GD HN: Hành chính so sánh

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: GD HN: Hành chính so sánh thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:


Môn: Hành chính so sánh
( : http://www.hanhchinh.com.vn/forum/forum.php ).

I.CÁC PHÁT TRIỂN
1 Vương quốc Anh:
Vương quốc Anh là quốc gia quân chủ lập hiến ở Châu Âu với dân số là 59,6 triệu người và diện tích là 241.752 km2. Nữ hoàng Anh là người đứng đầu nhà nước về mặt danh nghĩa. Nghị viện gồm hai viện là Thượng viện gồm các nghị viên thừa kế theo dòng tộc, Hạ viện gồm 659 nghị viên. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và có quyền bổ nhiệm nội các gồm các thành viên từ Thượng viện hoặc Hạ viện. Hiện tại ở trung ương có 12 bộ chủ yếu chịu trách nhiệm về các vấn đề mang tính chính sách.
Vương quốc Anh là tập hợp của bốn nước: Anh, Xcốt-len, Bắc Ai-len và xứ Uên. Tại Xcốt-len, Bắc Ai-len và xứ Uên, hệ thống chính quyền địa phương là một cấp, nghĩa là một cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm cung cấp mọi dịch vụ trên địa bàn. Tại Anh, hệ thống chính quyền địa phương có thể một cấp hoặc hai cấp. ở các thành phố lớn thì chính quyền địa phương theo một cấp, còn tại nông thôn thì chính quyền địa phương theo hai cấp là cấp hạt (county – tương đương tỉnh), và cấp quận. Tuy nhiên, có sự phân công rất rõ ràng về lại hình dịch vụ mỗi cấp cung ứng. Hội đồng hạt thì chịu trách nhiệm về những dịch vụ có phạm vi rộng và có tính chiến lược như giao thông, tài nguyên, đường xá, xử lý rác thải v.v. Hội đồng quận thì chủ yếu chịu trách nhiệm về các dịch vụ trực tiếp trên địa bàn như môi trường, nhà ở, và th gom rác. Riềng một số công trình phúc lợi như viện bảo tàng, phòng trưng bày và công viên thì cả hai cấp hội đồng cùng chia sẻ trách nhiệm. Ngoài ra, dù không thành một cấp, song ở một số địa phận có hội đồng xã (parish).
Hiện nay công vụ nước Anh bao gồm khoảng 370 nghìn công chức (con số này là kết quả của những nỗ lực cải cách công vụ trong thập kỷ 1980 thời bà Thatcher làm Thủ tướng, đã tinh giản từ hơn 700 nghìn công chức trước đó), làm việc tại các Bộ ở trung ương, những người làm việc tại các cấp chính quyền địa phương không được xem là công chức. Jim Cordell đã khái quát các đặc điểm chính của nền công vụ Vương quốc Anh hiện nay là: (a) Tính thường nhiệm với đại đa số các công chức làm việc theo chế độ chức nghiệp; (b) Tính trung lập và vô nhân xưng1 đối với đảng phái chính trị để có thể phục vụ cho bất kỳ đảng cầm quyền nào; và (c) cơ cấu theo hệ thứ bậc với chức vụ Thư ký thường trực là người đứng đầu công vụ tại mỗi Bộ. Có nhiều cấp và hạng khác nhau trong công vụ, song có thể chia thành ba nhóm chính là: Các nhóm phục vụ làm việc tại các bộ khác nhau, mỗi nhóm có thang bảng lương riêng và yêu cầu riêng về trình độ chuyên môn khi vào làm trong công vụ; Các nhóm chuyên gia, kỹ thuật; và Các ngạch riêng của mỗi Bộ như thanh tra thuế, hải quan, giám ngục và nhân viên xuất nhập cảnh2.
Từ đó đến nay, hệ thống công vụ và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)