GD HN: Kinh tế đối ngoại
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: GD HN: Kinh tế đối ngoại thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Kinh tế thế giới - kinh tế đối ngoại của Việt Nam và ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế
(27/04/2004)
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gần đây, công tác ngoại giao phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế đang đứng trước những nhiệm vụ cụ thể không thể thoái thác.
Sau thời kỳ tăng trưởng nhanh trong thập kỷ 90 (tốc độ đạt 3 – 4,5% năm), nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn trì trệ và nhiều bất ổn do những tác động về an ninh, chính trị phức tạp như sự kiện 11/9, cuộc chiến tại Ap-gan-nistan, cuộc chiến Iraq, bệnh dịch SARS. Bên cạnh đó, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán công nghệ cao, thất bại của vòng đàm phán Cancun, sự suy giảm của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm trở lại đây giảm sút. Năm 2001 mức tăng trưởng thấp nhất (1,9%). Năm 2002 là 2,8%. Năm 2003 khoảng 3,2%.
1. Kinh tế thế giới trong thời gian gần đây
1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới.
Kinh tế Mỹ chiếm 30,5% GDP của thế giới, 25% buôn bán quốc tế, 46% thị trường cổ phiếu và đóng góp 40% tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong suốt hơn 9 năm (1991-2000), kinh tế Mỹ tăng trưởng cao, liên tục và ổn định ở mức 2-4% và đạt mức kỷ lục 5,2% vào năm 2000. Lần đầu tiên kể từ năm 1969, Mỹ có thặng dư ngân sách và duy trì trong 3 năm liên tục (1998-2000), cao nhất đạt 237 tỷ USD vào năm 2000. Tỷ lệ lạm phát thấp, trung bình 2%/năm (10 năm trước là 3,7%). Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, trung bình là 5,3% trong 10 năm. Chỉ trong 10 năm, năng suất lao động tăng gấp đôi, từ 1,5%/năm lên 3%/năm. Nhưng từ khi Bush lên cầm quyền, kinh tế Mỹ bắt đầu trì trệ và khó khăn, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001. Tốc độ tăng trưởng năm 2002 đạt 2,2% (2001 là 1,1%), thất nghiệp cao (5,9%); thâm hụt thương mại ở mức cao kỷ lục (khoảng 420 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2001); ngân sách thâm hụt 159 tỷ USD do chương trình cắt giảm thuế lớn (1350 tỷ USD trong 11 năm từ 2002).
Các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ nhằm phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được thực hiện : (i) duy trì lãi suất thấp nhất trong vòng 50 năm qua (1%); (ii) tăng đầu tư công cộng, nhất là chi tiêu quốc phòng; (iii) giảm giá đồng Đô La để thúc đẩy xuất khẩu ; (iv) tình trạng thâm hụt kép (cán cân thương mại và ngân sách).
Kinh tế các nước EU dần phục hồi những năm cuối thập kỷ 90. Nhưng trong mấy năm gần đây lại tiếp tục trì trệ; chỉ đạt 1,1% vào năm 2002, trong đó khu vực đồng euro tăng 0,75%. Kinh tế Đức, Pháp và Italia đều gặp khó khăn: tốc độ tăng trưởng giảm, thâm hụt ngân sách tăng vượt quá 3% GDP (Đức, Pháp), tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao (hơn 10% ở Đức và 9,3% ở Pháp), sản lượng công nghiệp giảm và đang có xu hướng giảm phát. Nếu vượt qua khó khăn ngắn hạn, sức mạnh của cả khối được tăng cường (đồng EURO mạnh lên, kỳ luật tài chính được duy trì, việc mở rộng Liên minh…) sẽ tạo động lực phát triển mới.
Kinh tế Nhật Bản suy thoái từ cuối những năm 1980. Riêng thập kỷ 90, Nhật Bản đã 3 lần suy thoái. Kinh tế tăng trưởng chỉ khoảng 0,5% - 1%/ năm, thất nghiệp gia tăng cao, giảm phát, tổng cầu nội địa thấp. Tổng số nợ khó đòi của 15 ngân hàng lớn nhất nước lên tới 395 tỷ USD (bằng 10% GDP), nợ của Chính phủ Nhật lên đến 140% GDP so với 62% của năm 1992. Các lĩnh vực được bảo hộ như tài chính, dịch vụ, nông nghiệp có sức cạnh tranh thấp; xếp hạng cạnh tranh chung của kinh tế Nhật ngày càng giảm. Năm 2003, kinh tế Nhật qua thời kỳ khó khăn nhất, tăng trưởng trên 1%. Xuất khẩu và dự trữ ngoại tệ tăng.
