong (tâm lý).
Vậy thông qua 3 hình thức trên của hành động học tập, cái vật chất đã chuyển thành cái tinh thần, cái bên ngoài thành cái bên trong tâm lý con người.
- Các hành động học tập: hđ p. tích; hđ mô hình hóa; hđ cụ thể hóa.
+ Hđ phân tích: Nhằm phát hiện ra nguồn gốc xuất phát của khái niệm cũng như cấu tạo logic của nó. Là phương tiện quan trọng nhất để đi sâu vào đối tượng.
Phân tích cũng diễn ra ở 3 hình thức của hành động: phân tích vật chất; phân tích dựa trên lời nói; phân tích tích tinh thần.
+ Hđ mô hình hóa: giúp diễn đạt logic một cách trực quan. Có thể xem mô hình như cái “cầu nối” giữa cái v.chất và t.thần.
Trong dạy học thường dung 3 loại mô hình sau:
* Mô hình gần giống vật thật.
* Mô hình tượng trưng. Vd: dùng sơ đồ đoạn thẳng để mô tả quan hệ toán hoc.
* Mô hình “mã hóa” hoàn toàn. Đó là những công thức hay kí hiệu. Vd: F = ma: xác định gia tốc của một vật có khối lượng đã cho dưới tác dụng của một lực, do định luật 2 Newton.

+ Hành động cụ thể hóa: giúp học sinh vận dụng phương thức hành động chung vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể trong cùng một lĩnh vực.
Trong dạy học, 3 hành động nêu trên được hình thành và phát triển chính trong quá trình hình thành khái niệm. Ban đầu nó chính là đối tượng lĩnh hội, sau khi hình thành nó trở thành công cụ, phương tiện học tập và góp phần quyết định chất lượng học tập.
Bài tập

Câu 1: Bản chất của Hđ day?, hđ học tập, nêu mối quan hệ giữa hai hoạt động này?
Câu 2. Phân tích sự hình thành hoạt động học tập?
Chương 3. Sự hình thành khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo


Yêu cầu: SV đọc giáo trình và khai thác những vấn đề chính trong nội dung đó?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)