GD HN: lịch sử các học thuyết kinh tế

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: GD HN: lịch sử các học thuyết kinh tế thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Chương 6
Học thuyết kinh tế CNXH không tưởng thế kỷ XIX
I. Hoàn cảnh ra đời:

Năm 1848 cách mạng tư sản Pháp thành công, cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ tại các nước Tây Âu vào giữa thế kỷ XVIII đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Xã hội phân chia giai cấp rõ rệt. Xuất hiện đấu tranh giai cấp, ngày một có ý thức và tổ chức hơn

Các ý tưởng về CNXH đã manh nha từ thế kỷ XVI, nhưng đến đầu thế kỷ XIX, các tư tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng mới phát triển đầy đủ. Do phong trào công nhân chưa phát triển toàn diện nên việc chống lại ách áp bức, bóc lột của CNTB chỉ biểu hiện ra dưới hình thức mơ ước về một xã hội tương lai tươi đẹp mà thôi.
II. Đặc điểm chung:

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại chế độ tư bản và tìm đường xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
Họ phê phán CNTB theo quan điểm kinh tế chứ không theo quan điểm luân lý, đạo đức. Chỉ rõ CNTB là một giai đoạn của lịch sử, chưa phải là chế độ tốt đẹp nhất của loài người.
Vạch rõ mâu thuẫn của CNTB, sự kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển và cần thay thế bằng xã hội mới.
Tuy nhiên con đường đề xuất xây dựng xã hội mới chỉ có tính không tưởng do họ chưa thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, vai trò của quần chúng nhân dân.
@. Quan điểm kinh tế của Saint Simon


1/ Vài nét về Saint Simon (1760 – 1825):
- Là nhà văn Pháp nổi tiếng, có kiến thức sâu rộng. Ông cho rằng: “Tất cả đời tôi tóm tắt trong một ý nghĩa duy nhất; đảm bảo cho mọi người phát triển năng khiếu tự do nhất”
2/ Những quan điểm kinh tế của Saint Simon

Lý luận về duy vật lịch sử:
_ Khẳng định lịch sử thay thế lẫn nhau giữa các giai đoạn khác nhau, song lại gắn bó với quá trình nhận thức của con người.
_ Không phân tích đúng động lực thực sự của tiến bộ xã hội: coi động lực tiến bộ của xã hội là đạo đức của con người
2/ Những quan điểm kinh tế của Saint Simon

Phê phán chủ nghĩa tư bản nhưng không chống lại CNTB triệt để
Đề cao vai trò của “nhà công nghiệp”. Phân chia xã hội thành ba giai cấp: nông gia, nhà công nghiệp và giai cấp không sinh lợi (quý tộc, thầy tu…)
2/ Những quan điểm kinh tế của Saint Simon

Dự án về xã hội tương lai:
Chế độ tương lai là hệ thống công nghiệp mới, trong đó nguyên tắc là: “mỗi người làm theo năng lực, mỗi năng lực sẽ được trả công theo lao động”
Không còn tình trạng bóc lột giữa người với người. Khoa học tiến bộ sẽ giúp con người làm chủ tự nhiên
Tương lai sẽ không còn Nhà nước, chính quyền sẽ được chuyển vào tay các nhà công nghiệp và các nhà bác học
Con đường cải tạo xã hội: biện pháp tinh thần, giáo dục đạo đức cho mọi người, chứ không nhằm vào việc cải tạo các cơ sở kinh tế.
@ Quan điểm kinh tế của Charles Fourier:

1/ Vài nét về Fourier: (1771 – 1832)

Làm việc trong hãng buôn
Tích cực nghiên cứu kinh tế chính trị học, viết báo
2/ Những quan điểm kinh tế của Saint Simon
Quan điểm kinh tế của Fourier:
Phê phán chủ nghĩa tư bản:
CNTB đã phung phí lao động, hình thành đội quân những người không sản xuất
Thương nghiệp TBCN là ăn cắp, lừa dối, đầu cơ nâng giá
Sự vô chính phủ trong sản xuất dẫn đến cạnh tranh tự do, là mầm mống của khủng hoảng cũng như sự bần cùng của người lao động
Tập trung sản xuất cao sẽ đẻ ra độc quyền tư bản, thay thế cạnh tranh tự do
2/ Những quan điểm kinh tế của Saint Simon
Dự án xã hội tương lai:
Mong muốn xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, loại trừ tệ nạn xã hội, chế độ mới sẽ dựa trên nền sản xuất tập thể - hiệp hội sản xuất.
Lý thuyết “lao động hấp dẫn”: dưới chủ nghĩa xã hội, lao động không những là một sự cần thiết mà còn là nhu cầu của con người. Con người lao động là vì thích thú, nên cần tạo điều kiện cho họ tự do chọn lựa, di chuyển công việc
Coi nông nghiệp là cơ sở của nền sản xuất xã hội, chứ không phải là công nghiệp
Nâng cao năng suất lao động và sự hăng say lao động của con người mới trong xã hội mới, từ đó mới có khả năng xóa bỏ nhà nước, quân đội, cảnh sát…
@ Quan điểm kinh tế của Robert Owen

1/ Giới thiệu Robert Owen (1771 – 1858):
Robert Owen (1771 – 1858) là nhà CNXH không tưởng tại Anh.
Phần nào thấy được sức mạnh của công nhân và tham gia vào công nhân
Owen là nhà hoạt động thực tiễn và có tài tổ chức.
@ Quan điểm kinh tế của Robert Owen
2/ Quan điểm kinh tế của Owen:
_ Phê phán CNTB, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối, nơi các kẻ trung gian làm tăng chi phí. Ông đề cao trao đổi bằng hiện vật trực tiếp.
@ Quan điểm kinh tế của Robert Owen
_ Dự án về xã hội tương lai:
Cơ sở của chế độ sở hữa công cộng trong xã hội tương lai là “tiền lao động” và “trao đổi công bằng”, điều kiện cho việc thực hiện chế độ này là sự dồi dào về sản phẩm.
“Tiền lao động” là phiếu chứng nhận lao động chi phí vào việc sản xuất hàng hóa, từ đó người lao động nhận được những thứ hàng hóa mà họ cần cho tiêu dùng.
Phủ nhận dùng bạo lực để thủ tiêu chế độ tư hữu
Owen xây dựng các mô hình xí nghiệp có tính chất XHCN, xây dựng thị trường công bằng và “tiền lao động” nhưng thất bại

III. Đánh giá chung:

1/ Tiến bộ:
Phê phán CNTB một cách mạnh mẽ, quyết liệt, xuất phát từ lĩnh vực kinh tế. Họ vạch rõ tính chất tạm thời trong lịch sử của CNTB, chống lại những quan điểm cho rằng CNTB tồn tại vĩnh viễn.
Đã có những phỏng đoán về xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai là hoàn toàn tốt đẹp
Để đi đến thiết lập một chế độ xã hội mới, họ đã phát hiện được cần phải xóa bỏ dần (Fourier) đi đến xóa bỏ hẳn (Owen) chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
III. Đánh giá chung:
2/ Hạn chế:
Chưa tìm được lối thoát thật sự, còn nằm trong vòng bế tắc, vì không phát hiện được những quy luật kinh tế khách quan vận động trong nền sản xuất TBCN, không vạch ra được con đường đi lên CNXH
Chưa thấy được vai trò của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động
Chủ trương xây dựng xã hội mới bằng con đường không tưởng như tuyên truyền, chờ mong vào lòng từ thiện của nhà tư bản, coi tư tưởng về CNXH là tôn giáo mới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)