- Kinh tế các nước đang phát triển. Nhờ sự tăng trưởng cao và liên tục từ thập kỷ 60 đến giữa những năm 90, kinh tế Đông á đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới ( tăng trung bình 5-6%/năm). Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á 1997 -1998 khiến
(27/04/2004)
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gần đây, công tác ngoại giao phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế đang đứng trước những nhiệm vụ cụ thể không thể thoái thác.
Sau thời kỳ tăng trưởng nhanh trong thập kỷ 90 (tốc độ đạt 3 – 4,5% năm), nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn trì trệ và nhiều bất ổn do những tác động về an ninh, chính trị phức tạp như sự kiện 11/9, cuộc chiến tại Ap-gan-nistan, cuộc chiến Iraq, bệnh dịch SARS. Bên cạnh đó, sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán công nghệ cao, thất bại của vòng đàm phán Cancun, sự suy giảm của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm trở lại đây giảm sút. Năm 2001 mức tăng trưởng thấp nhất (1,9%). Năm 2002 là 2,8%. Năm 2003 khoảng 3,2%.
1. Kinh tế thế giới trong thời gian gần đây
1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới.
Kinh tế Mỹ chiếm 30,5% GDP của thế giới, 25% buôn bán quốc tế, 46% thị trường cổ phiếu và đóng góp 40% tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong suốt hơn 9 năm (1991-2000), kinh tế Mỹ tăng trưởng cao, liên tục và ổn định ở mức 2-4% và đạt mức kỷ lục 5,2% vào năm 2000. Lần đầu tiên kể từ năm 1969, Mỹ có thặng dư ngân sách và duy trì trong 3 năm liên tục (1998-2000), cao nhất đạt 237 tỷ USD vào năm 2000. Tỷ lệ lạm phát thấp, trung bình 2%/năm (10 năm trước là 3,7%). Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, trung bình là 5,3% trong 10 năm. Chỉ trong 10 năm, năng suất lao động tăng gấp đôi, từ 1,5%/năm lên 3%/năm. Nhưng từ khi Bush lên cầm quyền, kinh tế Mỹ bắt đầu trì trệ và khó khăn, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001. Tốc độ tăng trưởng năm 2002 đạt 2,2% (2001 là 1,1%), thất nghiệp cao (5,9%); thâm hụt thương mại ở mức cao kỷ lục (khoảng 420 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2001); ngân sách thâm hụt 159 tỷ USD do chương trình cắt giảm thuế lớn (1350 tỷ USD trong 11 năm từ 2002).
Các chính sách nới lỏng tài chính tiền tệ nhằm phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được thực hiện : (i) duy trì lãi suất thấp nhất trong vòng 50 năm qua (1%); (ii) tăng đầu tư công cộng, nhất là chi tiêu quốc phòng; (iii) giảm giá đồng Đô La để thúc đẩy xuất khẩu ; (iv) tình trạng thâm hụt kép (cán cân thương mại và ngân sách).
Kinh tế các nước EU dần phục hồi những năm cuối thập kỷ 90. Nhưng trong mấy năm gần đây lại tiếp tục trì trệ; chỉ đạt 1,1% vào năm 2002, trong đó khu vực đồng euro tăng 0,75%. Kinh tế Đức, Pháp và Italia đều gặp khó khăn: tốc độ tăng trưởng giảm, thâm hụt ngân sách tăng vượt quá 3% GDP (Đức, Pháp), tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao (hơn 10% ở Đức và 9,3% ở Pháp), sản lượng công nghiệp giảm và đang có xu hướng giảm phát. Nếu vượt qua khó khăn ngắn hạn, sức mạnh của cả khối được tăng cường (đồng EURO mạnh lên, kỳ luật tài chính được duy trì, việc mở rộng Liên minh…) sẽ tạo động lực phát triển mới.
Kinh tế Nhật Bản suy thoái từ cuối những năm 1980. Riêng thập kỷ 90, Nhật Bản đã 3 lần suy thoái. Kinh tế tăng trưởng chỉ khoảng 0,5% - 1%/ năm, thất nghiệp gia tăng cao, giảm phát, tổng cầu nội địa thấp. Tổng số nợ khó đòi của 15 ngân hàng lớn nhất nước lên tới 395 tỷ USD (bằng 10% GDP), nợ của Chính phủ Nhật lên đến 140% GDP so với 62% của năm 1992. Các lĩnh vực được bảo hộ như tài chính, dịch vụ, nông nghiệp có sức cạnh tranh thấp; xếp hạng cạnh tranh chung của kinh tế Nhật ngày càng giảm. Năm 2003, kinh tế Nhật qua thời kỳ khó khăn nhất, tăng trưởng trên 1%. Xuất khẩu và dự trữ ngoại tệ tăng.
- Kinh tế các nước đang phát triển. Nhờ sự tăng trưởng cao và liên tục từ thập kỷ 60 đến giữa những năm 90, kinh tế Đông á đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới ( tăng trung bình 5-6%/năm). Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á 1997 -1998 khiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)